Ukraine bán nhiều bí mật động cơ phản lực cho Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trung Quốc sẽ có được các công nghệ và thiết bị để sản xuất các thành phần động cơ phản lực từ Ukraine.

Tổng công ty khoa học sản xuất FED Kharkov đã ký kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất các thành phần động cơ phản lực cho Trung Quốc. Trang mạng altair.com.pl cho biết, thỏa thuận trên được ký kết vào ngày 24/11/2014.

Theo thỏa thuận, công ty FED Kharkov sẽ bán cho đối tác Trung Quốc các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các trang thiết bị đi kèm để sản xuất các thành phần của động cơ sử dụng trên nhiều loại máy bay gồm: vận tải cơ An-32/70/72/74/124, An-140/148, Be-200, IL-78/96; tiêm kích MiG-27/29, Su-27/30/34/35; máy bay ném bom TU-95/142/160; máy bay chở khách Tu-204/214; máy bay huấn luyện Yak-42/130 và các loại trực thăng Ka-32/52, Mi-8/17/24/28.

Chất lượng động cơ phản lực nội địa của Trung Quốc sẽ được cải thiện trong thời gian tới nhờ công nghệ từ Ukraine.
Chất lượng động cơ phản lực nội địa của Trung Quốc sẽ được cải thiện trong thời gian tới nhờ công nghệ từ Ukraine. 

Các loại máy bay nói trên đang được sử dụng tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Theo kế hoạch, hợp đồng sẽ bắt đầu thực hiện từ Quý I năm 2015. Trước đó, công ty FED đã ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị sản xuất động cơ phản lực sử dụng trên máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc.

Ngoài ra, công ty FED cũng có kế hoạch mở rộng hợp tác trong chuyển giao công nghệ sản xuất tuabin cho động cơ phản lực được sử dụng trên tiêm kích J-10, J-11 và J-15 của Trung Quốc. Hiện nay, Bắc Kinh đang phụ thuộc vào nguồn cung động cơ phản lực từ Nga.

Những động cơ mà họ sao chép của Nga cho thấy hiệu suất và chất lượng không ổn định. Hợp đồng chuyển giao công nghệ ký kết với Ukraine sẽ giúp cải thiện chất lượng các động cơ nội địa. Sự kiện này có thể coi là một bước đột phá lớn của Trung Quốc trong việc giảm dần sự phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu từ Nga.

Trung Quốc mua thêm 100 động cơ phản lực từ Nga

(Kiến Thức) - Việc mua thêm 100 động cơ phản lực RD-93 của Nga cho thấy Trung Quốc còn phải phụ thuộc vào động cơ ngoại rất lâu nữa.

Không quân Trung Quốc "kinh hãi" động cơ nội địa WS-10A

(Kiến Thức) - Số lượng động cơ WS-10A trang bị cho tiêm kích J-15, J-16, J-11B đưa về nhà máy bảo trì vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.

Tuần báo Russian Military Messenger của Nga dẫn nguồn tin từ đại diện quan chức Trung Quốc gần đây cho biết, việc sản xuất máy bay chiến đấu J-15 và J-16 của Trung Quốc gặp một số khó khăn, chủ yếu liên quan đến vấn đề chất lượng động cơ hàng không WS-10A sản xuất trong nước của nước này.
Theo một số nguồn tin, Hải quân Trung Quốc đã huỷ bỏ việc triển khai máy bay chiến đấu J-15 lắp ráp động cơ này, cho đến khi tính năng chất lượng của động cơ hàng không sản xuất trong nước này được đảm bảo. Hải quân Trung Quốc cũng yêu cầu lắp ráp động cơ AL-31F của Nga để thay thế động cơ WS-10A trong nước.