Vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã được vận chuyển tới Hà Nội

Những liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã được vận chuyển từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội, chuẩn bị cho buổi tiêm đầu tiên vào ngày 8/3.

Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC), tối ngày 6/3, những liều vaccine COVID-19 đầu tiên của AstraZeneca đã được vận chuyển từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội bằng đường hàng không; hiện được bảo quản ở kho tổng của công ty tại quận Đống Đa.
Vaccine COVID-19 cua AstraZeneca da duoc van chuyen toi Ha Noi
Lô vaccine COVID-19 của AstraZeneca đầu tiên được vận chuyển về tới Việt Nam. Ảnh: BYT 
Việc vận chuyển được thực hiện theo đúng quy trình, lô vaccine này được đóng gói vào thùng chuyên dụng, xếp lần lượt từng hộp nhỏ vaccine, có gắn thiết bị đo nhiệt độ. Thùng chuyên dụng chứa vaccine COVID-19 của AstraZeneca được niêm phong, dán nhãn, đảm bảo điều kiện bảo quản từ 2- 8 độ C, ổn định nhiệt độ trong 24 giờ, sau đó được đưa lên xe vận chuyển chuyên dụng, rời khỏi kho tổng ra sân bay Tân Sơn Nhất để chuyển ra Hà Nội.
Chuyến bay mang theo lô vaccine này được VNVC thực hiện giám sát nghiêm ngặt trong các khâu từ khi xuất kho, vào máy bay đến khi chuyển tiếp lên xe chuyên dụng về kho tổng tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Trước đó, ngày 5/3, VNVC đã tổ chức diễn tập vận chuyển vaccine COVID-19 trước khi chính thức xuất kho để đảm bảo các quy trình thận trọng, nhanh và chuẩn xác nhất.
Theo kế hoạch dự kiến, ngày 8/3, vaccine COVID-19 của AstraZeneca sẽ bắt đầu được tiêm tại Hải Dương, cùng với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Bộ Y tế đã tích cực trao đổi với các đơn vị và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn để tổ chức các điểm tiêm chủng một cách an toàn nhất.

Bộ Y tế: Dù có vaccine vẫn phải luôn thực hiện 5K

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra, mặc dù có vaccine nhưng người dân vẫn phải luôn thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng dịch COVID-19.

Bộ Y tế đề nghị mỗi người dân Việt Nam thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Nguyên nhân khiến 10 người ở Đức tử vong sau tiêm vaccine COVID-19

Các chuyên gia tại Viện Paul Erich, Đức nhận định, những người tử vong đều cao tuổi, mắc bệnh nền nặng và không liên quan việc tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech.

Theo hãng thông tấn Nga Ria Novosti, bà Brigitte Keller-Stanislavsky, người đứng đầu bộ phận Quản lý dược phẩm và an toàn thuốc của Viện Paul Erich, Đức, cho biết chính thức có 9 trường hợp tử vong sau tiêm vaccine COVID-19. Các chuyên gia đang chờ thêm thông tin từ bang Hạ Saxony về một trường hợp nữa.

Chuyên gia này cho hay dữ liệu phù hợp với tỷ lệ tử vong dự kiến trong chiến dịch tiêm chủng ở nhóm tuổi này. Những người tử vong ở độ tuổi từ 79 đến 93. Trước đó, họ từng mắc các bệnh nghiêm trọng, được ưu tiên tiêm vaccine vì thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm virus gây COVID-19. Khoảng thời gian giữa lần tiêm và thời điểm tử vong dao động từ vài giờ đến 4 ngày.