Trung Quốc tăng số tàu bảo vệ giàn khoan trái phép lên 134 chiếc

(Kiến Thức) - Trong ngày hôm nay, Trung Quốc đã tăng số tàu bảo vệ giàn khoan trái Hải Dương 981 lên con số 134 thuộc nhiều lực lượng.

Theo Cục Kiểm ngư, trong ngày hôm nay (18/5), phía Việt Nam vẫn duy trì lực lượng tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép như ngày 17/5.
Về phía Trung Quốc, trong hôm nay số tàu của Trung Quốc bảo vệ quanh khu vực giàn khoan tăng lên tới 134 chiếc. Trong đó, số tàu cá đã tăng thêm 15 tàu so với ngày hôm qua, tàu quân sự và tàu Hải cảnh không thay đổi, số lượt máy bay đã giảm và bay ở tầm cao hơn.
Ngoài ra, trong ngày hôm nay, Trung Quốc còn đưa thêm các tàu vỏ gỗ hoạt động quanh khu vực giàn khoan để cản trở hoạt động của tàu cá ngư dân Việt Nam.
Tàu hải cảnh Trung Quốc rượt đuổi, bắn vòi rồng vào tàu Kiểm Ngư KN-767 của Việt Nam. Ảnh: Tuổi Trẻ
 Tàu hải cảnh Trung Quốc rượt đuổi, bắn vòi rồng vào tàu Kiểm Ngư KN-767 của Việt Nam. Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo Cục Kiểm ngư, công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng sự phối hợp giữa các lực lượng chấp pháp của Việt Nam rất nhịp nhàng, nhuần nhuyễn và phát huy hiệu quả.
Tàu chấp pháp của Việt Nam vẫn tiến hành tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 thực hiện công tác tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hôm nay, biên đội tàu cảnh sát biển Việt Nam không chia thành đội hình tác chiến độc lập mà hòa vào các biên đội tàu kiểm ngư lẫn với các tàu cá của ngư dân miền Trung để thực hiện quyền chấp pháp.
Tuy nhiên, khi các tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 ở bán kính 5-6 hải lý liền vẫn bị các tàu Hải cảnh, tàu Hải giám, tàu kéo, tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc tăng tốc độ để ngăn cản quyết liệt, các tàu của Việt Nam đã cơ động vòng tránh.
Trong ngày hôm nay, 2 tàu của Việt Nam đã bị các tàu hải cảnh Trung Quốc đâm húc và dùng vòi rồng tấn công. Cụ thể, khoảng 7h sáng tàu đầu kéo biển mang biển hiệu 952 của Việt Nam đang bị tàu Trung Quốc dùng vòi rồng phun trắng xóa, mặc dù tàu 952 của Việt Nam còn cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 10 hải lý.
Tới khoảng 8h30 sáng 18/5, hai tàu hải cảnh của Trung Quốc chạy với vận tốc trên 25 hải lý/h truy đuổi và áp sát vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 2013 khiến tàu này bị hỏng phần lan can và phần chắn gió trên tàu.
Trước đó, vào chiều ngày 16/5, tàu cảnh sát biển CSB 4032 đã cập cảng Đà Nẵng, khẩn trương sửa chữa hư hại do bị tàu 46001 Trung Quốc đâm va vào ngày 13/5. Theo ghi nhận của phóng viên, hơn 10 mét dãy dài lan can mạn trái tàu bị đâm rách, nhiều trụ bị nhổ trốc đinh, các khớp nối gãy nát, 3 ống thông gió, 4 trụ thông hơi, 2 lỗ phun sương bị hư hại.
Hiện, các lực lượng sửa chữa đang tích cực khắc phục các chỗ hư hại để tàu có thể sớm trở lại nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.

Căng thẳng giàn khoan HD981: Có bao nhiêu cuộc điện đàm, tiếp xúc VN-TQ?

(Kiến Thức) -  Kể từ sau cuộc điện đàm giữa PTT Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì, VN và TQ đã có thêm cuộc tiếp xúc nào chưa, các hoạt động hợp tác giữa 2 nước có bị ảnh hưởng?...

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 15/5 tại Hà Nội, rất nhiều câu hỏi nóng xung quanh vấn đề Biển Đông đã được phóng viên các hãng thông tấn trong và ngoài nước đưa ra. 
Các hoạt động hợp tác Việt Nam - Trung Quốc duy trì bình thường
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc kể từ sau cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã có thêm cuộc tiếp xúc nào chưa, các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc có bị ảnh hưởng, ông Lê Hải Bình cho biết: Việt Nam đã và tiếp tục kiên trì giao thiệp với Trung Quốc với nhiều hình thức khác nhau và sẽ tiếp tục nỗ lực giải quyết bất đồng giữa hai bên. Thông qua các hoạt động hợp tác giữa hai bên, Việt Nam luôn coi trọng hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc nhưng chúng tôi cũng cho rằng quan hệ hai bên chỉ có thể tốt đẹp nếu thực sự thiện chí xử lý các bất đồng và tôn trọng lẫn nhau. Rõ ràng các hành động sai trái của Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin cũng như tình cảm của người dân Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cố gắng duy trì các hợp tác bình thường vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. 

Tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã đi thăm Trung Quốc từ 13 đến 15/5. Trong chuyến thăm này, hai bên sẽ trao đổi thẳng thắn các vấn đề. “Hiện giờ Thứ trưởng Sơn chưa về đến Việt Nam. Khi nào có kết quả chúng tôi sẽ thông báo sớm đến báo chí”, ông Lê Hải Bình nói.
Ở một diễn biến khác, Đại sứ quán mới của Trung Quốc tại Việt Nam đã có mặt ở Hà Nội từ ngày 11/5, thay cho đại sứ cũ mới hết nhiệm kỳ. Các cơ quan chức năng Việt Nam đang thu xếp thủ tục để đại sứ trình quốc thư sớm nhất và có thể bắt đầu nhiệm vụ của mình.
Trân trọng lòng yêu nước của người dân Việt Nam trong và ngoài nước
Tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình bày tỏ sự trân trọng đối với tấm lòng yêu nước của người dân Việt Nam cả trong và ngoài nước. “Nhân dân Việt Nam có lòng nồng nàn yêu nước. Dù trong hay ngoài nước, đồng bào luôn trăn trở với độc lập, chủ quyền của đất nước. Những ngày qua đồng bào ta ở nhiều nước đã thể hiện lòng yêu nước và phản đối hành động của Trung Quốc. Đảng và nhà nước Việt Nam xúc động và trân trọng lòng yêu nước của người dân Việt Nam cũng như kiều bào Việt Nam ở nước ngoài”, ông Lê Hải Bình nói.
Khi được hỏi về quan điểm của Bộ Ngoại giao về một số vụ biểu tình có tính chất kích động vừa qua, tại sao người Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc nhưng lại gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp Đài Loan, Chính phủ có cân nhắc việc bồi thường không, thì ông Lê Hải Bình nói: “Chúng tôi khẳng định lần nữa rằng có một số đối tượng lợi dụng tuần hành ôn hòa để kích động công nhân để phá hoại các doanh nghiệp, gây mất an ninh trật tự tại tỉnh Bình Dương. Ngay khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi kích động. Chúng tôi khẳng định sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết và làm hết sức mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam".

Căng thẳng giàn khoan HD981: Nga nghiêng về Trung Quốc hay Việt Nam?

(Kiến Thức) - Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, cụ thể ở giàn khoan Hải Dương 981 (HD981), Mỹ nói suông còn Nga bận rộn với Ukraine, có đóng vai trò nào trong cuộc khủng hoảng này?

Nga đang xích lại gần Trung Quốc