Vật vã cai sữa mẹ “ngân sách” cho con đẻ!

(Kiến Thức) - Theo PGS.TS Hoa Hữu Lân, ngân sách đã đến mức báo động đỏ, nợ công quá lớn, thì lấy đâu mà rót cho những đứa con khát sữa nữa?

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định về quản lý người giữ các chức danh quản lý tại các tập đoàn, tổng công ty (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước). Dự thảo quy định chủ tịch hội đồng thành viên, các thành viên hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc các tập đoàn, tổng công ty không tham gia giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở cơ quan quản lý nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc các quan chức nhà nước không được kiêm nhiệm chức danh quản lý này tại các tập đoàn, tổng công ty.
Được thì ăn, không thì thôi, chẳng chết ai!
Là một chuyên gia kinh tế, ông đánh giá thế nào về giải pháp này?
Dự thảo này xuất phát từ thực tế về hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong thời gian vừa qua. Kinh doanh không hiệu quả, quản lý yếu kém, khiến tập đoàn, tổng công ty này không trở thành quả đấm thép của nền kinh tế như kỳ vọng. Hàng loạt các vụ việc ở Vinashin, Vinalines, các ngân hàng... đã được phanh phui và xử lý hình sự. Bản chất của việc này là do chúng ta chưa tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản lý kinh doanh. Hãy “trả lại tên cho em”. Hãy để các tập đoàn, tổng công ty tự bơi. Không thể kéo dài tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” mãi được.
Ông có thể nói rõ hơn về cái được gọi là “vừa đá bóng vừa thổi còi”?
Trước đây ta có thể phân công, luân chuyển những công chức đang làm công tác quản lý nhà nước trực tiếp hoặc kiêm nhiệm làm tổng giám đốc một tổng công ty nhà nước, đây chính là một hình thức vừa đá bóng vừa thổi còi. Anh vừa là trọng tài, vừa là cầu thủ, thì ai là người bắt lỗi đây? Bằng quyền lực trong tay, anh ta sẵn sàng che lấp đi những cái lỗ, lãi trong kinh doanh. 
Từ đó tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp khác?
Để tôn trọng quy luật của kinh tế thị trường thì giữa các thành phần kinh tế, các chủ sở hữu phải bình đẳng với nhau. Thế nhưng thực tế thì giữa công ty nhà nước với các thành phần kinh tế khác nó giống như con đẻ và con nuôi vậy. Các tập đoàn, tổng công ty vốn nhà nước sử dụng ngân sách để kinh doanh và được hưởng những đặc quyền... dẫn đến tâm lý ỷ lại, kém năng động nên kinh doanh được thì ăn, không được thì thôi, chẳng chết ai! 
Mô hình tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước tồn tại rất lâu rồi, theo ông tại sao đến bây giờ người ta mới tính đến chuyện làm sao cho nó hiệu quả?
Nó có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết liên quan đến lợi ích nhóm. Sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích dẫn đến ung nhọt tồn tại rất lâu. 
PGS.TS Hoa Hữu Lân, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội.
PGS.TS Hoa Hữu Lân, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội. 
Hy vọng còn có thể trục vớt
Vụ án Dương Chí Dũng đang được xét xử với sự quan tâm đặc biệt của dư luận, phải chăng những sai phạm ấy cũng bắt nguồn từ việc không rõ ràng giữa quản lý và kinh doanh trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước?
Thì đúng thế. Nó thể hiện sự yếu kém trong quản lý, bao nhiêu lùm xùm còn đó thì đùng cái lại được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng Hải. Thế mà sau đó họ vẫn nói bổ nhiệm đúng quy trình. Cũng may mà phát hiện sớm chứ không thì... Thế nên tôi mới nói vấn đề nó là thể chế mà thôi.
Việc tách bạch vai trò của lãnh đạo như dự thảo, trong lý thuyết quản lý kinh tế, hẳn là nó đã có rồi?
Đây rõ ràng không phải là phát kiến mới mà nó có sẵn từ rất lâu trong các lý thuyết về kinh tế thị trường. Người ta biết cả đấy! Vấn đề là vận hành nó như thế nào hoặc là có dám vận hành nó hay không mà thôi. Phải từ bỏ được lợi ích nhóm.
Phải chăng, dự thảo này đã nhìn thấu bất cập?
Việc đưa ra dự thảo này, tôi nghĩ là một tín hiệu đáng mừng. Trải qua một quá trình vật vã, trả giá thì đến bây giờ ta mới nhận ra, mới thấy đó là nguyên tắc đúng.
Theo ông đó là cái giá đắt hay rẻ?
Tôi không quan niệm thế nào là đắt, là rẻ. Tôi nhớ đến câu thơ: “Hôm nay ta đi vẫn chưa là sớm/Cất bước hành quân đã vạn năm rồi/Hôm nay ta đi vẫn chưa là muộn/Cuộc hành quân này vẫn mãi chưa thôi”. Cũng chưa biết như thế nào là sớm, là muộn, đắt, rẻ, nhưng làm được đã là đáng mừng rồi. Đến bây giờ mới làm có thể là hơi muộn rồi, nhưng cũng vẫn còn có hy vọng là nó sẽ cứu vãn, trục vớt và đưa nền kinh tế vận hành đúng theo quy luật.
Phải “cai sữa” ngay thôi
Phải chăng, đưa ra vấn đề tách bạch quản lý và kinh doanh ở các tập đoàn, tổng công ty thời điểm này là bởi “bầu sữa mẹ” ngân sách đã gần cạn kiệt rồi?
Đúng thế. Nếu “bầu sữa mẹ” này vẫn chảy ra một cách dào dạt thì có lẽ là người ta chưa nghĩ đến chuyện này đâu. Ngân sách đã đến mức báo động đỏ, nợ công quá lớn, thì lấy đâu mà rót cho những đứa con khát sữa nữa?
Vậy đây là thời điểm tự cắt đi những u nhọt trên cơ thể mình?
Đúng thế, phải kiên quyết cắt đi những u nhọt này. Nếu không cắt thì chính sự vận động của kinh tế thị trường cũng sẽ khiến nó tự chết. Phải cai sữa ngay thôi. 
Theo ông thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc để cho ung nhọt cứ tồn tại đến nay?
Lỗi cơ chế, chính sách. Chúng ta đã nhìn nhận không đúng về các khâu này. Vận hành chưa đồng bộ, chưa đúng hướng nên đã gây ra những hậu quả như vậy. 
Vậy nếu có một thể chế rõ ràng minh bạch, theo ông nó sẽ khắc phục được những yếu kém đang tồn tại?
Nếu có một thể chế rõ ràng minh bạch thì không thể có những người như Dương Chí Dũng được. Lỗ hổng thể chế làm cho những kẻ bất tài lợi dụng, họ chỉ nhăm nhăm làm giàu cho bản thân và gia đình chứ không nghĩ đến việc làm giàu cho đất nước.
Sẽ phải sửa cái lỗi thể chế ấy như thế nào thưa ông?
Chúng ta đang sửa bằng cách tổ chức thi tuyển công chức cấp cao. Chọn người có tài và có tâm mà quản lý thì nó sẽ không bê bết như bây giờ. Có một thể chế minh bạch sẽ có môi trường thuận lợi để phát huy cạnh tranh.
Xin cảm ơn ông!
Trong hoàn cảnh nền kinh tế hiện nay, hội nhập là tất yếu. Không có một quốc gia đóng kín độc lập. Đến năm 2015, các thành viên ASEAN sẽ mở cửa theo quy ước mậu dịch tự do, thuế xuất nhập khẩu giữa các nước này sẽ bằng không. Hàng của các nước vào Việt Nam không chịu thuế, hàng Việt Nam sang các nước ASEAN cũng vậy. Tôi có yêu nước đến bao nhiêu thì cũng không thể mua một chiếc xe máy do Việt Nam sản xuất với giá 1.000USD với chất lượng tồi, trong khi đó xe của Thái Lan sản xuất chỉ có 500USD mà chất lượng vượt trội. Lúc đó, tự các doanh nghiệp sẽ phải vận động. Chứ cứ cậy có “bầu sữa mẹ”, đủng đỉnh “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”, giá tăng, chất lượng kém thì bán cho ai, tồn tại với ai? Đã đến lúc phải thay đổi.

Đi đánh người, bị người đánh chết

(Kiến Thức) - Dẫn đàn em đi khiêu chiến, trùm giang hồ đất Cảng rút súng bắn nhưng không trúng để rồi sau đó, hắn bị đối thủ đâm chết…

Theo nguồn tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, Công an TP Hải Phòng, đơn vị này đang làm rõ vụ hỗn chiến (trên địa phận thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân, Thủy Nguyên, Hải Phòng), khiến trùm giang hồ Lương Thanh Hải (tức Hải “mán”, SN 1973, trú tại xóm Cầu Si, xã Cao Nhân, Thủy Nguyên) bị đâm chết.
Cụ thể, vào khoảng 13h hôm qua, Hải “mán” dẫn theo con trai và một nhóm khoảng 7 đối tượng. Băng này đi trên 2 ô tô đến khu cống Đà Nẵng, thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân nhằm giải quyết mâu thuẫn với một số chủ khai thác đá trên địa bàn xã Lại Xuân.
Khi giáp mặt đối thủ, Hải “mán”đã cầm súng bắn nhiều phát về phía đối thủ, song do chỉ là đạn cao su nên nhóm kia nấp tránh được. Thấy súng của Hải hết đạn, băng nhóm đối đầu phản kích lại. Dao kiếm, xà beng được "huy động"tối đa.
Trong lúc hỗn chiến, Hải “mán” luống cuống bị đâm thấu ngực, chết ngay tại chỗ. Còn con trai Hải và 5 đối tượng theo Hải cũng bị trận đòn nhừ tử.
Hiện hai đàn em của Hải “mán” là Nguyễn Văn Minh (32 tuổi), trú huyện Kinh Môn, Hải Dương và Nguyễn Xuân Tuyến (24 tuổi), trú huyện Kim Thành, Hải Dương vẫn đang được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng do bị thương nặng.
Nhà trùm giang hồ Hải "mán" đang tổ chức tang lễ.
 Nhà trùm giang hồ Hải "mán" đang tổ chức tang lễ.
Ngay sau khi xảy ra hỗn chiến hôm qua, công an huyện Thủy Nguyên đã đến hiện trường, khám nghiệm hiện trường, tử thi, và đưa một số người đi cấp cứu. Đồng thời thu thập lời khai của nhân chứng và bị hại để phục vụ điều tra.
Nguyên nhân ban đầu vụ hỗn chiến khiến Hải mán mất mạng là do vợ chồng Hải “mán” nợ tiền mua đất đá của những chủ khai thác đá trên địa bàn xã Lại Xuân. Không những không trả tiền, Hải “mán” còn nhiều lần đe dọa “làm cỏ” nhóm chủ nợ. Tuy nhiên khi vụ hỗn chiến xảy ra, trùm giang hồ Hải “mán” lại mất mạng.
Vụ việc đang được Công an TP Hải Phòng làm rõ…
Theo tìm hiểu của PV, trong thời gian qua, băng nhóm của Hải “mán” đã liên tục gây chiến với nhiều nhóm xã hội làm nghề ăn cắp đá tại các xã Lại Xuân, An Sơn. Số đất, đá trên đều được chở đến một số nhà máy xi măng ở xung quanh khu vực này tiêu thụ.
Nguyên cớ của việc băng nhóm Hải “mán” quyết đấu này được nhiều người phán đoán là tranh dành mỏ Silic Thái Bảo ở xã Lại Xuân. Mỏ đất đá này trước đã được UBND TP Hải Phòng cấp cho Công ty CP Phú Minh khai thác. Tuy nhiên, Giấy phép khai thác của Công ty này đã hết nên mỏ này thành “vô chủ” để nhiều đối tượng xã hội vào trộm cắp khoáng sản.
Trước đó, vào thứ 4, ngày 23/4, băng nhóm Hải “mán” cũng thách đấu với băng nhóm của 2 đối tượng tại xã Trung Hà. Nơi “dàn trận” là khu mỏ Núi Chùa, thôn Cổ Pháp, gần phân trại 71, Trại giam Xuân Nguyên. Lý do “thách đấu” là việc khai thác đất đá “chui” gần khu vực trại giam. Bản thân Hải “mán” cảm thấy bực tức do phải nộp tiền khá nhiều cho nhóm khác khi chở đá, đất đi bán phải qua đoạn sông Đá Bạc. Tuy nhiên, buổi quyết chiến bất thành.

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận Việt Nam trong tuần (12)

(Kiến Thức) - Đình chỉ Cục trưởng Cục đường sắt, hoãn tuyên án Dương Chí Dũng, tin nhắn nhẫn tâm của Vinaphone... là 3 trong số những sự kiện thu hút nhất dư luận tuần qua. 

1. Đình chỉ chức vụ Cục trưởng Cục Đường sắt. Ngày 25/4, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng (phải) đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam đối với ông Nguyễn Hữu Thắng, với lý do phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm liên quan đến dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
1. Đình chỉ chức vụ Cục trưởng Cục Đường sắt.
 Ngày 25/4, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng (phải) đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam đối với ông Nguyễn Hữu Thắng, với lý do phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm liên quan đến dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. 

Cảnh sát cơ động, CSHS... tham gia “xử” xe quá tải 24/24h

(Kiến Thức) - Lãnh đạo UBND TP HCM quyết tâm siết chặt xử lý phương tiện quá tải trên các tuyến quốc lộ và tăng cường lực lượng CSCĐ, CSHS... cùng phối hợp thực hiện.

Từ hôm nay, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) phối hợp với Thanh tra Sở GTVT tiến hành kiểm tra tải trọng khép kín 24/24 (kể cả thứ Bảy và Chủ nhật) tại 3 điểm trên địa bàn thành phố.