Vì sao các cung nữ lại cực kỳ sợ được hoàng đế sủng hạnh?

Có một cung nữ trong lần đem nước rửa tay được vua trầm trồ vì đôi tay nõn nà trắng trẻo. Chỉ là hành động cầm tay lên ngắm nghía thôi nhưng nàng cung nữ này sau đó đã bị hoàng hậu sai người chặt tay ngay khi vừa phát hiện.

Vượt qua quá trình tuyển chọn vô cùng gắt gao
Trong lịch sử Trung Hoa, đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện thường nên hậu cung của hoàng đế dẫu có hàng trăm nghìn mỹ nữ cũng là điều dễ hiểu. Ai cũng muốn lọt được vào mắt xanh của hoàng đế, được hưởng sự sủng ái, yêu chiều nên cuộc chiến tranh quyền đoạt vị chốn hậu cung không hề đơn giản. Họ sẵn sàng dùng mọi mưu sâu kế hiểm để có thể giúp mình tiến sâu hơn trên con đường bước tới ngôi mẫu nghi thiên hạ.
Với những cô gái xuất thân thường dân, cách duy nhất để có thể đến gần hơn với vua chính là nhập cung để trở thành cung nữ trước. Họ đều là những người con gái nhà lành, có xuất thân và phẩm chất tốt, vẻ ngoài xinh đẹp và lứa tuổi chỉ từ 13 đến 16.
Vi sao cac cung nu lai cuc ky so duoc hoang de sung hanh?
 Ảnh minh họa.
Để có thể chính thức trở thành một cung nữ, họ sẽ phải trải qua quá trình tuyển chọn vô cùng gắt gao. Ví dụ như ở triều nhà Minh, có hàng ngàn nữ nhân từ khắp nơi tham gia tuyển chọn nhưng đến vòng cuối cùng chỉ có 100 cô gái là đủ tiêu chuẩn. Đến đây, họ mới chỉ bắt đầu những ngày tháng chôn chân trong 4 bức tường. 
Sau khi vào cung, các cung nữ mới sẽ chịu sự rèn giũa từ các cung nữ già. Họ phải học cách trang điểm, cách đi đứng, học ăn, học ngủ cũng như 1001 các nội quy khác của hậu cung. Nếu như ở thời nhà Thanh, cung nữ còn không được phép ngửa mặt lên trời khi nằm ngủ mà phải nằm nghiêng vì sợ bị coi là ăn cắp phúc phần của chủ tử, xếp vào tội đại nghịch bất đạo. Họ cũng không dám ăn nhiều vì sợ chẳng may trung tiện (xì hơi) hay ăn no vì sợ sẽ ngủ quên.
Họ, những người con gái phẩm chất lẫn vẻ ngoài xuất sắc ngoài dân gian kia khi đã vào cung coi như xác định không có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường. Họ cứ thế trải qua những tháng ngày quanh 4 bức tường, trừ khi có nhiệm vụ đặc biệt mới được xuất cung, còn không sẽ lặng lẽ sống như vậy đến già.
Có nhiều người vẫn nghĩ, vậy thì chỉ cần được hoàng đế để ý tới, chẳng phải cuộc đời của những nữ nhân này sẽ một bước lên tiên, thoát khỏi kiếp chôn chân sau 4 bức tường sao? Thế nhưng đa phần các cung nữ lại đều rất sợ điều này, họ sợ được hoàng đế sủng hạnh.
Nỗi sợ "con dao 2 lưỡi" khi được vua sủng hạnh
Là người đứng đầu một nước, hoàng đế có quyền sủng hạnh bất cứ một nữ nhân nào khi cảm thấy vừa ý. Chỉ cần được lọt vào mắt xanh của hoàng đế rồi sinh được một hoàng tử, cuộc sống có thể đổi đời sau một đêm. Tuy nhiên các cung nữ, người vốn có địa vị thấp kém trong cung lại cực kỳ sợ điều này.
Lịch sử đã ghi lại những người cung nữ như vậy, được hoàng đế để ý tới hay thậm chí là đem lòng yêu thương nhưng rồi họ phải nhận cái kết quá đau đớn.
Thời vua Tống Quang Tông, hoàng đế thứ 12 của nhà Tống, hoàng hậu Lý Phượng Nương nổi tiếng độc ác, sẵn sàng dùng những đòn man rợ nhất để ngăn chặn nữ nhân khác đến gần chồng mình. Có một cung nữ trong lần đem nước rửa tay được vua trầm trồ vì đôi tay nõn nà trắng trẻo. Chỉ là hành động cầm tay lên ngắm nghía thôi nhưng nàng cung nữ này sau đó đã bị hoàng hậu sai người chặt tay ngay khi vừa phát hiện.
Có nàng cung phi tên Kỷ thị (sau là Hiếu Mục Hoàng hậu) được vua sủng ái, thậm chí sinh hạ được hoàng tử Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường. Những tưởng nàng sẽ có cái kết đẹp, một bước đổi đời song điều này đã vấp phải ánh mắt đố kỵ của Vạn quý phi. Vạn quý phi biết chuyện đã phái người cưỡng ép nhằm khiến Kỷ thị sảy thai.
Người đàn ông này sau đó vì động lòng trắc ẩn mà đã bảo vệ Kỷ thị, sau khi đứa bé ra đời được lén nuôi trong cung rồi 6 tuổi mới được gặp lại vua cha. Cuối cùng, nàng cung nữ ngày nào vẫn bị giết hại khi mới tròn 24 tuổi.
Có những cung nữ khác, cũng được hoàng đế ân sủng nhưng không mang long thai. Họ sau khi hết thời hạn phục vụ trong hoàng cung thường được trở về với gia đình. Tuy nhiên những tháng ngày sau đó thường là nỗi cô đơn, buồn tủi vì không một người đàn ông bình thường nào dám đem lòng yêu thương họ, tránh phạm đến vua. Trong trường hợp đau đớn hơn, họ có thể phải tuẫn táng theo khi hoàng đế băng hà.

10 điều không ngờ ít ai biết trong Tây Du Ký

Trong Tây Du Ký ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn, những chi tiết mà người xem thường hay bỏ qua, nếu hiểu được những điều này có thể thấy được sự tinh tế và tâm huyết của tác giả đối với nội dung của tác phẩm Tây Du Ký.

Tây Du Ký là một bộ phim gắn liền với tuổi thơ của các thế hệ 7x, 8x, 9x, thậm chí cho đến bây giờ khi cuộc sống hiện đại hơn, công nghệ phim ảnh 3D, internet, mạng xã hội phát triển thì Tây Du Ký vẫn luôn là một tác phẩm kinh điển trong lòng mọi người.

Giải mã kỳ án kinh hoàng bị giấu nhẹm trong Tử Cấm Thành

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành không chỉ là trung tâm chính trị của nhà Minh và Thanh mà còn là nơi xảy ra một vụ án ly kỳ nhưng không kém phần bí ẩn. Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể giải mã được vụ án người "điên" nhảy mùa trọng điện Thái Hòa năm 1905.

Giai ma ky an kinh hoang bi giau nhem trong Tu Cam Thanh
 Là nơi sống của hoàng đế Trung Hoa và hậu cung, Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung là cung điện xa hoa, lộng lẫy với tổng diện tích rộng 720.000 m2. Bên trong Tử Cấm Thành có 800 cung và 999.999 gian phòng.

Nhân vật nào gây nhiều tội ác nhất trong kiếm hiệp Kim Dung?

Sự mưu mô xảo quyệt, đê tiện và tàn bạo đến tận cùng của Thành Côn trong phim Ỷ thiên đồ long ký khiến người hâm mộ khó lòng quên nổi.

Thành Côn là một nhân vật được cố nhà văn Kim Dung tạo ra trong tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký. Y xuất hiện dưới vỏ bọc là nhà sư từ bi đức độ với pháp hiệu Viên Chân, nhưng ẩn sau nó là một người mưu mô xảo quyệt, đê tiện và độc ác. Thành Côn có tâm nguyện muốn trở thành Võ Lâm Chí Tôn và làm vua. Để gây tiếng xấu cho Minh Giáo, Thành Côn giết hại người nhà của đệ tử Tạ Tốn, vốn là Hộ Pháp của Minh Giáo. Tạ Tốn vì uất hận mà ra tay giết người bừa bãi trở thành kẻ thù của giang hồ, còn bản thân trốn vào đầu quân phái Thiếu Lâm, pháp hiệu Viên Chân.