Vì sao đường phía Bắc hằn lún nhiều hơn phía Nam?

Nhiều tuyến quốc lộ, đường cao tốc ở phía Bắc bị hằn lún, trong khi đó ở khu vực phía Nam ít xuất hiện hiện tượng này. Vì sao?

Hằn lún do vật liệu?
Trước tình trạng hằn lún vệt bánh xe xuất hiện trên những tuyến đường mới đưa vào sử dụng, các chuyên gia đã có nhiều cuộc hội thảo tìm nguyên nhân. Một số nguyên nhân chính dẫn đến đường bị hằn lún được chỉ ra là: Nhiệt độ môi trường thay đổi, xe quá tải, quy trình và chất lượng thi công, chất lượng nhựa đường hoặc các thành phần cốt liệu như: Cát, đá dăm…
Vì sao đường phía Bắc hằn lún nhiều hơn phía Nam? ảnh 1
Vì sao đường phía Bắc hằn lún nhiều hơn phía Nam? 
GS.TS. Dương Học Hải (Đại học Xây dựng) khẳng định, nếu nói nguyên nhân do nhiệt độ thời tiết nắng nóng, lượng phương tiện lưu thông tăng cao là thiếu chính xác. GS Hải cho biết, nhiệt độ mặt đường trên QL1 từ 30 năm trước đã trên 70oC chứ không phải bây giờ mới nóng thế. Các tiêu chuẩn thiết kế bê tông nhựa mặt đường cũng đã tính toán đến yếu tố này. Do đó, nếu nói nguyên nhân làm bê tông nhựa bị nóng chảy do nhiệt độ tăng cao lúc trời nắng nóng là vô nghĩa. “QL1 làm mấy chục năm trước có bị làm sao đâu”, GS Hải nói.
GS Hải đưa ra 3 yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe. Trước hết là khâu lựa chọn nhựa, tiếp đó là sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa và quan trọng nhất là khâu thi công. “Tất cả các khâu này đều do con người thực hiện, vì vậy đừng đỗ lỗi cho các yếu tố khách quan. Nếu các khâu này được thực hiện đúng quy trình, có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, chắc chắc đường không thể bị hằn lún”, GS Hải khẳng định.
Lý giải vì sao ở khu vực phía Bắc xuất hiện hằn lún nhiều hơn, Tiến sĩ Nguyễn Quang Phúc (Đại học GTVT) cho rằng ,có thể ở khu vực phía Bắc nguồn cốt liệu lựa chọn để thiết kế thành phần bê tông nhựa (đá, cát…) khó khăn hơn so với miền Nam. Bởi đa số đá ở miền Bắc chủ yếu là đá vôi có cường độ thấp nên việc phối trộn khó khăn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Sơn - Tổng giám đốc Công ty CP ĐTXD BMT cho biết, tình trạng hằn lún vệt bánh xe không loại trừ khu vực miền Bắc hay miền Nam mà có thể xảy ra bất cứ ở đâu. Vấn đề là trong quy trình nghiên cứu, sản xuất và thi công bê tông nhựa mặt đường phải kiểm soát một cách chặt chẽ sẽ hạn chế được hằn lún.
Cách nào xử lý triệt để hằn lún?
Câu hỏi đặt ra là có xử lý được triệt để vấn đề hằn lún vệt bánh xe đang gây bức xúc hiện nay không? Nhiều chuyên gia, các nhà thầu, đơn vị thi công đều khẳng định là hoàn toàn có thể xử lý được triệt để, quan trọng là các đơn vị có dám nhìn thẳng và quyết tâm không.
Thực tế, không phải ở khu vực phía Nam không có hằn lún vệt bánh xe. Mấy năm trước đã từng xảy ra tình trạng này. Cụ thể, đường Đồng Văn Cống (đường liên tỉnh 25B) đã bị hằn lún vệt bánh xe. Đây là tuyến đường huyết mạch đi vào cảng Cát Lái với lưu lượng phương tiện dày đặc, đặc biệt là xe tải nặng, xe container. Đoạn đường này vừa mới đưa vào sử dụng tháng 5/2012, nhưng chỉ một thời gian sau đã bị hằn lún mặt đường ở làn xe container, có nơi hằn sâu gần 20cm.
Lúc đầu nhiều người cũng cho rằng tình trạng hằn lún là do xe tải nặng. Tuy nhiên, do không chẩn đoán chính xác “bệnh” nên sau nhiều lần sửa chữa đường vẫn bị hằn lún.
Ông Nguyễn Việt Sơn - Tổng giám đốc BMT là đơn vị được giao thực hiện xử lý hằn lún ở tuyến đường này cho biết, đơn vị đã phải qua nhiều lần nghiên cứu mới tìm được giải pháp tối ưu. Từ vật liệu nhựa đường thông thường, công ty đã nghiên cứu cải tiến bằng cách cho thêm một loại phụ gia tăng cường độ khi tạo hỗn hợp bê tông nhựa. Thay vì sử dụng nhựa đường polymer có giá đắt gấp 1,5 lần so với nhựa đường thông thường, nhựa đường này đã được cải tiến phù hợp với điều kiện khí hậu ở các vùng miền. Cuối cùng vật liệu này đã được sử dụng thí điểm ở một số đoạn trên đường Đồng Văn Cống và tình trạng hằn lún mặt đường được xử lý triệt để. Hiện tại, Công ty cũng đã lên kế hoạch dùng vật liệu này để sửa chữa toàn bộ tuyến đường này.
Công nghệ trên cũng được sử dụng trên Xa lộ Hà Nội. Với lưu lượng trên 50.000 lượt xe/ngày đêm, trong đó có nhiều xe container, xe tải nặng nhưng Xa lộ Hà Nội vẫn không hề hấn gì. Tương tự, tuyến QL1 đoạn An Sương - An Lạc cũng có lưu lượng phương tiện trên 30.000 lượt/ngày đêm, nhưng sau nhiều năm đưa vào sử dụng cũng không hề hằn lún. “Nếu nói nguyên nhân hằn lún là do xe quá tải thì đây là ví dụ điển hình”, GS Dương Học Hải nói.

Ngư dân bám biển Hoàng Sa nhận tàu cá bọc thép 7 tỷ

(Kiến Thức) - Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vừa bàn giao tàu cá vỏ thép Sang Fish 01 cho ngư dân Phan Bé để bám biển Hoàng Sa.

Tàu vỏ thép mang tên Sang Fish 01, do Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, có trụ sở tại Khánh Hòa) đóng vừa được bàn giao cho ngư dân Phan Bé (Quảng Ngãi) sáng nay (2/7).
 Tàu vỏ thép mang tên Sang Fish 01, do Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, có trụ sở tại Khánh Hòa) đóng vừa được bàn giao cho ngư dân Phan Bé (Quảng Ngãi) sáng nay (2/7).

Đây là loại tàu cá vỏ thép đánh bắt cá biển theo phương thức lưới vây. Tàu có chiều dài 25,21m, rộng 7,8m, được trang bị nhiều thiết bị hàng hải hiện đại gồm hệ thống radar, máy định vị GPS, máy thu phát hai chiều cầm tay, phao vô tuyến chỉ báo sự cố, phao cứu sinh các loại, thiết bị cứu hỏa, trang vật tư y tế sơ cấp cứu. . .
 Đây là loại tàu cá vỏ thép đánh bắt cá biển theo phương thức lưới vây. Tàu có chiều dài 25,21m, rộng 7,8m, được trang bị nhiều thiết bị hàng hải hiện đại gồm hệ thống radar, máy định vị GPS, máy thu phát hai chiều cầm tay, phao vô tuyến chỉ báo sự cố, phao cứu sinh các loại, thiết bị cứu hỏa, trang vật tư y tế sơ cấp cứu. . .

Tàu có thể duy trì vận tốc trung bình 11 hải lý/giờ trong cự ly di chuyển liên tục 2.000 hải lý trên biển.Tàu có 6 khoang chính, với trọng tải chứa khoảng 60 tấn thủy sản, chưa kể ngư cụ. Trong ảnh là máy kéo lưới hiện đại được trang bị trên tàu.
Tàu có thể duy trì vận tốc trung bình 11 hải lý/giờ trong cự ly di chuyển liên tục 2.000 hải lý trên biển.Tàu có 6 khoang chính, với trọng tải chứa khoảng 60 tấn thủy sản, chưa kể ngư cụ. Trong ảnh là máy kéo lưới hiện đại được trang bị trên tàu.

Tại lễ bàn giao và tiếp nhận tàu (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa), sau thời gian hạ thủy hôm 12/6 và chạy thử, lãnh đạo Nhà máy đóng tàu và chủ tàu xác nhận “Về mặt an toàn, so với tàu vỏ gỗ, tàu vỏ thép này có những ưu thế vượt trội, tiêu hao nhiên liệu thấp hơn tàu vỏ gỗ cùng loại nên ngư dân rất yên tâm”.
 Tại lễ bàn giao và tiếp nhận tàu (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa), sau thời gian hạ thủy hôm 12/6 và chạy thử, lãnh đạo Nhà máy đóng tàu và chủ tàu xác nhận “Về mặt an toàn, so với tàu vỏ gỗ, tàu vỏ thép này có những ưu thế vượt trội, tiêu hao nhiên liệu thấp hơn tàu vỏ gỗ cùng loại nên ngư dân rất yên tâm”.

Ngay sau khi tiếp nhận tàu, ông Phan Bé cho biết, tàu sẽ lên đường ra Hoàng Sa ngay để đánh bắt hải sản. Đồng thời, Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang đã làm lễ cắt thép đóng mới 2 tàu vỏ thép, cũng cho 2 ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi.
 Ngay sau khi tiếp nhận tàu, ông Phan Bé cho biết, tàu sẽ lên đường ra Hoàng Sa ngay để đánh bắt hải sản. Đồng thời, Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang đã làm lễ cắt thép đóng mới 2 tàu vỏ thép, cũng cho 2 ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi.

Việc ngư dân Phan Bé tiếp nhận tàu Sang Fish 01, là sự kiện quan trọng đối với ngư dân Quảng Ngãi, khi đây là tàu cá vỏ thép thứ 2 được Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang đóng cho ngư dân với kinh phí hơn 7 tỷ đồng (trước đó, tàu cá vỏ thép tương tự mang tên Hoàng Anh 01, đã được bàn giao cho ngư dân Mai Thành Văn, cũng một ngư dân ở Quảng Ngãi).
 Việc ngư dân Phan Bé tiếp nhận tàu Sang Fish 01, là sự kiện quan trọng đối với ngư dân Quảng Ngãi, khi đây là tàu cá vỏ thép thứ 2 được Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang đóng cho ngư dân với kinh phí hơn 7 tỷ đồng (trước đó, tàu cá vỏ thép tương tự mang tên Hoàng Anh 01, đã được bàn giao cho ngư dân Mai Thành Văn, cũng một ngư dân ở Quảng Ngãi). 

Lễ cắt băng bàn giao tàu.
 Lễ cắt băng bàn giao tàu.

Lễ cắt thép đóng mới thêm 2 tàu cá vỏ thép.
 Lễ cắt thép đóng mới thêm 2 tàu cá vỏ thép.

Tại lễ bàn giao tàu, Hội đồng hương và doanh nhân Quảng Ngãi tại TP.HCM cũng trao tặng quỹ hỗ trợ cho ngư dân Quảng Ngãi số tiền 3,5 tỷ đồng.
 Tại lễ bàn giao tàu, Hội đồng hương và doanh nhân Quảng Ngãi tại TP.HCM cũng trao tặng quỹ hỗ trợ cho ngư dân Quảng Ngãi số tiền 3,5 tỷ đồng.

Ảnh chi tiết tàu tuần tra “khủng” nhất của Kiểm ngư VN

Tàu kiểm ngư số hiệu KN-781 vừa được bàn giao cho Kiểm ngư Việt Nam được coi là một trong hai tàu kiểm ngư hiện đại, lớn nhất khu vực.

Sáng 30/6, tại Quảng Ninh, Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hạ Long đã bàn giao tàu kiểm ngư mang số hiệu KN-781 cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Đây được coi là một trong hai tàu kiểm ngư hiện đại, lớn nhất khu vực.
 Sáng 30/6, tại Quảng Ninh, Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hạ Long đã bàn giao tàu kiểm ngư mang số hiệu KN-781 cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Đây được coi là một trong hai tàu kiểm ngư hiện đại, lớn nhất khu vực.

Tàu có chiều dài toàn bộ 90,5 m; chiều rộng lớn nhất 14 m; trọng tải 500 tấn.
Tàu có chiều dài toàn bộ 90,5 m; chiều rộng lớn nhất 14 m; trọng tải 500 tấn.