Vì sao bạn chảy nước mũi khi trời lạnh?

Chảy nước mũi khi trời lạnh là hiện tượng bình thường, chất lỏng chảy khỏi mũi là nước trong và sạch cô đọng, không phải là dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Vào mùa đông, thời tiết rất lạnh, nhiều người gặp hiện tượng chảy nước mũi dù không ho không sốt. Vậy tại sao lại xuất hiện hiện tượng này, có nguy hiểm hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Các nhà nghiên cứu cho biết, hiện tượng chảy nước mũi khi trời lạnh là do sự ngưng tụ và bay hơi.
Khi không khí thở ra ấm và ẩm đi qua các bề mặt nước nhầy của mũi, bị không khí lạnh hít vào làm mát đi, nó ngưng tụ giống như khi bạn phà hơi thở vào một tấm gương lạnh. Nước nhầy của mũi không thể hấp thu tất cả lượng ẩm, nên mũi của chúng ta sẽ chảy nước để loại bỏ phần dư thừa. Chất lỏng chảy khỏi mũi là nước trong và sạch cô đọng và không phải là dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Vi sao ban chay nuoc mui khi troi lanh?
Ảnh minh hoạ. 
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Annals of Allergy phát hiện có đến 96% người khảo sát từng bị chảy nước mũi khi thời tiết trở lạnh, trong đó 48% bị ở mức độ vừa và nặng. Bác sĩ Murray Grossan tại Viện xoang và sức khỏe Grossan (Mỹ) cho biết, chảy nước mũi là một cơ chế để bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi.
Mũi có 2 chức năng chính là làm ấm không khí và lọc vi khuẩn trước khi đưa vào phổi. Hai chức năng này được thực hiện nhờ lông mũi và các chất nhầy trong khoang mũi. Vào mùa lạnh, nhiệt độ không khí sẽ thấp và khô hơn so với mùa hè nóng ẩm. Mũi sẽ phản ứng bằng cách tiết ra nhiều chất nhầy nhiều hơn để làm ấm không khí.
Khi chất nhầy được tiết ra quá nhiều, nó sẽ chảy ra ngoài. Dù phản ứng này là khó chịu nhưng đó là phản ứng cần thiết để bảo vệ cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây chảy nước mũi, chẳng hạn như dị ứng hay cảm lạnh, chứ không riêng gì thời tiết thay đổi.
Nếu nước mũi bị chảy quá nhiều kèm theo nghẹt mũi thì người mắc có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn để làm khô mũi, giúp mũi thông thoáng, dễ chịu hơn, các chuyên gia cho biết.
Còn trong trường hợp bình thường, không cần dùng thuốc mà nên chú ý thực hiện các biện pháp giữ ấm mũi miệng, chạy máy tạo độ ẩm, dùng nước muối sinh lý xịt mũi để làm ẩm đường mũi sẽ giúp giữ ẩm cho đường mũi của bạn và giúp bạn không tiết quá nhiều chất nhầy. Đồng thời, luyện tập thể dục, dưỡng sinh nâng cao sức đề kháng góp phần làm giảm tình trạng chảy nước mũi, hắt xì khi gặp lạnh.

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Khi thời tiết giao mùa, trẻ em mắc viêm đường hô hấp lại tăng cao. Cha mẹ nên chú ý một số dấu hiệu chuyển nặng để kịp thời đưa trẻ đi cấp cứu.

Tre bi viem duong ho hap can xu tri the nao?

Khi thời tiết giao mùa, trẻ em mắc viêm đường hô hấp lại tăng cao. Ảnh: Blog.aegon.

Trong thời gian gần đây, khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, thường xuyên có số lượng bệnh nhân trên 50, cao điểm có thể lên đến 70 trường hợp. Các bác sĩ cho biết bệnh nhi nhập viện với bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa như tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhiều nhất là bệnh viêm đường hô hấp.

Vợ chết lặng thấy chồng sàm sỡ em dâu ngay trước lúc cưới

Một ngày trước hôn lễ, cô gái vô tình bắt gặp chồng chưa cưới vuốt ve, sàm sỡ em dâu.