Công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ chế tạo đạn pháo thông minh

Đây là một trong những nội dung được Thượng tướng Phạm Hoài Nam đặt ra với Viện Vũ khí về công tác thiết kế, chế tạo, làm chủ công nghệ chế tạo đạn pháo thông minh.

Theo Quân đội Nhân dân, ngày 9/7, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi làm việc triển khai, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, làm chủ công nghệ chế tạo đạn pháo thông minh với các đơn vị thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.

Cũng tại buổi làm việc Viện Vũ khí thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan đã nhấn mạnh việc ngành công nghiệp quốc phòng trong nước có đủ năng lực sẵn sàng nghiên cứu, chế tạo, làm chủ công nghệ và tổ chức sản xuất đạn pháo thông minh, qua đó kịp thời đưa vào trang bị cho các lực lượng phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.

package-media-60749125550064692805846.png
Một số mẫu đạn pháo, cối do ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam chế tạo được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thượng tướng Phạm Hoài Nam nhấn mạnh, đạn pháo thông minh được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, có hàm lượng khoa học cao. Do vậy, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có thế mạnh trong và ngoài Quân đội như: Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Bách Khoa Hà Nội... đồng thời cần thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

Thượng tướng Phạm Hoài Nam cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục nghiên cứu và đưa ra lộ trình phát triển sản phẩm phù hợp, sát thực tiễn để triển khai thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, đạt chỉ tiêu, tính năng kỹ-chiến thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong những năm qua ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã chủ động sản xuất được tất cả đạn cho súng bộ binh và pháo binh, phòng không, mặt đất và nhiều loại pháo dùng cho tàu hải quân. Trong đó việc sản xuất đạn pháo không ngừng được cải tiến và sửa đổi để phù hợp với yêu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại.

Ngày nay uy lực của pháo binh được nâng cao hơn khi các loại đạn pháo thông minh xuất hiện, có khả năng tự hiệu chỉnh đường bay tới mục tiêu theo các thông tin được cung cấp để nâng cao xác suất tiêu diệt mục tiêu lên nhiều lần so với các loại đạn pháo thông thường.

dan-phao-dan-duong-krasnopol-m2.jpg
Đạn pháo dẫn đường bằng laser Krasnopol-M2 do Nga sản xuất, có khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác cao trong phạm vi lên tới 40km. Ảnh: Vitaly Kuzmin

Về nguyên lý hoạt động, đạn pháo thông minh cũng giống như các loại đạn thông thường nên có thể sử dụng chung các hệ thống bắn. Sự khác biệt chỉ là khi được bắn đi, đạn pháo thông minh có thể tự hiệu chỉnh đường đạn thông qua cánh lái, con quay hồi chuyển để tiêu diệt mục tiêu. Căn cứ vào phương thức dẫn đường, có thể chia đạn pháo thông minh làm hai dạng: Loại dẫn đường bán chủ động; đạn căn cứ vào sự chỉ thị mục tiêu bằng laser, radar do các phương tiện trinh sát như máy bay, máy bay không người lái, lực lượng trinh sát mặt đất, vệ tinh… dẫn dắt.

Đạn pháo thông minh đã và đang được sử dụng trong quân đội nhiều nước trên thế giới như đạn pháo Krasnopol (bán chủ động) chỉ thị bằng laser của Nga; Excalibur Block M982 và SADARM 203mm của Mỹ.

Bên cạnh những ưu điểm về độ chính xác cao, khả năng tiêu diệt mục tiêu với chỉ “một phát bắn”, việc đưa vào sử dụng đại trà các loại đạn pháo thông minh còn gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất, phương thức bảo quản cũng như việc dễ bị vô hiệu hóa trước khả năng gây nhiễu và ngụy trang của đối phương.

QĐND

Việt Nam tham dự Diễn đàn và Triển lãm Quốc phòng Indonesia 2025

Việc Bộ Quốc phòng Việt Nam cử đoàn tham dự Indo Defence là một trong những hoạt động hợp tác quốc tế nhằm thiết thực triển khai chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Indonesia, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn tham dự Triển lãm và Diễn đàn Quốc phòng Indonesia (Indo Defence) từ ngày 10 đến 13-6.

Đoàn đã tham dự lễ khai mạc, tham quan các gian hàng và khu trưng bày sản phẩm của một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới và có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các đối tác.

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam và mong muốn thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa hai bên.

Ngày 28/5, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và đoàn công tác Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thăm và làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 28/5 đến 30/5.

Trong ngày làm việc đầu tiên, Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã hội kiến Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Alpaslan Kavaklioglu.

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky” cho Việt Nam

Chiều 11/5, tại thành phố Vladivostok diễn ra lễ bàn giao tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky” của Chính phủ Liên bang Nga tài trợ, chuyển giao cho Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Phân ban Việt Nam, đồng Chủ tịch Ủy ban Phối hợp liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga và ông Mogilevskiy Konstantin Ilich, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga, Chủ tịch Phân ban Nga, đồng Chủ tịch Ủy ban Phối hợp liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Khoa học và Đại học Liên bang Nga cùng chứng kiến buổi lễ.

Nga ban giao tau nghien cuu khoa hoc “Giao su Gagarinsky” cho Viet Nam-Hinh-4
Tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky”. Ảnh: Kiều Trinh.
Tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky” có nhiệm vụ nghiên cứu biển, với khả năng hoạt động ở vùng biển sâu và xa bờ sẽ mở ra một trang mới, cho phép các nhà khoa học hai phía khám phá những khu vực trước đây chưa được nghiên cứu, giúp nâng cao hiểu biết về các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên biển, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng hợp lý.

Ngoài ra, tàu “Giáo sư Gagarinsky” sẽ góp phần giúp Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga hiện đại hóa và tăng cường năng lực, hiệu quả nghiên cứu khoa học biển, giúp Trung tâm hoàn toàn chủ động trong việc thiết kế nghiên cứu và tổ chức các chuyến khảo sát thực địa trên biển. Với tàu “Giáo sư Gagarinsky”, năng lực nghiên cứu biển xa bờ của Việt Nam sẽ được nâng lên rõ rệt.

Việc chuyển giao tàu “Giáo sư Gagarinsky” đã được đề cập trong Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga trước đó năm 2024 nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức cấp nhà nước của Tổng thống Liên bang Nga Vladimiar Putin đến Việt Nam.

Nga ban giao tau nghien cuu khoa hoc
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến phát biểu tại lễ bàn giao tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky”. Ảnh: Kiều Trinh.