Hoàng đế có năng lực ân ái "đỉnh" nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

Cuộc đời của Tống Huy Tông có thể xem là một truyền kỳ, vừa là "Thiên tử Lầu xanh" vừa là "Đế vương vong quốc".

Tống Huy Tông Triệu Cát là một trong những vị Hoàng đế nổi bật nhất lịch sử Trung Hoa. Bên cạnh khả năng võ nghệ vô song, ông còn là một họa sĩ, nhà thơ và thư pháp gia lớn của Trung Quốc, là người nghĩ ra kiểu chữ viết "sấu kim thể" trong nghệ thuật thư pháp. 

Chẳng những vậy, Tống Huy Tông còn nổi tiếng vì hoang dâm vô độ, ông sống 54 năm nhưng đã có đến 80 người con. Vào thời điểm ông thoái vị, trong hậu cung đã có hơn 6.000 nữ nhân. Nhưng họ vẫn không thể thỏa mãn dục vọng của ông. Tống Huy Tông luôn thích xuất cung đến thanh lâu. Có lẽ vì vậy mà trong dân gian đã lan truyền giai thoại về mối tình si mê của Tống Huy Tông với kỹ nữ Lý Sư Sư. 

Tống Huy Tông là vị hoàng đế thứ 8 của triều Bắc Tống. Vừa lên ngôi, ông đã lập tức ban hành luật lệ mới. Ban đầu, Tống Huy Tông vẫn giữ được khí thế của một minh quân, nhưng về sau ông dần không còn tập trung trí lực vào chính sự nữa, suốt ngày theo đuổi cuộc sống xa hoa, để mặc tham quan lộng hành, triều đình bị lũng đoạn. 

Hoang de co nang luc an ai

Tống Huy Tông trời sinh tính phong lưu đa tình, rất si mê cái đẹp. Theo thống kê từ "Tĩnh Khang bại sử tiên chứng: Khai phong phủ trạng", vào thời điểm đất nước rơi vào khó khăn, phi tần của Tống Huy Tông có tổng cộng là 143 người, cung nữ và nữ quan là 504 người, ca nữ là 1.214 người. Đến khi Hoàng đế thoái vị thì có hơn 6000 nữ nhân trong hậu cung, ông trở thành vị quân chủ có nhiều phi tần cung nữ nhất trong lịch sử Trung Hoa. 

Dựa vào số liệu này, nhiều người suy đoán khi Tống Huy Tông còn tại vị thì số nữ nhân trong cung của ông phải có ít nhất là 10.000 người. 

Theo "Tĩnh Khang bại sử tiên chứng: Thanh cung dịch ngữ", vào ngày 5, 7 hàng tháng, Tống Huy Tông sẽ sủng hạnh trinh nữ, sau đó sẽ ban phong hào cho nữ nhân đó. Nếu được sủng hạnh 1 lần nữa, người này sẽ được nâng lên một bậc phi vị.

Hoang de co nang luc an ai

Mặc dù hậu cung của mình đã có hàng nghìn nữ nhân, Tống Huy Tông vẫn không hề cảm thấy thỏa mãn, luôn cho rằng Lầu xanh mới là lựa chọn tốt nhất. Để thuận tiện hơn, ông đã thành lập một bộ phận đến Lầu xanh cùng mình, gọi là "Hành hạnh cục".

Trong dân gian Trung Quốc thường bàn về chuyện tình của Tống Huy Tông và kỹ nữ Lý Sư Sư. Lý Sư Sư là một ca kỹ nổi tiếng thời Bắc Tống, nàng có nhan sắc tuyệt trần, thông thạo cầm kỳ thi họa. 

Tống Huy Tông đã gặp mặt Lý Sư Sư ở Lầu xanh nhiều lần, về sau Hoàng đế đã cho người đào đường hầm từ hoàng cung dẫn thẳng đến Lầu xanh để thuận tiện cho những cuộc gặp gỡ với người thương. Hiện tại, trong khu di tích lịch sử Bắc thành vẫn còn nhiều dấu vết của đường hầm bí ẩn này.

Lúc bấy giờ, Lý Sư Sư đã có được ân sủng của Hoàng đế nhưng vẫn rất đa tình, không nỡ đoạn tuyệt với một nam nhân tên là Chu Bang Ngạn. Biết mỹ nhân vẫn còn qua lại với kẻ khác, Tống Huy Tông liền nổi giận rồi đuổi hắn ra khỏi kinh thành. 

Về sau, khi Tống Huy Tông trở thành tù nhân của nhà Kim, Lý Sư Sư đã một mình đến doanh trại để gặp ông. Sau khi 2 người hội ngộ, ôm nhau khóc một lúc lâu, Lý Sư Sư đã nuốt trâm cài tóc vào bụng tự vẫn.

Tống Huy Tông còn là vị Hoàng đế có nhiều con cái nhất lịch sử Trung Quốc, theo "Tĩnh Khang bại sử tiên chứng" ông có tổng cộng 80 người con, vượt qua cả Hoàng đế Khang Hi và Hoàng đế Càn Long triều nhà Thanh. 

Tại sao các Hoàng đế Trung Hoa thường trọng dụng cậu ruột hơn chú ruột

Trong lịch sử Trung Hoa, đa số các vị Hoàng đế này đều thích trọng dụng cậu ruột (cữu cữu) để củng cố quyền lực chính trị hơn là chú ruột.

Có hàng trăm vị Hoàng đế đã lần lượt gây dựng nên lịch sử phong kiến hơn 2 nghìn năm tại Trung Quốc. Và đa số các vị Hoàng đế này đều thích trọng dụng cậu ruột (cữu cữu), nhất là những vị Hoàng đế lên ngôi khi còn trẻ tuổi, họ thường sử dụng cậu ruột để củng cố quyền lực chính trị hơn là chú ruột (thúc thúc). Rốt cuộc là vì sao?

Nguyên nhân thứ 1, dựa trên mối quan hệ lợi ích. Trong dân gian Trung Quốc có một câu nói như thế này: "Cữu cữu thân thiết hơn thúc thúc", đó là bởi vì cữu cữu và ngoại sanh (cháu trai họ ngoại) chỉ có quan hệ tình thân, rất ít khi có xung đột lợi ích. Thông qua nhiều sự kiện lịch sử, chúng ta có thể thấy rõ, thúc thúc nguy hiểm hơn cữu cữu. 

Chuyện chưng diện của Từ Hi Thái Hậu đáng để học hỏi

Xoay quanh chuyện làm đẹp, ăn mặc của vị vua 'khét tiếng" nhất lịch sử Trung Hoa cũng có nhiều giai thoại đáng nhớ.

Mặc dù đã qua đời hơn 100 năm nhưng những câu chuyện được lưu truyền xung quanh cuộc đời của Từ Hi Thái Hậu vẫn luôn nhận được sự quan tâm của người Trung Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung. Bà được lịch sử mệnh danh là "Qúy bà Rồng", là "Lão phật gia" với cách nắm quyền cai trị vô cùng khắc nghiệt trong gần 5 thập kỷ.

Nhắc đến vị Thái hậu này, hậu thế thường truyền tai nhau những câu chuyện về cách cai trị khắc nghiệt, khét tiếng và bên cạnh đó là lối sống xa hoa, vô độ. Độc tài, bản lĩnh, mạnh mẽ thế nhưng Từ Hi Thái Hậu cũng là một phụ nữ như bao người phụ nữ khác, luôn thích làm đẹp và trau chuốt cho ngoại hình của mình. Xoay quanh chuyện làm đẹp, ăn mặc của vị vua 'khét tiếng" nhất lịch sử Trung Hoa cũng có nhiều giai thoại đáng nhớ.

Vị Hoàng đế kỳ quặc nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

Lưu Hạ chỉ tại vị 27 ngày nhưng đã làm ra 1127 chuyện xấu xa, rốt cuộc ông là người như thế nào?

Trong lịch sử Trung Hoa, có rất nhiều người làm bằng mọi cách để trở thành Hoàng đế. Tuy nhiên, xét cho cùng thì làm Hoàng đế không hề dễ dàng, mỗi quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến cả một đất nước. 

Dù vậy, vẫn có một số người, sau khi trở thành Hoàng đế tối cao thì tự cho bản thân có quyền được hưởng thụ, không lo lắng chuyện chính sự mà chỉ ăn chơi sa đọa mỗi ngày. Trong số đó, không thể không nhắc đến Xương Ấp Vương Lưu Hạ, vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Tây Hán. Theo lịch sử ghi chép, Lưu Hạ chỉ tại vị 27 ngày nhưng trong 27 ngày đó, ông đã làm ra 1127 chuyện xấu xa nực cười. Rốt cuộc, ông là người như thế nào?