Vì sao nam giới Trung Quốc thời xưa lại thích cài hoa lên tóc?

Không ai cảm thấy kỳ lạ khi những bông hoa thơm được cài trên tóc của thiếu nữ xinh đẹp. Nhưng ở Trung Quốc cổ đại, nam giới cài hoa lên tóc là một hành động rất hợp thời trang.

“Hi phi trước đây cũng cài hoa cho bổn cung, thật sự rất đẹp”.

“Hầu hạ nương nương là điều đương nhiên, thần thiếp không dám quên quy củ này”.

Đây chính là một phân đoạn trong phim “Chân Hoàn truyện” của Trung Quốc. Hình ảnh phi tần cài hoa lên tóc, xem nó như một kiểu làm đẹp hẳn không mấy xa lạ với những ai đam mê phim cổ trang.

Vi sao nam gioi Trung Quoc thoi xua lai thich cai hoa len toc?

Dùng hoa làm “trâm” cài lên đầu đã có từ rất lâu trong lịch sử Trung Quốc. Theo ghi chép thời Đường-Tống, khi tướng quân xuất chinh hoặc người được đề danh trên bảng vàng đều cài hoa tươi. Câu thơ “Ngày xuân đi chơi, hoa hạnh thổi khắp mái đầu”. Hoa rơi vô ý, lòng người lại đong đầy ý niệm. Người Trung Quốc xưa cho rằng hoa hạnh vô tình rơi trên đầu là hình ảnh vô cùng đẹp đẽ.

Sau đó, cài hoa lên tóc dần xuất hiện trong cuộc sống thường ngày, trở thành một loại trang sức đến từ thiên nhiên, mang lại cảm giác tươi mới còn xinh đẹp hơn cả trang sức kim loại hay đá quý.

Vi sao nam gioi Trung Quoc thoi xua lai thich cai hoa len toc?-Hinh-2

Phi tần nhà Thanh tặng nhau chậu hoa đẹp, bình hoa quý, vì họ xem hoa là một loại thẩm mỹ, là cái đẹp trong cuộc sống.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng cài hoa lên tóc là một hiện tượng rất phổ biến ở Trung Quốc cổ đại. Thú vị hơn, không chỉ riêng phụ nữ, đàn ông cũng có phong tục cài hoa lên đầu. Song, thời đại khác nhau, phong tục xã hội cũng khác nhau. "Nam giới cài hoa" là một phong cách thẩm mỹ rất khác biệt trong xã hội phong kiến Trung Quốc.

1. Cài cành thù du

Trên thực tế, ở tiền Tần, hiện tượng "nam giới cài hoa" đã có nhưng chưa phổ biến, mãi cho đến thời nhà Hán.

Tác phẩm "Tây Kinh tạp ký" của nhà thơ nhà Tấn - Cát Hồng từng ghi lại:"Ngày 9 tháng 9 cắm cành thù du, uống rượu hoa cúc, giúp con người trường thọ".Có nghĩa là: vào thời điểm đó, người ta tin rằng cài cành thù du có thể trừ tà. Tuy nhiên, thay vì cài thù du trên đầu, họ đeo nó bên hông hoặc buộc vào cánh tay.

Vi sao nam gioi Trung Quoc thoi xua lai thich cai hoa len toc?-Hinh-3

Đến đời nhà Tấn, người ta mới bắt đầu cắm thù du lên đầu. Theo "Phong thổ ký" của danh nhân thời Tấn - Chu Sở ghi lại: "Bẻ cành thù du cắm lên đầu, trừ ác khí và chống hàn đầu đông".

Trong thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, nam giới cài hoa trên đầu dần trở thành một kiểu thẩm mỹ.

Phan An thời Tấn và anh em Lục Cơ, Lục Vận là mỹ nam nổi danh trong lịch sử, quan vị cũng tương đối cao. Họ cắm hoa tươi diễm lệ lên triều quan (mũ đội đầu khi vào triều), càng thể hiện khí chất vương giả.

2. Từ Hoàng đế ban hoa cho đến dân thường cài hoa lên tóc

Trên thực tế, triều đại nhà Đường, Hoàng đế ban cho cận thần hoa để cài lên mỹ hoặc tóc. Theo "Cảnh Long văn quán kỷ" của Võ Bình Nhất thời Đường ghi lại:“Ngày 8 tháng Giêng lập xuân ban hoa rực rỡ cho cận thần…”.

Đường Trung Tông Lý Hiển ngày lập xuân triệu cận thần học sĩ yến ẩm, quan viên học sĩ tham gia có Thượng Quan Uyển Nhi, Lý Kiêu Tống Chi Vấn, Lưu Hiến, Triệu Ngạn Chiêu, Thẩm Cư Kỳ. Võ Bình Nhất nhỏ tuổi nhất, nhưng bài thơ đối ẩm lại xuất chúng nhất, vì thế Đường Trung Tông liền ban hoa cài trên đầu xem như phần thưởng.

Vi sao nam gioi Trung Quoc thoi xua lai thich cai hoa len toc?-Hinh-4

Vi sao nam gioi Trung Quoc thoi xua lai thich cai hoa len toc?-Hinh-5

Ngoài việc Hoàng đế ban hoa, sự phổ biến của "nam giới cài hoa" trong triều đại nhà Đường còn liên quan đến hệ thống khoa cử. Sau khi thông báo bảng vàng, triều đình sẽ ban yến tiệc, lệnh hai người trẻ tuổi nhất trong tân khoa tiến sĩ, cưỡi ngựa hái hoa tươi mới nở trong kinh thành, sau đó phân phát cho các tiến sĩ khác, hai người này được xưng là "Thám Hoa sứ".

Sau này "Thám Hoa" trở thành từ chuyên dụng đứng thứ ba sau Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, nguồn gốc của nó có liên quan đến điển cố này.

Về sau, phong cách cài hoa của các văn nhân lưu truyền đến dân gian, rất nhiều dân chúng bình thường cũng làm theo. Theo đó, nam giới cài hoa trên đầu trở thành chuyện thường và hiện tượng này được đề cập rất nhiều trong thơ ca nhà Đường.

Bài thơ "Hạnh viên" của Đỗ Mục có viết: “Đêm đến mưa phùn tẩy phương trần… Đừng trách Hạnh viên xơ xác, cả thành bao nhiêu người cài hoa”(tạm dịch).

"Cả thành bao nhiêu người cài hoa", từ câu thơ chúng ta có thể biết được mức độ hưng thịnh của "nam giới cài hoa" thời Nhà Đường, đến nỗi hoa tươi trong vườn bị hái hết, cây hạnh nhìn trơ trụi không còn sinh khí. Vào thời điểm đó, hoa dùng để cài trên đầu ngoài thù du, hoa hạnh, còn có cẩm chướng, hoa dành dành, chủ yếu là hoa màu đỏ và hoa màu trắng.

3. “Nam giới cài hoa” trở thành một loại nghi thức chốn quan trường

Nhà Đường sụp đổ, khu vực Trung Nguyên chiến loạn liên tiếp, dân chúng khốn khổ, ngoại trừ một số ít quan to, dân gian rất ít ai cài hoa. Tuy nhiên, ở những nơi như Ngô Việt, Nam Đường và Thục Quốc, phong tục cài hoa lên đầu vẫn còn phổ biến vì cuộc sống của người dân tương đối ổn định.

Phong tục cài hoa đến đời Tống càng hưng thịnh hơn, thậm chí còn trở thành một loại lễ nghi quan trường.

Vi sao nam gioi Trung Quoc thoi xua lai thich cai hoa len toc?-Hinh-6

Vi sao nam gioi Trung Quoc thoi xua lai thich cai hoa len toc?-Hinh-7

Hệ thống văn quan nhà Tống phát triển, văn nhân nhã sĩ xuất hiện rất nhiều. Vì vậy, phong tục cài hoa càng trở nên phổ biến. Trong triều đại nhà Tống, cài hoa được triều đình chủ trương trở thành một nghi thức. Trong những dịp trọng đại, triều đình mở tiệc, không chỉ Hoàng đế cài hoa trên đầu, các vị đại thần cũng phải cài những loại hoa khác tùy nhau theo phẩm cấp.

Vậy Hoàng đế nhà Tống đeo hoa gì trên đầu? Theo "Thiết Vây Sơn Tùng Đàm" ghi lại: Có một mùa xuân, Tống Thần Tông du ngoạn gần hồ Kim Minh, nhìn thấy hoa mẫu đơn được tiến cống từ Lạc Dương, nên đã vô cùng yêu thích, vì thế lấy hoa trên đầu mình lấy xuống, cài hoa mẫu đơn lớn một thước hai tấc lên.

Trong triều đại Tống, hoàng đế yêu thích cài hoa nhất là Tống Huy Tông. Tống Huy Tông trị quốc không mấy tài giỏi, nhưng đa tài đa nghệ, yêu thích sự nhã nhặn, bất kể trong cung hay ra ngoài du ngoạn, ông đều phải cắm hoa trên đầu. Thị vệ, cấm quân bên cạnh cũng đều cắm hoa lớn hoa nhỏ, màu sắc khác nhau trên mũ.

Những bông hoa thơm mềm mại được cài trên đầu của một thiếu nữ xinh đẹp, tự nhiên không ai cảm thấy kỳ lạ. Nhưng những bông hoa cắm trên đầu của nam giới lại ít nhiều trở thành trò cười trong ngày nay. Tuy nhiên, ở Trung Quốc cổ đại, nam giới cài hoa lên đầu là một kiểu thẩm mỹ, đầy tính thời trang.

Hoàng đế có năng lực ân ái "đỉnh" nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

Cuộc đời của Tống Huy Tông có thể xem là một truyền kỳ, vừa là "Thiên tử Lầu xanh" vừa là "Đế vương vong quốc".

Tống Huy Tông Triệu Cát là một trong những vị Hoàng đế nổi bật nhất lịch sử Trung Hoa. Bên cạnh khả năng võ nghệ vô song, ông còn là một họa sĩ, nhà thơ và thư pháp gia lớn của Trung Quốc, là người nghĩ ra kiểu chữ viết "sấu kim thể" trong nghệ thuật thư pháp. 

Chẳng những vậy, Tống Huy Tông còn nổi tiếng vì hoang dâm vô độ, ông sống 54 năm nhưng đã có đến 80 người con. Vào thời điểm ông thoái vị, trong hậu cung đã có hơn 6.000 nữ nhân. Nhưng họ vẫn không thể thỏa mãn dục vọng của ông. Tống Huy Tông luôn thích xuất cung đến thanh lâu. Có lẽ vì vậy mà trong dân gian đã lan truyền giai thoại về mối tình si mê của Tống Huy Tông với kỹ nữ Lý Sư Sư. 

GS Nguyễn Hữu Việt Hưng: Cần tĩnh tâm xây dựng một nền đại học tử tế

“Mục tiêu cơ bản là tĩnh tâm và kiên định xây dựng một nền đại học tử tế, trong đó tiến sĩ phải ra tiến sĩ” - GS Nguyễn Hữu Việt Hưng nói.

- Thưa GS Nguyễn Hữu Việt Hưng, theo ông những bất cập nổi bật trong việc đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay là gì?

GS Nguyễn Hữu Việt Hưng: Nền giáo dục đại học nước ta còn chạy theo những trào lưu nhất thời, chưa bình tâm, an nhiên, tự tại theo đuổi những việc của chính ta.

Nhiều thầy hướng dẫn và nghiên cứu sinh (NCS) trong một số ngành còn chưa biết thế nào là một luận án tiến sĩ. Những đầu đề luận án mà dân mạng cười nhạo đều giống những báo cáo hành chính, không có sáng tạo gì. Những người thầy và NCS như thế đã mất hết lòng tự trọng, mất khả năng lao động tử tế.

Một lý do quan trọng là việc chúng ta đã dịch Doctor của phương tây thành Tiến sĩ. (Nghe cứ như đùa.) Doctor là học vị cao nhất mà các đại học phương tây cấp cho người lao động sáng tạo, có phát hiện mới, chưa từng được biết, về một lĩnh vực nào đó. Còn Tiến sĩ ở những nước phương đông theo Nho giáo là học vị cao nhất mà nhà nước phong kiến cấp cho những người hiểu biết, văn hay chữ tốt, có thể làm quân sư hay thư lại trong hệ thống hành chính quốc gia. Doctor và Tiến sĩ chỉ có một điểm chung, chúng cùng là học vị cao nhất của xã hội sản sinh ra chúng. Một bên, Doctor đòi hỏi sáng tạo, không đòi hỏi biết nhiều, bên kia Tiến sĩ không cần sáng tạo, mà cần hiểu biết rộng. Sự vênh nhau như thế là sai lầm chết người trong hệ thống đào tạo tiến sĩ hiện nay.

Trong lịch sử nước ta, có thời (như thời Nguyễn Trãi), Tiến sĩ từng được gọi là Thái học sinh (Học sinh cỡ lớn/cao cấp). Ở phương Tây, học vị tiến sĩ đánh dấu điểm khởi đầu sự nghiệp khoa học. Ở phương Đông, học vị tiến sĩ thường đánh dấu điểm kết thúc quãng đời đi học.

Nếu chúng ta vẫn dịch Doctor thành Tiến sĩ (hàm nghĩa có sáng tạo), thì văn bằng của người hiểu biết rộng, chỉ cần học nhiều chứ không đòi hỏi sáng tạo, nên được gọi khác đi, chẳng hạn là Học sĩ. Như thế, sẽ có hai văn bằng cao, không so sánh được với nhau, là Tiến sĩ (đòi hỏi sáng tạo) và Học sĩ (đòi hỏi học rộng, không cần sáng tạo). Những luận án tiến sĩ mà thiên hạ vẫn cười trên mạng gần đây nên được hiểu là luận án Học sĩ.

- Theo ông, làm thế nào để việc học tiến sĩ quay về đúng ý nghĩa của nó, rằng đây là nhu cầu tự thân của mỗi người?

GS Nguyễn Hữu Việt Hưng: Việc đào tạo tiến sĩ vừa là đòi hỏi tự thân của người đi học, vừa là nhu cầu của xã hội.

Chỉ các định chế khoa học (các đại học, các viện nghiên cứu) mới cần các tiến sĩ. Những người lãnh đạo/quản lý xã hội, nếu đòi hỏi bằng cấp, thì đó phải là bằng Học sĩ (chỉ là một cấp học, không đòi hỏi sáng tạo).

"Những đầu đề luận án mà dân mạng cười nhạo đều giống những báo cáo hành chính, không có sáng tạo gì. Những người thầy và NCS như thế đã mất hết lòng tự trọng, mất khả năng lao động tử tế" - GS Nguyễn Hữu Việt Hưng.

Nếu chúng ta chưa đặt ra được một học vị mới (Học sĩ) chỉ yêu cầu học rộng, không yêu cầu sáng tạo, thì hãy tách riêng việc có bằng tiến sĩ với việc làm lãnh đạo bằng cách bãi bỏ ưu tiên chọn lãnh đạo có bằng tiến sĩ. Điều này rất then chốt.

Rất nhiều người vội vã kiếm cho được học vị tiến sĩ, để mau chóng trở thành (hay củng cố vị trí) lãnh đạo. Không ít người trong số đó đã tham nhũng, mà nhanh giàu nhất hiện nay là tham nhũng đất đai. Nhiều người như vậy đã phải ngồi nhà đá.

Vậy nên, một trong những cách cứu vãn sự đào tạo tiến sĩ là hợp lý hoá chính sách đất đai. Ngoài ra, muốn để cho những lỗ hổng về chính sách không làm hỏng sự đào tạo tiến sĩ, thì phải cương quyết bãi bỏ ưu tiên chọn lãnh đạo có bằng tiến sĩ.

- Còn để dẹp nạn tiến sĩ “lởm”, cần thay đổi và thực hiện những điều gì thưa ông?

GS Nguyễn Hữu Việt Hưng: Nếu việc có bằng tiến sĩ không được ưu tiên trong tuyển chọn lãnh đạo, thì người ta không chen nhau làm tiến sĩ nữa. Nhu cầu làm luận án tiến sĩ giảm. Chất lượng tiến sĩ khi đó là chuyện riêng của giới học thuật.

Việc người làm lãnh đạo có thực sự cần văn bằng Học sĩ (chỉ cần học rộng biết nhiều) hay không là vấn đề do xã hội quyết định. Nhớ rằng, trên thế giới chỉ có bằng Thạc sĩ (Master) không đòi hỏi kết quả nghiên cứu mới, còn bằng Doctor chắc chắn phải có. Nhằm mục tiêu hội nhập quốc tế, sự đào tạo tiến sĩ cần học theo các nước có nền khoa học tiên tiến. Tuyệt nhiên không “vẽ rắn thêm chân”. Chẳng hạn, không thể đòi hỏi người dự tuyển NCS phải có bài báo khoa học. Chuyện này chỉ khuyến khích thị trường mua bán bài báo. Hội đồng bảo vệ luận án là do thầy hướng dẫn mở và mời, thầy hướng dẫn đương nhiên là Chủ tịch Hội đồng. Việc mời ai tham gia hội đồng là việc của thầy hướng dẫn. Chấm dứt việc không cho người hướng dẫn là một thành viên của hội đồng.

Để cho văn bằng tiến sĩ của ta cũng xứng với văn bằng các nước tiên tiến, cần có công bố quốc tế. Khi mà cả thầy hướng dẫn lẫn NCS trong một số chuyên ngành không còn lòng tự trọng, (cũng có thể họ chưa từng biết một luận án tiến sĩ phải thế nào), thì việc bắt buộc có công bố quốc tế hiển nhiên là một lối thoát. Do các yếu tố lịch sử, do sự cống hiến của một số yếu nhân, một số ngành ở nước ta, chẳng hạn Toán học, đã có công bố quốc tế trong mỗi luận án tiến sĩ.

Có người nói KHXH rất khó công bố quốc tế. Họ viện dẫn đặc thù của chuyên ngành. Có đúng thế không? Thật ra, các nghiên cứu nghiêm túc về CNXH được chào đón tại nhiều tạp chí. Gần đây, công bố quốc tế trong KHXH tăng một cách ấn tượng.

"Để cho văn bằng tiến sĩ của ta cũng xứng với văn bằng các nước tiên tiến, cần có công bố quốc tế" - GS Nguyễn Hữu Việt Hưng

Nếu thế hệ trước công bố quốc tế tốt, thì họ sẽ truyền thụ được chuyện đó cho các thế hệ sau.

Việc đòi hỏi luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế có thể đi ngược với việc ở các nước hàng đầu về khoa học (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật...), có nhiều NCS khi bảo vệ tiến sĩ chưa có bài báo khoa học nào. Nếu sau này người ấy không công bố được (chẳng hạn vì phát hiện ra luận án sai) thì sao? Thì uy tín khoa học của thầy hướng dẫn bị sứt mẻ, và tiến sĩ mới ấy không bao giờ xin được một vị trí khoa học (giảng viên hay nghiên cứu viên). Nếu thầy hướng dẫn không ngại uy tín bị sứt mẻ, vì không còn lòng tự trọng, và tiến sĩ mới đã có nơi làm việc trước khi thành tiến sĩ, thì sao? Nếu người ta quyết xé rào, và nếu họ lại được các đồng nghiệp trong hội đồng ủng hộ thì... không rào cản pháp luật nào ngăn được họ. Khi đó cần đến sự răn đe của đạo đức và tôn giáo. Nếu cả đạo đức và tôn giáo cũng vô nghĩa với họ thì sao? Khi đó, rất có thể chúng ta phải ... làm lại từ đầu.

Mục tiêu cơ bản là tĩnh tâm và kiên định xây dựng một nền đại học tử tế, trong đó tiến sĩ phải ra tiến sĩ. Những phát kiến, đóng góp của mỗi luận án tiến sĩ phải có tính nguyên thủy/độc đáo và có ý nghĩa.

Mọi điều luật đều do con người đặt ra. Đặt ra được thì họ cũng lách qua được. Cho nên những việc quan trọng phải được trao vào tay những người có lòng tự trọng. Sự đào tạo tiến sĩ chỉ diễn ra tử tế trong một xã hội căn bản là sự tử tế.

Đem "khúc gỗ mục" về nhà, anh nông dân không ngờ nhặt được cả kho báu

Sau khi được gột sạch bùn đất, “khúc gỗ” dần “hiện nguyên hình” là một hòn đá có màu đỏ tuyệt đẹp, càng rửa màu sắc của nó càng rực rỡ.

Cũng như Bonsai, nghệ thuật chơi đá cảnh xuất phát từ Trung Hoa, dưới triều nhà Tống. Vào năm 1117, khi Tống Huy Tông được triều cống những viên đá đẹp từ vùng núi Khánh Đá, thuộc huyện Từ Châu (nay là huyện Linh Bích), thì vị hoàng đế này bắt đầu say mê chơi đá và dân chúng cũng bắt đầu chú ý tới những viên đá đẹp. Từ đó về sau thú chơi đá cảnh ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều người, nhất là các đại gia còn tin rằng đá cảnh mang lại may mắn trong công việc và cuộc sống, trấn giữ phong thủy.

Theo những người buôn đá cảnh lâu năm, đa số khách hàng thích những loại đá cảnh “nguyên bản”, nghĩa là mài theo hình dạng ban đầu của nó. Chính vì vậy đá cảnh nguyên bản, hình dáng càng kỳ lạ, độc đáo lại càng được ưa chuộng.