Việt Nam từng có 2 ca mắc căn bệnh tay chân hóa gỗ

Tay chân của bệnh nhân biến dạng trông giống như những khúc gỗ xù xì khiến họ đau đớn, không thể vận động.

Người bệnh chỉ muốn cắt bỏ tay chân
Việt Nam từng ghi nhận 2 trường hợp “người cây” với các tổn thương giống như mụn cóc xù xì bao phủ một số bộ phận của cơ thể. Khi đó, tay chân của người bệnh giống như gỗ cứng đờ khiến họ không thể vận động, sinh hoạt được như bình thường. Hai ca bệnh trên tới khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương vào năm 2006 và 2019.
Viet Nam tung co 2 ca mac can benh tay chan hoa go
Bệnh nhân người cây ở Việt Nam. Ảnh: Người Lao Động 
Theo Người Lao Động, trường hợp gần nhất là ông S. (sống ở Nho Quan, Ninh Bình) tới khám vào năm 2019. Các triệu chứng xuất hiện từ 10 năm trước với mụn cóc bắt đầu mọc và cứng dần ở chân. Sau đó, các lớp sừng ở tay chân ngày càng dày, mọc rồi rụng khiến bệnh nhân đau đớn, không thể tự tắm rửa, cầm nắm.
Căn bệnh ông S. mắc thường được gọi là “người cây” có tên khoa học là Epidermodysplasia verruciformis (EV). Kể từ ca đầu tiên được xác định vào năm 1922, tới nay, các tài liệu y khoa đã ghi nhận 600 trường hợp bị hội chứng người cây trên thế giới.
Một ca bệnh được biết tới nhiều trên thế giới hiện nay là anh Abul Bajandar, người Bangladesh. “Đôi khi tôi tự hỏi tại sao mình lại bị tình trạng khủng khiếp như vậy”, Abul tâm sự.
Theo Hindustantimes, kể từ năm 2016 tới nay, Abul đã trải qua khoảng 30 ca phẫu thuật nhưng tình hình không cải thiện nhiều. Có những lúc, người đàn ông 33 tuổi muốn cắt cụt đôi tay của mình: “Tôi không thể chịu đựng nỗi đau nữa. Tôi không ngủ được vào ban đêm. Tôi đã yêu cầu các bác sĩ cắt bỏ đôi tay của mình để ít nhất tôi có thể thấy nhẹ nhõm hơn”.
Viet Nam tung co 2 ca mac can benh tay chan hoa go-Hinh-2
Anh Abul Bajandar không thể lao động hay chăm sóc bản thân. Ảnh: Shutterstock 
Triệu chứng bệnh
Theo Medical News Today, bệnh EV là rối loạn di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, người bệnh thừa hưởng những đột biến từ cả cha lẫn mẹ. Rối loạn đó khiến mọi người có nguy cơ cao dính virus HPV và loại nhiễm trùng này dễ trở thành mạn tính. Theo thời gian, nhiễm trùng sẽ gây ra mụn cóc do virus và các mảng viêm nhiễm sắc tố. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh phát triển các khối u giống như vỏ cây.
Triệu chứng nổi bật nhất của EV là các mô phát triển giống như vỏ cây, nhất là ở bàn tay và bàn chân. Khi đó, cơ thể người bệnh xuất hiện các khối u nhỏ màu hồng, trắng, nâu đỏ, nâu sẫm hoặc tím; các mảng da có vảy, viêm, sần sùi; mụn cóc do virus xuất hiện thành từng cụm.
Khoảng 61,5% số người được chẩn đoán mắc EV phát triển các triệu chứng khi còn nhỏ, khoảng 22% bộc lộ triệu chứng ở tuổi dậy thì.
Kiểm soát bệnh
Mặc dù không có cách chữa trị EV nhưng một số loại thuốc, liệu pháp và thay đổi lối sống có thể kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng. Bệnh nhân có thể sử dụng retinoid, interferon-alpha, cholecalciferol.
Người bệnh cần tránh hoặc có biện pháp bảo vệ bản thân trước ánh nắng mặt trời; bỏ hút thuốc. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề xuất một số cách để ngăn bệnh tiến triển như phẫu thuật laser, cắt bỏ khối u.
Khoảng 30-60% số người mắc EV cũng phát triển bệnh ung thư da. Xu hướng trên phổ biến ở nhóm 40-50 tuổi, ung thư hay xuất hiện ở những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
https://vietnamnet.vn/can-benh-tay-chan-hoa-go-hiem-gap-viet-nam-tung-co-2-ca-mac-2246498.html

Bệnh "người cây" lần đầu phát hiện ở Việt Nam nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Ông Nguyễn Văn Sơn, ở Ninh Bình, đã phải chung sống với căn bệnh người cây suốt 40 năm nay. Đây là dạng rối loạn cực hiếm, khiến nhiều vùng da, thường là ở tay và chân, bị chai sần, nứt nẻ, cứng như vỏ cây.

Ông Sơn sinh năm 1971, ở xóm Tân Sơn, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là người Việt Nam đầu tiên được phát hiện mắc bệnh “người cây”. Căn bệnh quái ác này đeo bám ông Sơn từ năm 10 tuổi, lòng bàn tay, chân bị chai cứng, thường xuyên mọc lớp vảy cứng, khiến ông không thể đi lại được, mọi sinh hoạt đều phải nhờ cậy vào người mẹ già đã gần 70 tuổi.
Benh
Hiện căn bệnh hiếm gặp của ông Sơn đã chuyển sang giai đoạn nặng. 
Mặc dù đã đi chữa trị ở nhiều nơi nhưng ngành y khoa xác định đây là căn bệnh hiếm gặp, hiện chưa có phác đồ điều trị hiệu quả, vì thế bệnh tình của ông không thuyên giảm. Mỗi khi thay đổi thời tiết, vết thương tự phát ở tay chân lại lan rộng và trở nên đau nhức hơn.
Các bác sỹ cũng đã tư vấn cho ông Sơn cách bổ sung dưỡng chất, chăm sóc, vệ sinh vùng bệnh một cách cụ thể, tránh xảy xa nhiễm trùng. Đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để làm các xét nghiệm cần thiết.
Căn bệnh người cây đáng sợ thế nào?
Bệnh "người cây" có tên khoa học là Epidermodysplasia Verruciformis (EV). Nó được các bác sĩ Felix Lewandowsky và Wilhelm Lutz phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1920.
Nguyên nhân gây bệnh người cây được xác định là virus HPV (Human Papillomavirus), có khả năng làm hạn chế hệ miễn dịch ở cơ thể người. EV là dạng rối loạn da hiếm gặp và di truyền, tạo ra các tổn thương giống như mụn cóc ở bất cứ đâu trên cơ thể.

Mụn cóc và virus HPV rất dễ lây lan nhưng hội chứng người cây liên quan đến phản ứng của cơ thể với virus và trong nhiều trường hợp thì đây là do di truyền.

Trung tâm thông tin về bệnh di truyền và bệnh hiếm gặp, hiện vẫn chưa biết chính xác có bao nhiêu người mắc hội chứng người cây, chỉ biết rơi vào khoảng hơn 200 trường hợp đã được báo cáo từ trước đến nay.

Ngoài sự đau đớn về thể chất, Epidermodysplasia verruciformis còn khiến người bệnh mặc cảm với cơ thể và dần xa lánh xã hội. Tệ hơn, họ sẽ rơi vào chứng trầm cảm thay vì sự dày xéo từ cơn đau thể xác.

Theo tạp chí Health, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân "người cây" sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư da ác tính. Theo thống kê, 50% trường hợp người bệnh này phát triển ung thư da, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy.
Căn bệnh "người cây" có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng chủ yếu xuất hiện ở trẻ em.
Một số trường hợp mắc bệnh người cây đáng thương trên thế giới
Ripon Sarker, 7 tuổi, sinh sống ở làng Pirgaj Upazila, tỉnh Thakurgaon, Bangladesh, mắc phải căn bệnh mang tên khoa học là Epidermodysplasia Verruciformis, hay còn gọi là "người cây".
Benh
Ripon mắc chứng "người cây" từ khi 3 tháng tuổi. Ảnh: Dailymail. 
Mahendra Roy, cha của Ripon, cho biết mụn cóc bắt đầu phát triển khi cậu bé mới được 3 tháng tuổi. Chúng mọc trên lòng bàn tay và chân, sau đó ngày càng lớn hơn và lan rộng. Nhưng các bác sĩ địa phương không thể chẩn đoán chính xác bệnh đến khi cậu bé được 7 tuổi. Khi đó, gia đình đã đưa Ripon đến Bệnh viện Dhaka ở thủ đô của Bangladesh.

10 căn bệnh kỳ lạ, hiếm gặp nhất trên thế giới

Dưới đây là một số hội chứng kỳ lạ, hiếm gặp như: viêm mô hoại tử, đa ngón tay, mặt sư tử...

10 can benh ky la, hiem gap nhat tren the gioi

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên: Ảo giác, mất định hướng, mất cảm giác bản thể, thấy những điều kỳ diệu bay bổng... là những triệu chứng chính của hội chứng kỳ lạ này. Bệnh thường gặp ở trẻ em, tuổi thiếu niên và có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì đặc biệt.

10 can benh ky la, hiem gap nhat tren the gioi-Hinh-2
Viêm mô hoại tử: Còn được gọi là bệnh vi khuẩn ăn thịt người, flesh-eating disease là một căn bệnh hiếm gặp do một số loại vi khuẩn gây nên trong đó liên cầu khuẩn nhóm A, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ và tỷ lệ tử vong lên tới trên 70%.
10 can benh ky la, hiem gap nhat tren the gioi-Hinh-3
Bệnh Menkes: Bệnh có liên quan đến bất thường về gene và có xu hướng mắc ở nam nhiều hơn nữ. Thiếu hụt lượng đồng trong cơ thể là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng như nhìn mờ, yếu cơ, co giật,... 
10 can benh ky la, hiem gap nhat tren the gioi-Hinh-4
Ảo giác Cotard: Đây là chứng hoang tưởng mà người mắc thường có cảm giác mình đã chết. Có khá nhiều người bị ảo giác Cotard và điều trị bằng thuốc hoặc lọc máu để loại bỏ yếu tố 9-Carboxymethoxymethylguanine (CMMG). 
10 can benh ky la, hiem gap nhat tren the gioi-Hinh-5
Hội chứng người cây: Nguyên nhân của bệnh là do một virus thuộc họ HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Tổn thương là các nốt, các mảnh chai sần như vỏ cây mọc trên mặt hoặc các đầu chi. Bệnh không gây tử vong tuy nhiên ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ và cản trở các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân. 
10 can benh ky la, hiem gap nhat tren the gioi-Hinh-6
Hội chứng xương hóa đá: Đột biến gene khiến dẫn đến tình trạng xơ - vôi hóa tổ chức liên kết toàn thân tiến triển khiến cho cơ thể xơ cứng, vặn vẹo như một bức tượng sống. Hiện chưa có điều trị hiệu quả cho chứng bệnh này. 
10 can benh ky la, hiem gap nhat tren the gioi-Hinh-7
Chứng đa ngón: Người bị chứng đa ngón có nhiều hơn 10 ngón tay hoặc ngón chân, trong đó ngón thừa thường không có xương, chỉ có phần mềm (da, cơ, tổ chức liên kết). 
10 can benh ky la, hiem gap nhat tren the gioi-Hinh-8
Sạm da do bạc: Bệnh có nguyên nhân do phơi nhiễm quá lâu với các hợp chất hóa học có chứa bạc khiến cho da của cơ thể bị tổn thương chuyển màu xanh hoặc màu xanh xám. Điều trị bằng chiếu tia laser và bệnh có thể gây tử vong trong một số trường hợp. 
10 can benh ky la, hiem gap nhat tren the gioi-Hinh-9
Hội chứng Proteus: Còn được gọi là hội chứng Wiedemann, đặc trưng bởi tình trạng xương phát triển lệch lạc khiến cho các bàn tay, bàn chân có hình dáng không bình thường. Các biện pháp điều trị hiện vẫn đang được nghiên cứu ứng dụng. 
10 can benh ky la, hiem gap nhat tren the gioi-Hinh-10
Hội chứng người sói: Do bất thường về gene nên tình trạng mọc lông không được kiểm soát dẫn đến tình trạng lông mọc dài, rậm toàn thân hoặc ở một số nơi của cơ thể như mặt, tay, lưng... 

Vì sao Tào Tháo được mệnh danh cung thủ siêu phàm thời Tam Quốc?

Khi nhắc đến Tào Tháo, nhiều người nghĩ ngay đến nhân vật thời Tam quốc nổi tiếng đa nghi, gian xảo, lắm mưu kế. Tuy nhiên, ít người biết rằng, Tào Tháo là một cung thủ siêu phàm.

Vi sao Tao Thao duoc menh danh cung thu sieu pham thoi Tam Quoc?
 Tào Tháo (155 - 220) là nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn thời Tam quốc. Ông được biết đến là người nham hiểm, đa nghi quỷ quyệt, có tài nhìn người. Nhờ vậy, Tào Tháo từng bước gây dựng sự nghiệp, đặt nền móng vững chắc cho nhà Tào Ngụy.