Thế giới sắp chứng kiến trận chiến giữa J-10C và F-35?

Viễn cảnh một cuộc đụng độ giữa các máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc trong Không quân Iran và tiêm kích Mỹ trong Không quân Israel gần hơn bao giờ hết.

Căng thẳng tại Trung Đông giữa Israel và Iran luôn tiềm ẩn, truyền thông Iran tuyên bố thỏa thuận mua sắm tiêm kích J-10C do Trung Quốc sản xuất đã được hoàn thành.

Theo truyền thông Iran, Bắc Kinh sẽ nhanh chóng chuyển giao cho Tehran lô đầu tiên (ở phiên bản xuất khẩu) máy bay chiến đấu Chengdu J-10CE thế hệ thứ 4 nhẹ, giá rẻ, hoạt động mọi thời tiết, đa chức năng và hiệu quả với hệ thống điện tử hàng không hiện đại đi kèm vũ khí tối tân.

epiqvision-mini-01.jpg
Bài viết của trang Iran Military trên mạng xã hội, thông báo thỏa thuận mua chiến đấu cơ J-10C đã hoàn tất.

Máy bay được trang bị tên lửa không đối không tầm xa PL-15 (tầm xa trên 200 km) đi kèm ăng ten mảng pha chủ động (radar AESA). Truyền thông Iran thậm chí nêu rõ rằng tổng cộng khoảng 40 đơn vị máy bay chiến đấu như vậy sẽ được chuyển giao từ Trung Quốc để tăng cường cho Lực lượng Không quân và Phòng không của Iran.

Trong cuộc chiến kéo dài 12 ngày gần đây giữa Iran và Israel, ưu thế của Không quân Israel đã trở nên rõ ràng. Do đó, Iran quyết định phải trang bị phi đội máy bay chiến đấu mới càng nhanh càng tốt.

Viễn cảnh một cuộc đụng độ giữa các máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc trong Không quân Iran và tiêm kích Mỹ trong Không quân Israel (F-15A/B/C/D Baz, F-15I Ra'am, F-16A/B Netz, F-16C/D Barak, F-16I Sufa và F-35I Adir) đang trở nên thực tế hơn.

Viễn cảnh cuộc đối đầu giữa J-10C và F-35 từ căng thẳng Israel và Iran.

Theo Military Balance, Không quân Iran có tới 150 máy bay chiến đấu vẫn đang hoạt động trước cuộc tấn công của Israel vào ngày 13 tháng 6, nhưng hầu hết trong số chúng là các lỗi thời do Mỹ chế tạo.

Thất bại nặng nề của không quân Iran là do sự tụt hậu quá xa về trang thiết bị kỹ thuật so với Không quân Israel, đã dẫn đến nhu cầu cấp thiết phải tăng cường tiềm lực phòng không.

Tehran cho rằng J-10C của Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề này, bao gồm cả lợi thế về giá cả phải chăng so với các máy bay chiến đấu MiG-35 và Su-35 của Nga, mà người Iran trước đó đã có kế hoạch mua.

Chendou J-10C được cho là loại chiến đấu cơ phù hợp nhất cho phòng không Iran. Ảnh: Throttler

Các cuộc đàm phán của Tehran với Bắc Kinh về việc cung cấp tới 150 chiếc J-10 đã bị đình trệ trong gần 20 năm qua liên quan đến phương thức thanh toán.

Iran đang trải qua tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng, vì vậy họ đã sẵn sàng thanh toán bằng dầu và khí đốt, nhưng Trung Quốc không muốn đổi chác và yêu cầu tiền.

Một thời gian trước, quy mô của thỏa thuận đã giảm xuống còn 36 máy bay và tới ngày 24 tháng 6, Hoa Kỳ đã cho phép Trung Quốc chính thức mua dầu từ Iran mà không bị đe dọa trừng phạt.

Sự nguy hiểm của tiêm kích J-10C Trung Quốc.
Army Recognition

Indonesia cân nhắc mua tiêm kích J-10 cũ từ Trung Quốc

Một báo cáo trực tuyến cho biết, Indonesia đang cân nhắc mua máy bay chiến đấu đã qua sử dụng từ Trung Quốc và Nga.

1-5155.png
Theo trang tin quốc phòng Alert 5, Indonesia đang cân nhắc một sự thay đổi đáng kể trong chiến lược mua sắm quân sự của mình, khi quốc gia này có khả năng mua 42 máy bay chiến đấu Chengdu J-10 đã qua sử dụng của Trung Quốc, và nối lại các cuộc đàm phán về máy bay Su-35 của Nga. Ảnh: @ The National Interest.
2-3010.png
Tuy nhiên, phía Indonesia, Trung Quốc hoặc Nga chưa đưa ra bất cứ xác nhận chính thức nào về các kế hoạch này. Tuy nhiên, có suy đoán rằng, thông báo này có thể được đưa ra trong Triển lãm & Diễn đàn Quốc phòng Ấn Độ, dự kiến ​​diễn ra từ ngày 11 đến 14 tháng 6 năm 2025 tổ chức tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: @19FortyFive.

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã cung cấp 81% lượng vũ khí nhập khẩu của Pakistan, theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Một lệnh ngừng bắn tạm thời đang giúp hạ nhiệt căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, tuy nhiên cả hai bên vẫn duy trì các hoạt động quân sự dọc theo khu vực biên giới.

Cuộc đối đầu quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan bùng phát sau vụ tấn công khủng bố ở Kashmir, kéo theo đó là việc New Delhi phát động chiến dịch quân sự “Sindoor” vào sâu bên trong lãnh thổ Pakistan.

Ấn Độ – Pakistan: Không chiến công nghệ Mỹ trên bầu trời Nam Á

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan lại bùng lên sau vụ tấn công khủng bố khiến hơn hai chục người thiệt mạng, bao gồm cả du khách, ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát vào ngày 22/4.

An Do – Pakistan: Khong chien cong nghe My tren bau troi Nam A
 Dù chưa leo thang thành chiến tranh toàn diện như các cuộc xung đột năm 1965 hay 1971, tình hình hiện tại lại khiến người ta liên tưởng đến cuộc chiến Kargil năm 1999 – giới hạn về quy mô nhưng không kém phần nguy hiểm. 
An Do – Pakistan: Khong chien cong nghe My tren bau troi Nam A-Hinh-2
Pakistan tuyên bố đã bắn rơi 5 tiêm kích của Ấn Độ, song những thông tin này chưa được xác minh độc lập và phía Islamabad cũng không đưa ra chi tiết cụ thể nào. Cho đến nay, vẫn chưa có báo cáo chính thức nào về giao tranh trực tiếp giữa máy bay hai nước. Lần không chiến quy mô gần nhất giữa hai bên là vào năm 1971, khi cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chiến thắng. 
An Do – Pakistan: Khong chien cong nghe My tren bau troi Nam A-Hinh-3
Lực lượng không quân Pakistan hiện sở hữu một trong những chiến đấu cơ nổi tiếng nhất thế giới: F-16 Fighting Falcon (hay còn gọi là “Viper”). Trong giai đoạn 1982–1986, Mỹ đã bán cho Pakistan tổng cộng 40 chiếc F-16A/B thông qua chương trình Peace Gate, với sự hỗ trợ tài chính từ Ả Rập Xê Út. 

An Do – Pakistan: Khong chien cong nghe My tren bau troi Nam A-Hinh-4
 Hiện nay, lực lượng F-16 của Pakistan gồm: 31 chiếc F-16AM Block 15; 23 chiếc F-16BM Block 15; 12 chiếc F-16C Block 52+; 9 chiếc F-16A Block 16; 6 chiếc F-16D Block 52+; 4 chiếc F-16B Block 15.
An Do – Pakistan: Khong chien cong nghe My tren bau troi Nam A-Hinh-5
F-16 từng là biểu tượng cho mối quan hệ Mỹ - Pakistan trong thời kỳ Liên Xô can thiệp vào Afghanistan. Tuy nhiên, sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa hai bên dần xấu đi, đặc biệt khi Mỹ nghi ngờ cơ quan tình báo ISI của Pakistan có liên hệ với Taliban và các nhóm khủng bố khác. Việc Mỹ ngừng bán F-16 khiến Pakistan phải chuyển sang hợp tác với Trung Quốc để phát triển tiêm kích JF-17 Thunder. 
An Do – Pakistan: Khong chien cong nghe My tren bau troi Nam A-Hinh-6
Ấn Độ từng là thành viên của Phong trào Không liên kết, nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào vũ khí Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là các mẫu MiG-21 và MiG-29. Tuy nhiên, quan hệ Mỹ - Ấn đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, trong bối cảnh hai bên cùng lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc. 

An Do – Pakistan: Khong chien cong nghe My tren bau troi Nam A-Hinh-7
Chiến đấu cơ nội địa HAL Tejas, mặc dù do Ấn Độ sản xuất, nhưng lại sử dụng động cơ phản lực của Mỹ là General Electric. Tejas Mark 1 và Mark 1A hiện dùng động cơ F404-GE-F2J3, trong khi biến thể Mark 2 tương lai sẽ sử dụng F414 INS6 – cùng loại với F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ. 

An Do – Pakistan: Khong chien cong nghe My tren bau troi Nam A-Hinh-8
 Dù F-16 ra đời từ năm 1976, sớm hơn Tejas đến 25 năm, nhưng phiên bản hiện tại của nó đã được nâng cấp đáng kể. F-16 có lợi thế về tốc độ, tầm bay và trần bay. Quan trọng hơn, nó là một trong những máy bay chiến đấu “đáng gờm” nhất thế giới với tỉ lệ hạ gục trên không lên tới 76:1.
An Do – Pakistan: Khong chien cong nghe My tren bau troi Nam A-Hinh-9
Tejas hiện vẫn còn non trẻ về kinh nghiệm chiến đấu. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định tiềm năng của Tejas sẽ tăng mạnh nhờ các cải tiến liên tục về radar, vũ khí và động cơ. Trong tương lai gần, Tejas hoàn toàn có thể trở thành đối thủ ngang tầm – hoặc thậm chí vượt trội – nếu được phát triển đúng hướng. 
An Do – Pakistan: Khong chien cong nghe My tren bau troi Nam A-Hinh-10

Dù vậy, thắng bại cuối cùng sẽ không chỉ phụ thuộc vào máy bay, mà còn ở bản lĩnh và kỹ năng của phi công hai nước. (Nguồn ảnh: Wikipedia, Getty Images, Reuters)