Trăng máu ngày 28/9 báo hiệu Ngày tận thế có đúng?

(Kiến Thức) - Thông tin về hiện tượng siêu trăng và nguyệt thực toàn phần gặp nhau, gọi là hiện tượng trăng máu xuất hiện vào đêm 28/9/2015 đang gây tò mò lớn.

Thông tin về hiện tượng siêu trăng và nguyệt thực toàn phần gặp nhau, gọi là hiện tượng trăng máu xuất hiện vào đêm 28/9/2015 là một điều vô cùng kỳ thú hiếm gặp đang được nhiều người hồ hởi đón chờ. Nhưng theo các chuyên gia, trong thiên văn học không có thuật ngữ “trăng máu” và cũng không có gì kỳ thú, thậm chí không quan sát được.
Nguyệt thực không phải là “trăng máu”
Thông tin về hiện tượng “siêu trăng máu” thời gian gần đây xuất hiện nhiều trên các trang mạng, diễn đàn khiến nhiều người tò mò đón đợi để quan sát hiện tượng hiếm gặp này. Lý giải, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Câu lạc bộ Thiên văn trẻ cho biết trong khoa học, không có hiện tượng nào gọi là "trăng máu". Thuật ngữ này (blood moon) xuất phát từ thiên chúa giáo chỉ 4 lần nguyệt thực liên tiếp, mỗi lần cách nhau 6 tuần trăng. Do trùng hợp ngẫu nhiên mà chúng ta có 4 lần như vậy mà lần đầu tiên đã bắt đầu vào tháng 4/2014, lần tháng 9 này là lần cuối. Có thể do đó mà người ta gắn với hiện tượng này là “trăng máu”. “Nói ngắn gọn: Nguyệt thực không hề có tên gọi khác là "trăng máu" như nhiều người nhầm tưởng”, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn khẳng định.
Khái niệm "siêu trăng" (supermoon) cũng không phải một thuật ngữ khoa học mà do một số báo chí phương Tây đưa ra để chỉ những lần trăng tròn trùng với thời điểm nó tới điểm cực cận trên quỹ đạo Trái Đất (điểm gần Trái Đất nhất trong một chu kỳ). Tính theo cách đó thì năm nào cũng có một hay vài lần như vậy và thực tế việc cho rằng Mặt Trăng to hơn nhiều chỉ là do tưởng tượng của người quan sát. Hai thuật ngữ hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của thiên văn học mới đây đã được nhiều báo chí và cả một số bạn trẻ tự cho là mình "yêu thiên văn" cho kết hợp với nhau để tạo nên "siêu trăng máu" là hoàn toàn không có cơ sở.
Vì những lý do đó, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn cho rằng, hiện tượng nguyệt thực sắp tới đây chỉ là hiện tượng bình thường, không phải hiếm gặp và cũng không hề kỳ thú như nhiều người thêu dệt.
Trang mau ngay 28/9 bao hieu Ngay tan the co dung?
 Ảnh minh họa.
Không báo hiệu “ngày tận thế”
Lần xảy ra hiện tượng nguyệt thực này, theo anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, chỉ có một số nước quan sát được, trong đó không có Việt Nam. Có thông tin cho rằng, khi Mặt Trăng dần dần chuyển sang màu đỏ, do ánh sáng từ Mặt Trời bị tán xạ khi đi xuyên qua bầu khí quyển của Trái Đất, là khi “trăng máu” xuất hiện, sẽ ảnh hưởng đến não bộ, tâm lý, hành động, hình dáng cơ thể con người. Đây là quan niệm không có cơ sở khoa học và cũng chưa từng có công trình nào chứng minh được điều này. Những tin đồn này là không có căn cứ. Hơn nữa, khi có nguyệt thực, Mặt Trăng cũng sẽ không tối hoàn toàn nên mọi người cần phân biệt rõ. 
Liệu giả thuyết “trăng máu” là báo hiệu của ngày tận thế có đúng không? Anh Đặng Vũ Tuấn Sơn cho biết, ở nhiều nước trên thế giới, họ còn đồn thổi cho rằng, "siêu trăng máu" là báo hiệu của ngày tận thế và con người có thể sẽ gặp họa vào những ngày này nên họ thường tránh ra khỏi nhà vào thời điểm xuất hiện nó để tránh những điềm xấu. Hoặc có một số nước thì lại lo sợ sẽ bị nhiễm độc từ ánh sáng của “mặt trăng máu”, bởi vậy, nhiều người không đi ra ngoài để tránh “đụng chạm” với ánh sáng này. Nhưng tất nhiên, đó chỉ là những lời nói không có cơ sở khoa học và các chuyên gia đã nhanh chóng bác bỏ những tin đồn thất thiệt này.                         
“Chúng ta không nên gắn cho nó những điều kỳ quặc. Bởi, đối với văn minh loài người thì hiện tượng nguyệt thực toàn phần được ghi nhận lần đầu cách đây hàng nghìn năm ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Khi đó, do nhận thức của con người còn nhiều hạn chế nên họ đã có cái nhìn chưa chính xác về hiện tượng này”, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn khẳng định.
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), lần gần đây nhất, “siêu trăng” và nguyệt thực toàn phần cùng xuất hiện là vào năm 1982. Theo dự đoán thì sau lần xuất hiện này, phải đến năm 2033 nó mới tái xuất trở lại. Trong một đoạn video được lan truyền trên các trang mạng xã hội đã giải thích về hiện tượng này với ý kiến các nhà khoa học cho rằng: “Điều kiện trước tiên là trăng tròn và khi Mặt Trăng ở điểm cực cận với Trái Đất trên quỹ đạo hình elip của nó, người ta sẽ thấy đường kính của nó lớn hơn đến 14%. Đó là một “siêu trăng”.

Kinh hoàng cuộc chiến bọ cạp vàng và nhện góa phụ đen

(Kiến Thức) - Cả bọ cạp vàng và nhện góa phụ đen đều có độc cực mạnh và đều hiếu chiến, máu lạnh, con vật nào sẽ giành phần thắng?

Kinh hoang cuoc chien bo cap vang va nhen goa phu den
Như chúng ta đều biết, những con bọ cạp vàng Israel và loài nhện góa phụ đen là những sinh vật nguy hiểm nhất trên Trái đất bởi vì chúng có độc tính cực cao, có thể giết người trong tích tắc. Nhưng nếu hai sinh vật này cùng đánh nhau chí tử, ai sẽ là người chiến thắng? 

Những lần Mặt trăng máu xuất hiện gây hiếu kỳ nhất

(Kiến Thức) - Hiện tượng Mặt trăng máu luôn được coi là hiện tượng tự nhiên hiếm có và kỳ bí, do đó luôn gây chú ý mỗi khi chuẩn bị xuất hiện.

Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat
Dự đoán hiện tượng Mặt trăng máu hiếm có sẽ xuất hiện vào cuối tuần này trong dịp Lễ Phục Sinh đang thu hút sự chú ý của đông đảo những người yêu thiên văn. Theo đó, hiện tượng có thể diễn ra vào thời gian từ 3-5/4, là dấu hiệu sự trở lại của Chúa Kitô. 

Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-2
Người dân Việt Nam cùng cư dân một số vùng trên thế giới sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là "Mặt trăng máu" đầu tiên trong năm 2015. Theo thống kê, có lẽ đây là lần nguyệt thực toàn phần ngắn nhất của thế kỷ 21. Các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Australia và Đông Á sẽ có điều kiện quan sát sự kiện lần này thuận lợi nhất. 

Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-3
Tháng 10/2014, người dân trên toàn thế giới rất hân hoan khi có cơ hội quan sát nguyệt thực toàn phần lần thứ hai trong năm, xảy ra cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ và đẹp nhất. 

Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-4
Trước đó, trong đợt xuất hiện Mặt trăng máu vào khoảng từ ngày 14-15/5/2014, nhiều người người xem sôi sục đi lùng mua ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của mặt trăng. Nhưng những người yêu thiên văn Việt Nam đã thất vọng vì không quan sát được. 

Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-5
Hiện tượng "Mặt trăng máu" từng được dự đoán sẽ xuất hiện 4 lần trong 2 năm 2014, 2015.  Một chuỗi 4 lần Mặt trăng máu như vậy được gọi là Tetrad và là hiện tượng hiếm có, chỉ xảy ra 8 lần trong thế kỷ này. 

Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-6
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), 4 lần nguyệt thực toàn phần liên tiếp rất hiếm khi xảy ra. Từng xuất hiện 4 lần nguyệt thực toàn phần trong các năm từ 1600 - 1900. Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, hiện tượng này nhiều lần xảy ra. 

Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-7
Mục sư John Hagee, người sáng lập Giáo Hội Cornerstone Texas cho rằng 4 lần Mặt trăng máu trong 2 năm là sự kiện hiếm hoi và dường như đó là dấu hiệu cho một sự kiện chấn động sắp xảy ra trên thế giới. 

Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-8
Tháng 12/2011, những người yêu thiên văn ở thế giới và cả Việt Nam từng sửng sốt chứng kiến hiện tượng Mặt trăng máu ám ảnh đầy ma mị, khi màu vàng của Mặt trăng biến thành màu đỏ đen hoặc đỏ đồng. 

Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-9
Tháng 10/2010, Mặt trăng máu xuất hiện lần đầu tiên sau gần 3 năm khiến những người yêu thích thiên văn ở Tây Âu, Nam Mỹ, Tây Phi, Đông và Bắc Á đều rất hứng khởi quan sát.  

Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-10
Mặt trăng máu luôn được coi là hiện tượng tự nhiên hiếm có và kỳ bí, là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần. Khi đó, Trái đất che phủ hoàn toàn Mặt trăng, Mặt trời sẽ chiếu ánh sáng vào Mặt trăng tạo nên màu đỏ.