Trí tuệ cổ nhân: Phúc lớn do Trời, phúc nhỏ do người

Người xưa vẫn dạy đạo trời sẽ ban thưởng cho những ai biết cần cù. Một người bất luận có phúc phận lớn hay nhỏ thì chỉ cần người ấy đủ nhẫn nhịn, chịu khó thì chắc chắn sẽ nhận về những điều xứng đáng với mình.

Người xưa có câu: Đại phúc là tại thiên, tiểu phúc tại tạo''. Ý muốn chỉ rằng phúc lớn là do Trời ban, phúc nhỏ là do con người tạo ra. Câu nói này khuyến khích con người thế gian phải hiểu được đạo lý vừa thuận theo Trời, vừa cần cù chăm chỉ, tự mình cố gắng thì mới có phúc.

Người xưa luôn tin rằng nhân sinh trên đời này có bao nhiêu tạo hóa, thành tựu được công lao sự nghiệp gì đều đã được trời xanh an bài. Những thứ mà con người có thể thay đổi quả thực là hữu hạn.

Bởi vậy nên chuyện người tính dù hoàn mỹ thế nào cũng khó thành công bởi trời xanh đã an bài rồi.Cũng có câu rằng: “Nhân đích mệnh, thiên chú định, khiếu nhĩ hưởng phúc bất thụ chứng” nghĩa là mệnh của con người, Trời đã chú định, bảo ai hưởng phúc thì người ấy không thể chịu bệnh tật.

Tri tue co nhan: Phuc lon do Troi, phuc nho do nguoi

Trên đời này nếu chuyện gì được định sẵn rồi, không thể cải biên được thì con người chẳng còn động lực mà vấn đấu?.

Tất nhiên là không phải như vậy, bởi con người cũng hoàn toàn tự tạo ra những hạnh phúc cho cho bản thân mình. Khi con người nỗ lực, cố gắng thì sẽ đạt được kết quả xứng đáng, có lao động chắc chắn sẽ có thu hoạch. Đây cũng là cái lý rất phổ biến trong nhân gian, trong xã hội từ xưa đến nay.

Tri tue co nhan: Phuc lon do Troi, phuc nho do nguoi-Hinh-2

Nếu như người đó không ngừng kiên trì, không lười biếng trong thời gian dài thì đạo Trời sẽ chiếu cố. “Phúc lớn do Trời, phúc nhỏ do người” thực sự là một “phương thuốc” hay trị tâm. Người nào có thể hiểu rõ được đạo lý này, người đó có thể thuận theo tự nhiên, tâm không loạn, không mất cân bằng, không đòi hỏi quá phận.

Làm người nhất định phải vươn lên, không ngừng cố gắng về phía trước.

Ở đời, có 3 thứ càng thi nhau tranh giành càng rước họa vào thân

Thời nay rất nhiều người lại đi theo thuyết vô thần. Họ trở nên lớn mật, to gan, không sợ trời đất. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới này sẽ trở nên thật đáng sợ.

Không tranh giành danh tiếng với bậc quân tử

Người xưa có câu: "Người tính không bằng trời tính''. Thực chất là ông trời sẽ tính đạo đức của mỗi người. Đức chính là tấm bùa hộ mệnh của mối người, đạo đức càng tốt đẹp thì càng chính là tấm lá chắn đi theo bảo vệ chúng ta cả đời, đồng thời nó cũng giúp cho những người có số phận bấp bênh chuyển nguy thành an.

5 thói xấu bạn cần phải loại bỏ nếu không muốn cả đời nghèo khó

Người xưa nói: ăn cơm tay không bưng bát sẽ nghèo một đời, có thói quen rung chân sẽ khổ ba kiếp. Đạo lý đó nghe thôi cứ tưởng dễ làm những có phải ai cũng chịu sửa đổi vì tương lại vận mệnh của mình.

Ăn cơm không nâng chén

Người xưa có dạy: Khi ăn thì phải để thức ăn theo miệng chứng không phải để miệng theo thức ăn. Những người mà có thói quen vừa ăn vừa cúi đầu xuống chén cơm vừa đặt tay rung đùi thì chắc chắn là khổ cả đời. Phải bỏ ngay thói quen này.

Họa phúc không có cửa, là do người ta tự chiêu mời mà đến

Một người có thể thấy được điều tốt đẹp liền tự thấy mình không vui, chính là tâm đố kỵ. Tâm đố kỵ chính là một loại tâm không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ.

Trong xã hội này có nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, điều này khiến nhiều người không phục. Chính lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của chính bạn chứa đựng những ác tâm đó nên nỗi thống khổ cứ kéo dài mãi mãi.

Người trí tuệ thì họ luôn cố gắng làm việc tận tụy hết khả năng của chính mình, nhưng không truy cầu về kết quả bởi họ biết hạnh sự tại nhân, thành sự tại thiên. Họ biết cách vui vẻ với những gì bản thân mình có.