Vỡ đường ống nước sông Đà: điếc không sợ súng?

(Kiến Thức) - Đường ống nước sông Đà (Hà Nội) liên tục bị vỡ. Lần nào vỡ người ta cũng bảo cùng một nguyên nhân. Đã biết bệnh nhưng vì sao lại không chữa, chẳng lẽ bệnh nan y?

Mỗi khi đường ống nước vỡ, để hàng ngàn hộ dân mất nước là vấn đề rất khó hiểu.
Mỗi khi đường ống nước vỡ, để hàng ngàn hộ dân mất nước là vấn đề rất khó hiểu. 
Từ tháng 4/2012 đến nay, đây là lần thứ 6 đường ống nước Sông Đà bị vỡ, gây ảnh hưởng sinh hoạt của 70.000 hộ dân thuộc các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai... Cả 6 lần xảy ra sự cố, lãnh đạo Công ty nước sạch Sông Đà cho rằng, nguyên nhân có thể do nền đất yếu và do tác động của xe cộ qua lại đại lộ Thăng Long. 
GS.TSKH Trần Hữu Uyển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường cho rằng, ông không hiểu vì sao người ta lại dùng loại ống đó để cấp nước sạch, trong khi ở các nước khác, loại ống nhựa này chỉ dùng để dẫn nước thải, thoát nước. Không ai biết loại nhựa dẻo ấy khi dùng để cấp nước thì ảnh hưởng đến sức khoẻ thế nào. 
Về nguyên tắc, trước khi đưa vào sử dụng loại ống này thì phải xin phép Bộ Y tế kiểm định an toàn về sức khoẻ mới được dùng, không biết họ có làm không? "Thật đúng là "Điếc không sợ súng", chỉ có ở Việt Nam mới thế", GS.TSKH Trần Hữu Uyển than thở.
Theo GS.TSKH Trần Hữu Uyển, một điều khó hiểu là vì sao người ta lại chôn ống dẫn nước ở độ sâu tận 10m, trong khi về nguyên tắc chỉ chôn ống nước sâu tối thiểu là 1m, tối đa là 2m. Việc chôn quá sâu như vậy nó dẫn đến áp lực đất đè nặng xuống, xe cộ lưu thông qua lại thì ống nước khó mà chịu được. Bình thường khi có nước, ống nước không rỗng thì áp lực từ đất đè xuống không cao, nhưng khi đường ống không dẫn nước hoặc dẫn ít nước, áp lực này sẽ đè xuống, ống vỡ là đương nhiên. Đấy là chưa kể đến những tiêu cực trong quá trình thi công, thăm dò địa chất, vấn đề vận hành...
Mỗi khi đường ống nước vỡ, để hàng ngàn hộ dân mất nước là vấn đề rất khó hiểu. Vì với quy mô của đường ống nước sông Đà, về nguyên tắc người ta phải thiết kế hai đường ống song song. Khi đường ống chính gặp sự cố thì đường ống phụ vẫn đảm bảo cung cấp được 50% lượng nước so với đường ống chính. "Có lẽ đơn vị kinh doanh chỉ cần biết bán nước lấy tiền, không quan tâm đến chất lượng nên họ không để ý những điều này. Tôi đề nghị phải nâng ngay hệ thống đường ống này lên", GS.TSKH Trần Hữu Uyển nhấn mạnh.
Công ty nước sạch Sông Đà có nghe thấy?

Vỡ đường ống, 70.000 hộ dân Hà Nội mất nước sạch

(Kiến Thức) - Theo Công ty CP nước sạch Vinaconex, đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà về Hà Nội bị vỡ, ảnh hưởng đến nguồn nước của khoảng 70.000 hộ dân.

Ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex – cho biết: “Vào khoảng 16h40 ngày 4/1 tại km 22+660, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch từ Sông Đà về Hà Nội".
Vỡ đường ống nước sạch ở đại lộ Thăng Long đoạn địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội ngày 21/11/2013.
Vỡ đường ống nước sạch ở đại lộ Thăng Long đoạn địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội ngày 21/11/2013.

Tòa án đề nghị y án tử, Dương Chí Dũng một mực xin tha chết

Hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn bị đề nghị y án tử hình như cấp sơ thẩm đã tuyên. Ngày 7/5, tòa sẽ tuyên án.

Sau phần xét hỏi, đại diện VKS giữ nguyên quan điểm vì phần xét hỏi thêm không xuất hiện tình tiết mới có thể thay đổi nội dung vụ án. Theo đó, hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn bị đề nghị y án tử hình như cấp sơ thẩm đã tuyên. Ngày 7/5, tòa sẽ tuyên án.
Sáng 29/4, sau khi nghiên cứu những tài liệu do tòa cung cấp vào chiều 28/4, các luật sư đã có rất nhiều ý kiến khác nhau.

Những vụ “trảm tướng” gây xôn xao dư luận

Việc Bộ trưởng Đinh La Thăng "trảm nóng" Cục trưởng Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng vì những phát ngôn thiếu trách nhiệm đang gây xôn xao dư luận...

Cục trưởng Đường sắt bị đình chỉ vì phát ngôn "sốc"

Ngày 25/4, Bộ trưởng Đinh La Thăng quyết định đình chỉ chức vụ Cục trưởng Đường sắt của ông Nguyễn Hữu Thắng vì những phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông của ông Thắng đã gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng uy tín của ngành giao thông vận tải.

Đó là những phát ngôn trước đó - vào ngày 23/4/14, trả lời Tiền Phong về việc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội giá hơn 300 triệu USD, Cục trưởng Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng nói: "Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội 2 lần khởi công, nhưng đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên".

Ông Nguyễn Hữu Thắng vừa bị Bộ trưởng Đinh La Thăng đình chỉ chức Cục trưởng Cục Đường sắt. Ảnh: Nguoiduatin
Ông Nguyễn Hữu Thắng vừa bị Bộ trưởng Đinh La Thăng đình chỉ chức Cục trưởng Cục Đường sắt. Ảnh: Nguoiduatin 
Bộ trưởng Đinh La Thăng giao ông Trần Phi Thường - Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam - phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam trong thời gian ông Nguyễn Hữu Thắng bị đình chỉ.

Dự án Cát Linh - Hà Đông được bộ giao Cục Đường sắt Việt Nam làm Chủ đầu tư, Tổng công ty Tư vấn và Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) là tư vấn thiết kế, Tổng thầu EPC là Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.

Được triển khai năm 2008 với tổng đầu tư hơn 552 triệu USD, tuyến đường sắt đô thị đã hoàn thành mặt bằng 10km trong tổng chiều dài 13km. Theo kế hoạch mới nhất, tuyến đường sẽ đi vào hoạt động năm 2015 - chậm tiến độ 2 năm, đồng thời đội chi phí lên hơn 60% so với dự toán ban đầu.

Ban quản lý dự án đường sắt lý giải, quá trình thực hiện có một số hạng mục phải bổ sung, phát sinh và điều chỉnh. Việc chậm giải phóng mặt bằng làm thời gian thực hiện dự án kéo dài và tăng chi phí lớn. Tổng cộng, dự án tàu điện Cát Linh - Hà Đông đã được Bộ Giao thông - Vận tải kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh mức đầu tư từ 552 triệu USD lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD.

Tướng Chung "trảm" phó trưởng CA phường ngay tại hội nghị

Sáng 16/1/2014, tại Hội nghị sơ kết 1 tháng thực hiện cao điểm tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo vệ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ - 2014, đại tá Dương Văn Giáp -Trưởng phòng Cảnh sát hình sự - báo cáo về các thủ đoạn phạm tội mới. Trong đó, có vụ kéo đổ cây ATM của Ngân hàng Maritime Bank để trộm tiền trong két vào rạng sáng 10.1 tại số 187 Giảng Võ, quận Ba Đình.

Cây ATM của của Maritime Bank ở 187 Giảng Võ, quận Ba Đình bị phá tan tành, lấy hết tiền. Ảnh: Tiền Phong
 Cây ATM của của Maritime Bank ở 187 Giảng Võ, quận Ba Đình bị phá tan tành, lấy hết tiền. Ảnh: Tiền Phong 
Trong đêm xảy ra vụ trộm, một người dân đã nhìn thấy hành vi trên và đến Công an phường Giảng Võ để báo cáo, nhưng phường đã không báo cáo sự việc nên gây khó khăn trong quá trình điều tra.

Trước lỗi nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác tội phạm trong vụ ATM, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Trưởng Công an quận Ba Đình điều chuyển ông Đinh Bá Pha - Phó Công an phường Giảng Võ - về Đội thi hành án.

Bộ trưởng Đinh La Thăng “trảm tướng” ngay tại công trường

Ngày 4/10/2011, sau khi thị sát thực trạng xây dựng công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, Bộ trưởng Thăng đã thay ngay tổng chỉ huy công trình.

Bộ trưởng Thăng chỉ đạo thay "tướng" tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: Vnmedia
Bộ trưởng Thăng chỉ đạo thay "tướng" tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: Vnmedia 
Theo kế hoạch, lẽ ra nhà ga phải đưa vào khai thác từ quý I/2010, nhưng việc thi công hết sức ì ạch khiến dự án chậm tiến độ gần hai năm. Sau khi yêu cầu BQL dự án và Tổng công ty Cảng HK Miền Trung phải kiểm điểm vì để xảy ra tình trạng trì trệ mà không có biện pháp xử lý, ông lập tức gọi điện cho Tổng Giám đốc Tổng công ty HK Miền Nam, yêu cầu ngay trong trưa hôm đó điều động một cán bộ có năng lực, từng tham gia điều hành thành công dự án xây dựng nhà ga hành khách sân bay Cần Thơ ra tăng cường cho sân bay Đà Nẵng.

Cuối ngày, Bộ trưởng Đinh La Thăng chính thức tuyên bố ông Đỗ Tất Bình - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Cảng HK Miền Nam - sẽ thay ông Đặng Hồng Cương (Trưởng BQL dự án xây dựng nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng) làm tổng chỉ huy, toàn quyền điều hành toàn bộ công việc từ ngày 5/10/2011. Chính ông sẽ chịu trách nhiệm về mọi quyết định của ông Bình đối với dự án này.