TP HCM sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, tiếp nhận điều trị 6.000 ca SXH

Dịch sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn TP HCM liên tục tăng. Tình huống xấu nhất khi số ca SXH lên tới 6.000.

Từ đầu năm đến nay, các cơ sở y tế tiếp nhận hơn 26.000 người đến khám, tăng gần 230% so với cùng kỳ năm 2021. Hơn một nửa trong đó phải nhập viện điều trị.

TP HCM san sang cho tinh huong xau nhat, tiep nhan dieu tri 6.000 ca SXH
Dịch SXH diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn TP HCM liên tục tăng. Tình huống xấu nhất khi số ca sốt xuất huyết lên tới 6.000. 

Trong tình huống mỗi ngày TP HCM dưới 2.000 ca điều trị nội trú, dưới 300 ca nhập viện mới và dưới 200 ca nặng, các Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố sẽ chịu trách nhiệm hơn 1.100 giường bệnh và 170 giường hồi sức tích cực, ưu tiên tiếp nhận bệnh nhân nặng.

9 bệnh viện đa khoa thành phố, mỗi nơi đáp ứng 50 - 80 giường điều trị SXH và 5 giường hồi sức.

23 bệnh viện quận huyện mỗi nơi có 20 - 50 giường và hai giường hồi sức. 11 bệnh viện đa khoa tư nhân trên địa bàn, mỗi nơi điều trị 10 - 20 bệnh nhân.

Kịch bản 2, khi số ca nội trú tăng lên 2.000 - 4.000, khoảng 300 - 600 ca nhập viện mới mỗi ngày, các bệnh viện đều sẽ tăng công suất tiếp nhận.

Trong đó, các bệnh viện nhi tăng từ 300 lên 600 giường và từ 75 lên 120 giường hồi sức tích cực; bệnh viện đa khoa mỗi nơi tăng lên 50 - 150 giường. Các bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi sẽ tiếp nhận trẻ có chỉ định nhập viện nhưng chưa có dấu hiệu chuyển nặng.

Kịch bản 3 dành cho tình huống xấu nhất, các bệnh viện điều trị 4.000 - 6.000 ca bệnh, 600 - 900 ca nhập viện mới mỗi ngày, các bệnh viện ưu tiên mở rộng giường cho bệnh nhân SXH.

9 bệnh viện đa khoa chịu trách nhiệm 1.800 giường điều trị SXH và 110 giường hồi sức. 23 bệnh viện quận huyện tăng công suất tối đa, điều trị 2.300 bệnh nhân.

Các bệnh viện dự trù dịch truyền, máu và các chế phẩm của máu đảm bảo sử dụng trong một tháng. Trung bình, một bệnh nhân SXH nặng sử dụng khoảng 6 lít dịch truyền, hai đơn vị máu, chế phẩm máu.

TP HCM san sang cho tinh huong xau nhat, tiep nhan dieu tri 6.000 ca SXH-Hinh-2
Thành phố ước tính một bác sĩ, hai điều dưỡng sẽ chăm sóc 30 người bệnh SXH có dấu hiệu cảnh báo.

Thành phố ước tính một bác sĩ, hai điều dưỡng sẽ chăm sóc 30 người bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo; một bác sĩ, hai điều dưỡng sẽ chăm sóc 5 người bệnh nặng.

Viện Pasteur TP HCM cảnh báo dịch bệnh SXH tại các tỉnh phía Nam và TP HCM năm nay thuộc type huyết thanh D1 và bắt đầu có sự gia tăng type D2. Khi một type huyết thanh đã vắng mặt một thời gian trước đó xuất hiện trở lại, số ca mắc mới sẽ có tăng cao, tương ứng số ca nặng, số tử vong tăng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cảnh báo nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng:

(Nguồn: THĐT)

Nguy hiểm khi trẻ sốt xuất huyết nhưng cha mẹ tưởng mắc Covid-19

Các bác sĩ cho biết nếu cha mẹ nhầm tưởng con tái nhiễm Covid-19 mà để ở nhà tự theo dõi thì khi bệnh sốt xuất huyết nặng, trẻ có thể rơi vào sốc, suy đa cơ quan và nguy hiểm tính mạng.

Bệnh nhi vừa mắc sốt xuất huyết và Covid-19

Nhập viện ngay nếu hết sốt, không đi tiểu được trên 6 giờ

Thông tin từ Sở Y tế TP HCM cho biết, 4 bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) đang điều trị nội trú 626 ca với 82 trường hợp nặng.

Trong đó, 50% số bệnh nhân nặng là do các bệnh viện tỉnh chuyển đến do quá khả năng điều trị.

Nhap vien ngay neu het sot, khong di tieu duoc tren 6 gio
Bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đang khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết.   

Nguyên nhân nào khiến dịch sốt xuất huyết năm nay leo đỉnh?

Viện Pasteur TP HCM ghi nhận type gây bệnh sốt xuất huyết năm nay là D2 thường gây bệnh cảnh nặng; nhưng thiếu dịch chuyền, chưa có phác đồ điều trị thai phụ mắc sốt xuất huyết…

Thiếu thuốc, thiếu phác đồ điều trị sốt xuất huyết

Ngay từ tháng 4/2022, khi ca mắc sốt xuất huyết gia tăng, theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, TP đã điều chỉnh phác đồ điều trị SXH trong bối cảnh dung dịch truyền chủ lực là Dextran 40 và HES 200.000 chống sốc không có. Ngành y tế phải chuyển qua dung dịch HES 130.000.