Tòa án đề nghị y án tử, Dương Chí Dũng một mực xin tha chết

Hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn bị đề nghị y án tử hình như cấp sơ thẩm đã tuyên. Ngày 7/5, tòa sẽ tuyên án.

Sau phần xét hỏi, đại diện VKS giữ nguyên quan điểm vì phần xét hỏi thêm không xuất hiện tình tiết mới có thể thay đổi nội dung vụ án. Theo đó, hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn bị đề nghị y án tử hình như cấp sơ thẩm đã tuyên. Ngày 7/5, tòa sẽ tuyên án.
Sáng 29/4, sau khi nghiên cứu những tài liệu do tòa cung cấp vào chiều 28/4, các luật sư đã có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Bị cáo Dương Chí Dũng không tranh luận gì thêm sau khi tiếp tục bị VKS đề nghị y án tử hình. Ảnh: Thanh Lưu.
 Bị cáo Dương Chí Dũng không tranh luận gì thêm sau khi tiếp tục bị VKS đề nghị y án tử hình. Ảnh: Thanh Lưu.
Theo đó, nhiều luật sư băn khoăn về giá trị pháp lý của những tài liệu này khi chưa rõ quy trình thu thập, quy trình dịch thuật và chứng thực… do đó nó có được xem là chứng cứ mới hay không thì cần phải được xem xét.
Cạnh đó, một luật sư nói tài liệu có đề cập nhưng không thể hiện rõ khái niệm ụ nổi hay tàu nên phải giao cho cơ quan có đủ thẩm quyền xác định lại.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng chất vấn rằng tập tài liệu này được gửi từ ngày 12/3, trong đó có các bản khai của nhân chứng từ được thu thập từ tháng 11/2013. Điều này thể hiện những tài liệu này có trước phiên xử phúc thẩm, có lợi cho bị cáo Dũng nhưng tại sao đến bây giờ mới được đưa vào hồ sơ vụ án.
Giải đáp, đại diện VKS cho rằng những tài liệu này đã được thu thập đúng quy trình và mới được chuyển đến VKSND Tối cao. Tại phiên tòa phúc thẩm, nhiều luật sư đã bức xúc cho rằng phải chờ kết quả tương trờ tư pháp từ Nga mới đủ chứng cứ kết tội các bị cáo nên những tài liệu này ít nhất cũng có giá trị tham khảo.
“Nếu tòa cho rằng những tài liệu này cần được bổ sung và không đủ cơ sở tuyên các bị cáo có tội thì VKS cũng sẵn sàng đề nghị tuyên hủy án sơ thẩm, điều tra lại”, đại diện VKS nói.
Chuyển sang phần tranh luận, đại diện VKS nói sau khi quay lại phần xét hỏi cũng không xuất hiện tình tiết gì mới có thể thay đổi nội dung vụ án. Do đó, đại diện VKS giữ nguyên quan điểm đã nêu trước đó.
Nói lời sau cùng, bị cáo Dương Chí Dũng vẫn xin tha chết. Bi cáo Dũng nói: "Dù bị cáo không phạm tội tham ô nhưng nếu tòa buộc phải tuyên án thì xin tòa cho bị cáo được sống. Đây có thể coi như món quà mà Đảng, nhà nước giành cho bị cáo vì những cống hiến của mình trong suốt những năm qua..."
Sau phần tranh luận, tòa quyết định đến ngày 7/5 sẽ tuyên án.

Xử lý xe quá tải bằng trạm cân: Chỉ giải quyết phần ngọn!

(Kiến Thức) - Tránh đường, đút tiền cho “cò”… là những chiêu mà hàng trăm xe quá tải áp dụng để né trạm cân. Rõ ràng việc lập trạm xử lý xe quá tải chỉ là cách giải quyết từ ngọn. 

Đút tiền “cò” để đi đường tắt, né trạm cân
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông tỉnh Hải Dương, từ ngày 12/3 đến nay, các trạm cân lưu động đã phát hiện, xử lý hơn 130 phương tiện, phạt tiền hơn 1,29 tỷ đồng, tước 130 giấy phép lái xe.

Những vụ “trảm tướng” gây xôn xao dư luận

Việc Bộ trưởng Đinh La Thăng "trảm nóng" Cục trưởng Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng vì những phát ngôn thiếu trách nhiệm đang gây xôn xao dư luận...

Cục trưởng Đường sắt bị đình chỉ vì phát ngôn "sốc"

Ngày 25/4, Bộ trưởng Đinh La Thăng quyết định đình chỉ chức vụ Cục trưởng Đường sắt của ông Nguyễn Hữu Thắng vì những phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông của ông Thắng đã gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng uy tín của ngành giao thông vận tải.

Đó là những phát ngôn trước đó - vào ngày 23/4/14, trả lời Tiền Phong về việc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội giá hơn 300 triệu USD, Cục trưởng Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng nói: "Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội 2 lần khởi công, nhưng đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên".

Ông Nguyễn Hữu Thắng vừa bị Bộ trưởng Đinh La Thăng đình chỉ chức Cục trưởng Cục Đường sắt. Ảnh: Nguoiduatin
Ông Nguyễn Hữu Thắng vừa bị Bộ trưởng Đinh La Thăng đình chỉ chức Cục trưởng Cục Đường sắt. Ảnh: Nguoiduatin 
Bộ trưởng Đinh La Thăng giao ông Trần Phi Thường - Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam - phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam trong thời gian ông Nguyễn Hữu Thắng bị đình chỉ.

Dự án Cát Linh - Hà Đông được bộ giao Cục Đường sắt Việt Nam làm Chủ đầu tư, Tổng công ty Tư vấn và Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) là tư vấn thiết kế, Tổng thầu EPC là Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.

Được triển khai năm 2008 với tổng đầu tư hơn 552 triệu USD, tuyến đường sắt đô thị đã hoàn thành mặt bằng 10km trong tổng chiều dài 13km. Theo kế hoạch mới nhất, tuyến đường sẽ đi vào hoạt động năm 2015 - chậm tiến độ 2 năm, đồng thời đội chi phí lên hơn 60% so với dự toán ban đầu.

Ban quản lý dự án đường sắt lý giải, quá trình thực hiện có một số hạng mục phải bổ sung, phát sinh và điều chỉnh. Việc chậm giải phóng mặt bằng làm thời gian thực hiện dự án kéo dài và tăng chi phí lớn. Tổng cộng, dự án tàu điện Cát Linh - Hà Đông đã được Bộ Giao thông - Vận tải kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh mức đầu tư từ 552 triệu USD lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD.

Tướng Chung "trảm" phó trưởng CA phường ngay tại hội nghị

Sáng 16/1/2014, tại Hội nghị sơ kết 1 tháng thực hiện cao điểm tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo vệ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ - 2014, đại tá Dương Văn Giáp -Trưởng phòng Cảnh sát hình sự - báo cáo về các thủ đoạn phạm tội mới. Trong đó, có vụ kéo đổ cây ATM của Ngân hàng Maritime Bank để trộm tiền trong két vào rạng sáng 10.1 tại số 187 Giảng Võ, quận Ba Đình.

Cây ATM của của Maritime Bank ở 187 Giảng Võ, quận Ba Đình bị phá tan tành, lấy hết tiền. Ảnh: Tiền Phong
 Cây ATM của của Maritime Bank ở 187 Giảng Võ, quận Ba Đình bị phá tan tành, lấy hết tiền. Ảnh: Tiền Phong 
Trong đêm xảy ra vụ trộm, một người dân đã nhìn thấy hành vi trên và đến Công an phường Giảng Võ để báo cáo, nhưng phường đã không báo cáo sự việc nên gây khó khăn trong quá trình điều tra.

Trước lỗi nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác tội phạm trong vụ ATM, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Trưởng Công an quận Ba Đình điều chuyển ông Đinh Bá Pha - Phó Công an phường Giảng Võ - về Đội thi hành án.

Bộ trưởng Đinh La Thăng “trảm tướng” ngay tại công trường

Ngày 4/10/2011, sau khi thị sát thực trạng xây dựng công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, Bộ trưởng Thăng đã thay ngay tổng chỉ huy công trình.

Bộ trưởng Thăng chỉ đạo thay "tướng" tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: Vnmedia
Bộ trưởng Thăng chỉ đạo thay "tướng" tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: Vnmedia 
Theo kế hoạch, lẽ ra nhà ga phải đưa vào khai thác từ quý I/2010, nhưng việc thi công hết sức ì ạch khiến dự án chậm tiến độ gần hai năm. Sau khi yêu cầu BQL dự án và Tổng công ty Cảng HK Miền Trung phải kiểm điểm vì để xảy ra tình trạng trì trệ mà không có biện pháp xử lý, ông lập tức gọi điện cho Tổng Giám đốc Tổng công ty HK Miền Nam, yêu cầu ngay trong trưa hôm đó điều động một cán bộ có năng lực, từng tham gia điều hành thành công dự án xây dựng nhà ga hành khách sân bay Cần Thơ ra tăng cường cho sân bay Đà Nẵng.

Cuối ngày, Bộ trưởng Đinh La Thăng chính thức tuyên bố ông Đỗ Tất Bình - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Cảng HK Miền Nam - sẽ thay ông Đặng Hồng Cương (Trưởng BQL dự án xây dựng nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng) làm tổng chỉ huy, toàn quyền điều hành toàn bộ công việc từ ngày 5/10/2011. Chính ông sẽ chịu trách nhiệm về mọi quyết định của ông Bình đối với dự án này.

Chuyện rùng rợn ở đường dây bán nội tạng xuyên Việt

Việc một số nông dân nghèo ở xã Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) kiếm tiền bằng cách bán thận khiến dư luận cả nước quan tâm.

Truy tìm tung tích kẻ nghi môi giới

Làm việc với cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ, các con của ông Nguyễn Văn Y (trú tại ấp 5, xã Thạnh Phú, gia đình có tới năm người con đã bán thận) đã thừa nhận đi bán thận.

Tuy nhiên, hiện công an chỉ làm việc được với bốn người con của ông Y gồm: Ngô Hoàng Sơn (SN 1971), Ngô Phú Anh (SN 1975), Ngô Phú Em (SN1977), Ngô Thanh Hoài (SN 1987). Riêng Ngô Ngọc Bích (SN 1973) hiện không có mặt tại địa phương nên cơ quan công an chưa tiếp cận được.

Cũng trong buổi làm việc này, Phú Em thừa nhận việc mình bán thận và kể lại sự việc trong sự nuối tiếc: "Năm 2008, tôi làm thuê tại TP.Hồ Chí Minh và quen biết với một người tên Đúng. Nhiều ngày tâm tình rồi thân quen, người này cho biết cơ thể hư một quả thận nên ngỏ ý mua quả thận của tôi với giá 55 triệu đồng. Vì nhà quá nghèo, số tiền này rất lớn đối với tôi, nghĩ làm thuê mãi vẫn thiếu trước hụt sau nên tôi đã chấp nhận đến bệnh viện làm thủ tục "hiến" thận!".

Để có tiền trả hết nợ, bí đường nên nhiều người nhận lời bán thận ngay mà chẳng cần suy nghĩ.
 Để có tiền trả hết nợ, bí đường nên nhiều người nhận lời bán thận ngay mà chẳng cần suy nghĩ.
Cũng theo trình bày của các nạn nhân, việc Bích bán thận được chính Bích kể lại cho anh em trong gia đình cùng nghe. Tuy nhiên, bán thận ở đâu, bán cho ai và giá bao nhiêu thì Bích không hề tiết lộ và bỏ đi đâu đó từ rất lâu không thấy về.

Tương tự, Phú Anh cho biết: "Do cuộc sống gia đình khó khăn, không đất sản xuất nên năm 2012, tôi đã rời quê nghèo lên TP.HCM làm thuê kiếm sống. Tại đây, tôi tình cờ quen biết một người phụ nữ trạc 50 tuổi có cái tên thường gọi là bà Sáu.

Có đôi lần, tôi tâm sự về gia cảnh khốn cùng của gia đình mình cho bà Sáu nghe nên bà Sáu hiểu rất rõ về các khoản nợ cao chất chồng như núi của tôi. Sau đó, bà Sáu đặt vấn đề bán thận sẽ có tiền trả hết nợ, bí đường nên tôi nhận lời ngay mà chẳng cần suy nghĩ, đồng thời nhờ bà hướng dẫn mọi thủ tục.

Lập tức, bà Sáu nối máy trò chuyện với một người tên Vinh (ông này là Việt kiều Mỹ) để thỏa thuận, thương lượng. Bà Sáu còn thông báo với tôi, người ta đã đồng ý mua thận, mọi thủ tục và chi phí đều có người lo liệu sẵn, tôi không cần phải lo gì".

"Không lâu sau đó, tôi bay sang Trung Quốc để gặp ông Vinh như đã hẹn và tôi được đưa vào phẫu thuật tại một bệnh viện thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Bảy ngày dưỡng bệnh tại bệnh viện này, ông Vinh trả tôi 50 triệu đồng tiền mua quả thận. Nhận tiền xong, tôi về lại Việt Nam như không hề có chuyện gì xảy ra và tôi cũng không hề biết mình chính là nạn nhân của bọn môi giới.

Thấy kiếm tiền từ việc bán thận cũng khá đơn giản nên tôi có gợi ý cho người em trai mình là Thanh Hoài bán thận để lấy tiền chữa bệnh cho vợ, thì em trai tôi đồng ý. Tôi liên lạc nhanh với bà Sáu ở TP.HCM để thông báo về vấn đề này. Sau khi cắt ghép thận xong ở Hà Nội, Thanh Hoài nhận từ tay bà Sáu 110 triệu đồng", Phú Anh cho biết thêm.

Nghèo thì bán thận thôi!

Theo lời khai của các nạn nhân tại cơ quan công an, đa phần trong số họ đều vì nghèo quá, lại thiếu kiến thức, dễ tin theo những lời dụ dỗ, lôi kéo của kẻ khác, mà bán thận.

Anh Danh Lan (SN 1982, người Khmer, ngụ ấp 7, xã Thạnh Phú) - một nạn nhân tiếp theo trong đường dây mua bán nội tạng, cho rằng, việc mình chấp nhận bán thận vì quá nghèo.

Danh Lan cho biết: "Trong một dịp tình cờ, tôi gặp lại Phú Anh (người quen cùng xã Thạnh Phú) và nghe Phú Anh kể lại việc bán thận sẽ kiếm được nhiều tiền trả nợ, trang trải cuộc sống. Bí đường nên tôi nhắm mắt đánh liều đồng ý ngay và tôi có làm bản hợp đồng cam kết "hiến" một quả thận với giá 100 triệu đồng. Sau đó, tôi được Phú Anh lo tất mọi thủ tục rồi đưa lên TP.HCM gặp một người tên Út (khoảng 30 tuổi, không rõ địa chỉ), được Út giao tôi cho người mua tên Phú (không rõ nơi cư ngụ) bay sang Trung Quốc "hiến" thận".

Ông Hồ Văn Tranh (SN 1969, trú tại ấp 6, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ) cũng được cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ xác định bán thận vì nghèo. Tại đây, ông Tranh khai nhận: "Thời gian làm thuê ở TP.HCM, có quen biết với anh Nguyễn Quốc Lợi (khoảng 37 tuổi, quê ở Nhà Bè). Anh Lợi bị hư cả hai quả thận, nên tôi "hiến" đi một quả thận của mình để lấy 120 triệu đồng trả nợ nần bấy lâu và trang trải cuộc sống".

Riêng trường hợp của ông Lê Văn Giòn (SN 1978, trú tại ấp 6, xã Thạnh Phú) cho đến nay vẫn không có mặt ở quê nhà, người thân của ông và chính quyền địa phương đã nhiều lần liên lạc, tìm kiếm nhưng đều vô vọng.

Theo chính quyền địa phương nơi đây, những nạn nhân bán thận tỏ vẻ hoang mang, lo sợ về tình trạng sức khỏe đang sa sút nghiêm trọng. Nhất là khi biết mình chính là nạn nhân trong đường dây mua bán nội tạng, giờ không biết làm gì hơn, họ chỉ trông chờ vào cơ quan điều tra sớm phá án, truy bắt các đối tượng cầm đầu đưa ra ánh sáng...

Đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án

Đại diện cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ cho biết: "Một số nạn nhân bán thận đã rời khỏi nơi cư trú thì đơn vị chưa thể xác định được. Căn cứ vào lời khai của những người bán thận, chúng tôi có cơ sở nhận định người đàn bà tên Sáu và tên út là hai đối tượng có khả năng nằm trong đường dây môi giới mua bán thận. Hiện, cơ quan đang mở rộng điều tra, làm rõ".

Kẽ hở "chết người"

Hiện nay, văn bản pháp luật đang có hiệu lực là luật Về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định chỉ những người có cùng dòng máu trực hệ ba đời (với điều kiện là đủ 18 tuổi trở lên, tình nguyện hiến, có sự hòa hợp về sinh học và việc lấy tạng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe) mới được cho nhau tạng theo kiểu liên hệ trực tiếp.

Điều 11 của luật đề cập đến các hành vi bị pháp luật cấm trong lĩnh vực này như: Cấm mua, bán, lấy trộm mô, tạng; cấm sử dụng mô, tạng vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, luật này chưa quy định các chế tài khi vi phạm các điều khoản của luật, trong khi đó bộ luật Hình sự cũng chưa có các điều khoản quy định các chế tài trong hoạt động mua bán trái phép nội tạng người. Đó là một kẽ hở pháp luật cần sớm được bổ sung.

Bên cạnh đó, luật hiện hành quy định việc cấm lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Tuy nhiên thực tế, các đường dây mua bán tạng chui vẫn lách luật bằng cách giả hiến tặng. Đây cũng là kẽ hở lớn đang bị các đối tượng mua bán tạng lợi dụng hiện nay.