Triệu chứng khác biệt của biến chủng Covid-19 mới

Xu hướng biến thể SARS-CoV-2 toàn cầu có sự thay đổi, với sự hiện diện của XEC và NB 1.8.1. Nhận biết sớm bệnh để tránh lây lan và điều trị kịp thời.

Tốc độ lây lan nhanh gấp 7 lần cúm

Biến thể XEC, giống các biến thể Covid-19 trước đó, có đột biến trong protein gai, cho phép virus thoát khỏi phản ứng miễn dịch hiệu quả hơn, khiến nó khó bị phát hiện hơn.

Theo Nation Thailand, tiến sĩ Teera Woratanarat, giảng viên thuộc khoa Y của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cho biết, khi so sánh Covid-19 với cúm, nguy cơ nhiễm chủng XEC có tỷ lệ lây lan trung bình nhanh hơn gần 7 lần.

Cụ thể, đối với trẻ em 0-4 tuổi tỷ lệ này là 4:1; Đối với trẻ em 5-19 tuổi tỷ lệ là 3:1; Ở nhóm người lớn trong độ tuổi lao động (20-59 tuổi), cũng như người cao tuổi (60 tuổi trở lên), tỷ lệ là 10:1.

Mặc dù XEC không gây ra tình trạng bệnh quá nghiêm trọng, tốc độ lây truyền nhanh của nó tăng nguy cơ mắc cao hơn cho những nhóm dân số dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ, người lớn tuổi.

Các triệu chứng của XEC bao gồm:

Đau họng ngay từ ngày đầu nhiễm bệnh: Đau họng là một trong những biểu hiện dễ bị bỏ qua, nhất là trong mùa cúm. Tuy nhiên, với XEC, tình trạng đau rát họng xuất hiện ở nhiều bệnh nhân ngay từ ngày đầu tiên nhiễm virus. Theo CDC Mỹ, đau họng liên quan đến Covid-19 thường có xu hướng đột ngột và đi kèm cảm giác khô, rát khi nuốt.

"Bệnh nhân XEC thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi rõ rệt như cúm, vì vậy đau họng nên được coi là dấu hiệu cảnh báo", tiến sĩ Jorge Moreno từ Đại học Yale nhận định.

Ho - dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết: Ho là một trong những biểu hiện sớm và phổ biến nhất của XEC. Bệnh nhân thường bị ho khan, dai dẳng và khó kiểm soát, đi kèm cảm giác ngứa rát họng. Theo Assure Covid-19 Lab, Mỹ, hơn 70% ca nhiễm gần đây ghi nhận triệu chứng ho.

"Ho do biến chủng XEC có thể kéo dài nhiều ngày, kể cả sau khi các triệu chứng chính khác đã biến mất", tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt, cho biết. Ông khuyến cáo những người có biểu hiện ho nên tự cách ly và theo dõi tình trạng hô hấp vì đây là triệu chứng có nguy cơ lan truyền cao.

Mất vị giác hoặc khứu giác vẫn là dấu hiệu đặc trưng: Dù xuất hiện phổ biến hơn ở các biến thể trước, mất vị giác hoặc khứu giác vẫn được ghi nhận ở nhiều ca nhiễm XEC. Tình trạng này thường xảy ra sau vài ngày nhiễm bệnh, và có thể kéo dài hàng tuần.

Theo nghiên cứu được công bố trên Journal of the American Medical Association, việc mất khứu giác có liên quan đến mức độ viêm nhiễm ở vùng mũi, họng. Mất khứu giác, dù ít gặp hơn so với giai đoạn đầu đại dịch, vẫn được coi là chỉ dấu đặc trưng giúp phân biệt Covid-19 với các bệnh đường hô hấp khác, theo nhận định của tiến sĩ Claire Hopkins, chuyên gia tai mũi họng tại Anh.

Mệt mỏi kèm giảm tập trung: Một đặc điểm đáng chú ý ở bệnh nhân nhiễm XEC là cảm giác mệt mỏi kéo dài, kể cả khi các triệu chứng khác đã giảm. Theo Johns Hopkins Medicine, hơn 40% người nhiễm Covid-19 có thể tiếp tục cảm thấy kiệt sức nhiều ngày đến vài tuần sau khi khỏi bệnh.

Với biến thể XEC, mệt mỏi còn đi kèm giảm khả năng tập trung và mất ngủ nhẹ. "Mệt mỏi không chỉ là triệu chứng cấp tính mà còn là biểu hiện cho thấy virus ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương", tiến sĩ Emily Landon, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Chicago, cảnh báo.

Sốt và ớn lạnh - phản ứng của cơ thể với virus: Dù không phải bệnh nhân nào cũng bị sốt, đây vẫn là một trong những triệu chứng phổ biến ở những người nhiễm XEC. Sốt thường nhẹ đến trung bình (37,5-38,5 độ C), kèm theo cảm giác ớn lạnh, đau nhức cơ thể.

Theo báo cáo của Mayo Clinic, triệu chứng sốt thể hiện phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại sự nhân lên của virus. Bác sĩ Allison Arwady, chuyên gia y tế cộng đồng tại Chicago, cho biết với biến thể XEC, sốt thường không kéo dài quá 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh có sẵn bệnh nền, triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng khác biệt của NB.1.8.1.

Theo thông tin của Sở Y tế TP HCM kết quả giải trình tự gene đối với một số ca bệnh COVID-19 nhập viện trong tuần thứ ba của tháng 5/2025. Theo đó, 83% mẫu phân tích cho thấy sự hiện diện của NB.1.8.1.

NB.1.8.1 là một biến chủng thuộc nhánh Omicron. Theo cơ sở dữ liệu gene, bộ gene đầu tiên của NB.1.8.1 được công bố lần đầu vào đầu năm 2025.

Theo Times of India, các triệu chứng khi nhiễm NB.1.8.1 cũng tương tự như các triệu chứng khi nhiễm các biến chủng khác của Omicron, bao gồm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên như đau họng, ho, sổ mũi, hắt hơi.

Ngoài các triệu chứng kể trên, Times of India cho biết bệnh nhân nhiễm NB.1.8.1 có thể có thêm các triệu chứng khác như:

- Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, khó chịu ở đường tiêu hóa.

- Các triệu chứng liên quan tới thần kinh như đau đầu, chóng mặt, khó tập trung.

- Mệt mỏi, khó chịu, yếu cơ nghiêm trọng.

- Khó ngủ, lo lắng.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân cho biết thay vì sốt cao, họ bị tăng thân nhiệt (từ 37,6 độ đến 38,1 độ) kéo dài. Triệu chứng này không đi kèm với hiện tượng đổ mồ hôi hoặc thở nhanh - 2 triệu chứng thường gặp khi sốt.

Chính vì thế, Times of India thông tin, triệu chứng này được gọi là tăng thân nhiệt, có thể liên quan tới cơ chế điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Đây là triệu chứng khác biệt của NB.1.8.1 so với các biến chủng khác.

BS Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)

Biến thể COVID -19 mới có đe dọa sức khỏe người dân?

Số ca mắc COVID-19 do biến thể NB.1.8.1 đang tăng tại châu Á và Việt Nam. Liệu biến thể của vi rút SARS-CoV-2 có đe dọa tính mạng người dân?

COVID - 19 xuất hiện tại 39 tỉnh thành

Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 25/5/2025, toàn thế giới có hơn 777 triệu ca nhiễm và hơn 7 triệu ca tử vong. Tại khu vực châu Á ghi nhận sự gia tăng số mắc, nhất là số nhập viện tại Trung Quốc, Singapore, Thái Lan…, tuy nhiên tình hình chung ở những quốc gia này vẫn trong tầm kiểm soát, năng lực bệnh viện ổn định.

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 155 trường hợp mắc Covid-19

Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 16/5 đến ngày 23/5), toàn thành phố ghi nhận 155 trường hợp mắc Covid-19. 

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 16/5 đến ngày 23/5), toàn thành phố ghi nhận 155 trường hợp mắc Covid-19. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 192 trường hợp mắc Covid-19, số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2024. Theo CDC Hà Nội, số ca mắc có xu hướng tăng trong 2 tuần gần đây, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.

Bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn. (Ảnh hanoionline.vn)
Bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn. (Ảnh hanoionline.vn)

Biến chủng Covid-19 mới NB.1.8.1 xuất hiện ở TP HCM

TP HCM vừa ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng mới NB.1.8.1, một dòng phụ của Covid-19 đang lưu hành tại nhiều quốc gia. 

Trước tình hình gia tăng số ca mắc Covid-19 trên thế giới cũng như tại TPHCM, nhóm nghiên cứu Covid-19 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) đã tiến hành giải mã trình tự gen của một số bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng Covid-19 nhập viện trong tuần thứ 3 của tháng 5/2025. Kết quả ghi nhận 83% mẫu giải trình tự gen của bệnh nhân là biến chủng NB.1.8.1.

NB.1.8.1 được phát hiện năm 2025, là biến chủng phụ của biến chủng XDV.1 có nguồn gốc từ biến chủng XDV được hình thành từ sự tái tổ hợp gene giữa biến chủng JN.1 và biến chủng XDE.