Tử hình đứa con tàn ác đánh chết mẹ

(Kiến Thức) - Dù chăm sóc mẹ được trả lương nhưng hung thủ thường xuyên chửi bới, đánh đập vô cùng tàn nhẫn, khiến mẹ già chấn thương nặng tới mức tử vong.

Vụ án "con giết mẹ" chấn động dư luận xảy ra hơn một năm qua và mới đây, ngày 4/6 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử tuyên mức án "tử hình" đối với hung thủ Lê Văn Phước (47 tuổi, ngụ xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).
Vạch trần tội ác từ cuộc điện thoại
Tối ngày 3/5/2013, Lê Văn Phước với gương mặt đau đớn tìm đến trụ sở công an xã Đại Phước báo tin mẹ ruột của mình, bà Lý Thị Ngà (83 tuổi, ngụ ấp Phước Lý, xã Đại Phước) vừa qua đời vì nhồi máu cơ tim. Hiểu được nỗi đau mất người thân nên trực ban công an xã đã an ủi, khuyên Phước về lo hậu sự cho mẹ rồi thủ tục báo tử sẽ làm sau.
Đứa con "trời đánh" phải nhận mức án tử hình vì hành vi giết mẹ ruột.
Đứa con "trời đánh" phải nhận mức án tử hình vì hành vi giết mẹ ruột. 
Phước líu ríu cám ơn và quay ra định dắt xe về thì bất ngờ trời nổi cơn sấm sét, giông gió ầm ầm báo hiệu sắp xảy ra cơn mưa lớn. Đúng lúc này điện thoại tại trụ sở công an reo vang và ngay khi nhận được tin báo, trực ban nhanh chóng yêu cầu lực lượng bảo vệ dân phố giữ Phước lại. Báo cáo nhanh với lãnh đạo về nội dung cuộc điện thoại của người dân (cho biết cái chết bất thường của bà Ngà vì trước khi bà chết, họ nhìn thấy Phước đánh đập cụ bà hết sức dã man).
Ngay lập tức, lực lượng công an đã có mặt tại hiện trường phát hiện phía sau đầu của nạn nhân có vết thương còn chảy máu. Trong đêm, công an huyện Nhơn Trạch phối hợp cùng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH công an tỉnh, Trung tâm Pháp y tỉnh Đồng Nai tiến hành khám nghiệm tử thi và kết luận nạn nhân tử vong vì chấn thương sọ não, vết thương do tác động ngoại lực.
Cùng thời điểm này, tại trụ sở công an, kẻ thủ ác đã khai nhận tội ác tày trời giết mẹ của mình.
Đánh chết vì mẹ già đi ngoài trong quần
Bà Lý Thị Ngà có 5 người con và Phước là đứa con trai út. Các anh chị của Phước đều thành đạt có cuộc sống riêng ở Sài Gòn và đều hiếu thảo với mẹ, duy chỉ có Phước suốt ngày rượu chè, khộng chịu làm ăn đến mức vợ con phải bỏ ra đi. Tuy nhiên bà Ngà lại hết mực thương đứa con út của mình nên dù được các đứa con lớn rước về chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng chỉ được vài ngày quá nhớ con trai, bà Ngà đã xin về ở với Phước tại xã Đại Phước.
Gia đình lo hậu sự cho bà Lý Thị Ngà.
Gia đình lo hậu sự cho bà Lý Thị Ngà. 
Chị ruột của Phước đã trả mỗi tháng 4 triệu đồng để Phước chăm sóc mẹ. Có tiền trong tay nên ngày nào Phước cũng đi nhậu bỏ mặc mẹ già yếu, bệnh tai biến không tự đi đứng được. Vậy mà sau những buổi nhậu, Phước về nhà chửi bới, ngược đãi mẹ vô cùng tàn nhẫn.
Ngày 3/5/2013, sau khi đi nhậu ở tiệc đám giỗ trở về, thấy mẹ đi ngoài trong quần Phước đã nổi giận chửi bới khiến bà Ngà chỉ biết khóc...
Vậy mà trong lúc người vợ hờ của Phước đang vệ sinh cho bà thì đứa con bất hiếu lao đến tát 2 cái vào mặt mẹ khiến bà Ngà té nhào đập đầu vào tường nằm bất động rồi bỏ đi.
Đến tối trở về phát hiện bà Ngà tử vong, Phước vội đến công an báo mẹ chết do nhồi máu cơ tim hòng trốn chạy nhưng trời cao có mặt đã phơi bày tội ác của Phước.

Nữ sinh treo cổ tự tử trước ngày cuối thi tốt nghiệp THPT

(Kiến Thức) - Nữ sinh đang tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT được phát hiện chết trong tình trạng treo cổ ngay tại nhà, trước ngày thi cuối cùng.

Vào lúc 5h sáng 4/6, tại nhà nữ sinh Vũ Quỳnh Trâm (SN 1996, trú tại phường Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng), người dân đã phát hiện nữ sinh này chết trong trạng thái treo cổ bằng một chiếc khăn buộc vào khung sắt ở ban công. 
Ngay khi phát hiện vụ việc, lực lượng công an TP Hải Phòng đã có mặt để điều tra làm rõ. Khám nghiệm hiện trường cho thấy, nơi nữ sinh treo cổ thuộc ban công tầng hai của nhà Trâm (được hàn một bộ khung sắt, dạng “chuồng cọp” để chống trộm và phơi đồ). 

Mưa giông đường ngập, cây đổ đè chết người ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Cơn mưa giông kéo theo gió rất lớn biến nhiều tuyến phố của thủ đô trở thành sông. Trên nhiều tuyến đường, cây đổ la liệt, khiến một tài xế taxi tử vong.

Một số tuyến phố của thủ đô biến thành sông sau cơn mưa giông chiều qua.
Một số tuyến phố của thủ đô biến thành sông sau cơn mưa giông chiều qua.

Việt Nam đóng 3.000 tàu cá vỏ sắt thay thế tàu vỏ gỗ

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đã và đang đẩy nhanh triển khai chương trình đóng tàu cá vỏ sắt thay thế vỏ gỗ và một số tàu kiểm ngư.

Ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, để góp phần hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đã và đang đẩy nhanh triển khai chương trình đóng tàu cá vỏ sắt thay thế vỏ gỗ và một số tàu kiểm ngư.

Mẫu tàu đánh cá lưới rê Hải Âu do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Nam Định.
Mẫu tàu đánh cá lưới rê Hải Âu do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Nam Định. 

Riêng chương trình tàu cá vỏ sắt đã được xây dựng cách đây nhiều năm, vừa qua đã được Chính phủ quan tâm, bố trí vốn triển khai thực hiện. Tại hội nghị phát triển thuỷ sản ở Đà Nẵng gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chủ trương hoán đổi tàu cá vỏ sắt thay thế tàu vỏ gỗ cho 3.000 tàu cá đầu tiên trong tổng số hơn 130.000 tàu cá của cả nước. Tổng số vốn đầu tư cho đóng 3.000 tàu cá vỏ sắt đầu tiên là 10.000 tỷ đồng.

Trước đó, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đã thí điểm đóng mẫu 6 tàu cá vỏ sắt từ cuối năm 2013. Đến nay, đã bàn giao 3 chiếc cho ngư dân hai tỉnh: Nam Định, Quảng Ngãi. Sau khi bàn giao, ngư dân đã đưa tàu đi đánh cá và khen ngợi, đánh giá cao mô hình tàu cá vỏ sắt. “Với lợi thế của tàu cá vỏ sắt hiện đại, ngư dân có thể thu hồi vốn trong vòng 3-5 năm, đủ chi trả cho đầu tư khoảng 4-5 tỷ đồng cho một tàu đóng mới. Với một số ngư dân làm ăn hiệu quả có thể thu hồi vốn ngay trong vòng 1-2 năm” – ông Nguyễn Ngọc Sự khẳng định và cho biết thêm: “Ban đầu một số ngư dân chưa quen tàu sắt, sợ tốn nhiên liệu vì công suất máy lớn, thường hơn 400 sức ngựa trở lên. Nhưng sau mấy chuyến đi biển về nhiều ngư dân đã thấy được tốc độ tàu nhanh hơn, lại tiết kiệm được 15% nhiên liệu. Tàu có khoang chứa lưới lớn, có khoang chứa ngư cụ, khoang bảo quản sản phẩm. Tàu cá vỏ sắt còn trang bị máy dò cá, hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Trước kia ngư dân đi tàu gỗ không bảo quản sản phẩm được lâu nay có thiết bị bảo ôn có thể bảo quản sản phẩm tốt, giúp đi biển được dài ngày hơn. Trước tàu gỗ chỉ đi được sóng cấp 4-5, nay sóng cấp 7,8 vẫn có thể đi biển được”.

Mẫu tàu đánh cá lưới vây Hoàng Anh do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Quảng Ngãi.
Mẫu tàu đánh cá lưới vây Hoàng Anh do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Quảng Ngãi. 

Lãnh đạo Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy cho biết, đến nay, rất nhiều địa phương có hiệp hội nghề cá đã đề xuất với Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy để sớm triển khai chương trình đóng tàu cá vỏ sắt, như: các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nam Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, TP Hồ Chí Minh…

Ngày 12/6 tới đây, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy sẽ tổ chức cuộc hội thảo lớn ở Quảng Bình để giới thiệu các đội tàu cá và giới thiệu những ưu việt của sản phần tàu cá vỏ sắt. “Với năng lực của chúng tôi và nếu đủ nguồn tài chính thì một năm có thể đóng được 400 tàu cá vỏ sắt, cứ hai tháng ra một tàu, thậm chí nếu tập trung cao độ theo phương thức “gối đầu” thì có thể 5 ngày cho ra một tàu” – ông Nguyễn Ngọc Sự khẳng định.

Mẫu tàu đánh cá Bảo Duy do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Đà Nẵng.
Mẫu tàu đánh cá Bảo Duy do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Đà Nẵng. 

Liên quan tới các dự án đóng tàu cá vỏ sắt, PGS.TS, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Biển TP Hồ Chí Minh cho biết, vào ngày 7-6 tới, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Khoa học kỹ thuật Biển TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức cuộc tọa đàm khoa học “Đóng tàu đánh cá vỏ thép” để trao đổi về ba phương án tàu mẫu dùng lưới rê, lưới vây và lưới kéo của Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam.