Triệt phá cơ sở sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ ngậm hóa chất

Công an tỉnh Lào Cai vừa phát hiện và triệt phá hai cơ sở sản xuất giá đỗ bằng hóa chất độc hại với hàng tấn thành phẩm mỗi ngày.

Ngày 27/5, Công an tỉnh Lào Cai vừa phát hiện, triệt phá 2 cơ sở trên địa bàn thành phố dùng hóa chất độc hại sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ bán ra thị trường.

Trước đó, thực hiện kế hoạch về tổng rà soát đấu tranh, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, ngày 23/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (Công an tỉnh Lào Cai) phối hợp với các cơ quan chức năng đã đồng loạt kiểm tra các cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Giá đỗ được sản xuất trong các thùng có thể tích khoảng 15 lít. Ảnh: Tống Huệ

Giá đỗ được sản xuất trong các thùng có thể tích khoảng 15 lít. Ảnh: Tống Huệ

Quá trình kiểm tra phát hiện gia đình ông L.V.V (SN 1969, trú tại đường Lê Thanh, phường Bắc Cường) và gia đình ông T.V.H (SN 1971, trú tại thôn Sơn Mãn 2, xã Vạn Hòa) dùng hóa chất độc hại để sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ bán ra thị trường.

Kiểm tra tại gia đình ông L.V.V, lực lượng Công an phát hiện 271 thùng có thể tích khoảng 15 lít/thùng, chứa giá đỗ các loại, tổng khối lượng khoảng 2,5 tấn giá đỗ.

Còn tại nhà ông T.V.H, lực lượng công an phát hiện 602 thùng chứa giá đỗ các loại. Trong đó có 313 thùng có khối lượng khoảng 4,1 tấn giá đỗ thành phẩm (loại ủ 5 ngày) đang chuẩn bị vận chuyển bán ra thị trường. Cơ quan chức năng cũng thu giữ một số dung dịch đã pha chế để phục vụ việc sản xuất giá đỗ cùng các tang vật khác.

Hóa chất được pha chế trong những thùng lớn. Ảnh: Tống Huệ

Hóa chất được pha chế trong những thùng lớn. Ảnh: Tống Huệ

Kết quả trưng cầu giám định các dung dịch trên tại Viện Khoa học hình sự Bộ Công an xác định là chất 6-Benzylaminopurine (6- BAP). Các đối tượng khai nhận đã dùng chất 6-Benzylaminopurine (6- BAP) pha với nước vôi trong để ngâm ủ giá đỗ nhằm mục đích làm cho cây giá đỗ đẹp, không ra rễ, sản lượng thu hoạch cao. Những sản phẩm này được phân phối đến nhiều chợ dân sinh, cửa hàng rau củ trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận.

Chất 6-Benzylaminopurine (6- BAP) là chất độc hại, không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, gây tác hại cho sức khỏe con người. Việc sử dụng chất này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, bao gồm tổn thương gan, thận, phổi và nguy cơ dẫn đến tử vong nếu tiếp xúc lâu dài.

Giá đỗ thành phẩm được bán ra thị trường. Ảnh: Tống Huệ

Giá đỗ thành phẩm được bán ra thị trường. Ảnh: Tống Huệ

Quá trình lấy lời khai và sổ sách bán hàng, thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu, cơ quan chức năng xác định cơ sở sản xuất giá đỗ của ông V hoạt động từ tháng 5/2024 đến ngày 23/5/2025, đã sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ khoảng 180 tấn. Cơ sở sản xuất giá đỗ của ông H cũng đã bán ra thị trường gần 168 tấn giá đỗ có sử dụng chất độc hại mỗi năm.

Chuyên gia mách cách nhận biết giá đỗ ngâm hóa chất

Theo chuyên gia công nghệ thực phẩm, người tiêu dùng có thể phân biệt giá đỗ ngâm hóa chất và giá sạch bằng mắt thường.

Vụ việc 4 cơ sở sản xuất giá đỗ ở TP Vình, Nghệ An đã tuồn ra thị trường 3.500 tấn giá đỗ ngâm hoá chất khiến nhiều người hoang mang. Việc nhận biết giá đỗ sạch và giá đỗ ngậm hoá chất tăng trưởng không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để tránh mua phải giá đỗ “bẩn”?
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS. TS, NGƯT Nguyễn Duy Thịnh - nguyên Giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, để phân biệt giá đỗ ngâm hóa chất và giá đỗ sạch vừa khó lại vừa dễ.

Vụ 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất ở Nghệ An: Người tiêu dùng hoang mang

3.500 tấn giá đỗ “ngậm” hoá chất được các đối tượng sản xuất bán ra thị trường, khiến dư luận phẫn nộ, người tiêu dùng hoang mang.

Theo cơ quan điều tra, từ tháng 6/2024 tới thời điểm bị phát hiện, 4 cơ sở sản xuất giá đỗ tại TP Vinh, Nghệ An đã bán ra thị trường khoảng 3.500 tấn giá đỗ. Điều đáng sợ là các cơ sở này đã sử dụng "nước kẹo" – một loại hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ khiến người tiêu dùng hoang mang.
Giá đỗ ngâm hóa chất tiêu thụ ở đâu?

4 đối tượng sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất bị xử lý sao?

4 đối tượng sử dụng hóa chất 6-Benzylaminopurine sản xuất 3.500 tấn giá đỗ đưa ra thị trường gây bức xúc trong dư luận. Các đối tượng này sẽ đối diện mức án thế nào?

Công an tỉnh Nghệ An vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng là chủ 4 cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm hóa chất về tội Vi phạm quy định ATTP.

Tang vật thu giữ gồm gần 2.000 lu chứa giá đỗ các loại, có tổng khối lượng khoảng 25 tấn giá đỗ; 25 lít dung dịch hóa chất “nước kẹo” (tên khoa học là chất 6-Benzylaminopurine (6- BAP)) nguyên chất và 150 lít dung dịch đã pha chế để phục vụ việc sản xuất giá đỗ cùng một số tang vật liên quan khác.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2024 đến nay, các đối tượng đã sản xuất, đưa ra thị trường khoảng 3.500 tấn giá đỗ có sử dụng hóa chất cấm.

3.500 tan gia do ngam hoa chat, ke chu muu xu ly sao?
Niêm phong tang vật là các thùng chứa giá đỗ ngâm hóa chất. (Ảnh VOV)