Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn dính hàng loạt sai phạm

(Vietnamdaily) - Thanh tra TP HCM vừa thông báo kết luận thanh tra về phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn.

Theo đó, kết quả kinh doanh năm 2017, 2018, tổng công ty có thực hiện công khai báo cáo tài chính năm và báo cáo kiểm toán năm theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007, 2012. Tuy nhiên, doanh thu không đạt kế hoạch năm do UBND TP giao.

Việc quản lý công nợ, đến thời điểm thanh tra (ngày 20/5/2019), Tổng công ty chưa hoàn tất việc đối chiếu, xác nhận công nợ phải thu, tỉ lệ đối chiếu, xác nhận công nợ còn thấp; chưa thực hiện báo cáo về tình hình công nợ năm 2018 theo đúng chỉ đạo của UBND TP.

Đối với hoạt động đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác: năm 2017, 2018, Tổng công ty đã đầu tư tài chính tại 32 đơn vị với tổng giá trị góp vốn là 2.250,4 tỉ đồng, nhưng chỉ có 18/32 đơn vị có lợi nhuận, cổ tức được chia, còn lại 14/32 doanh nghiệp không chia lợi nhuận.

Việc thực hiện đề án tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2013-2015: Tổng công ty chưa thực hiện xong đề án tái cơ cấu tổng công ty giai đoạn 2013-2015 được UBND TP duyệt.

Đáng chú ý, qua kiểm tra về quản lý sổ kế toán và chứng từ kế toán, Thanh tra TP phát hiện tổng công ty còn tồn đọng 1.533 phiếu thu trị giá 76,65 tỷ đồng (tiền cọc mua căn hộ tại chung cư lô B Bàu Cát II, quận Tân Bình) và 355 phiếu trị giá 54,77 tỷ đồng (hoàn trả tiền đặt cọc mua căn hộ tại chung cư lô B Bàu Cát II, quận Tân Bình) phát sinh từ ngày 15/11/2017 mà không có ký duyệt và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị là không đúng quy định của pháp luật.

Không những thế, 355 phiếu trên không có ký duyệt của thủ trưởng đơn vị nhưng đã xuất quỹ chi tiền trả cho tổ chức, cá nhân là không đúng quy định pháp luật, có sự buông lỏng lãnh đạo quản lý, tuỳ tiện trong công tác kế toán thu, chi tiền, dẫn đến việc thất thoát tài sản Nhà nước, phát sinh tham ô, tham nhũng và chưa đảm bảo chặt chẽ trong công tác phòng chống tham nhũng.

Tong Cong ty Dia oc Sai Gon dinh hang loat sai pham
 Kết luận Thanh tra TP HCM.

Thanh tra TP HCM đã chỉ ra 6 dự án điển hình gồm: Dự án Căn hộ Felisa Riverside tại 99 Bến Bình Đông, phường 11, quận 8, Công ty CP Địa ốc Chợ Lớn làm chủ đầu tư; dự án tại địa chỉ 557 Bến Bình Đông phường 13, quận 8 và dự án Trung tâm thương mại Bình Đăng tại Quốc lộ 50, phường 6, quận 8, do Công ty CP Phát triển Địa ốc Sài Gòn 5 làm chủ đầu tư, cùng các dự án do tổng công ty làm chủ đầu tư gồm: dự án đầu tư xây dựng khu cao ốc văn phòng tại 257 Điện Biên Phủ, quận 3. Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư An Hội Phường 14 và dự án Chung cư Nguyễn Kim B quận 10.

Các dự án này đều chậm tiến độ thực hiện, chậm tiến độ thi công, có một số dự án từ khi phê duyệt đến nay đã hơn 10 năm nhưng chưa được đưa vào khai thác sử dụng, ảnh hưởng đến nguồn vốn doanh nghiệp, gây lãng phí tài sản Nhà nước, lãng phí đất đai.

Riêng việc Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc III cho Công ty CP Địa ốc Thủ Thiêm thuê lại nhà, đất tại số 236 Điện Biên Phủ, phường 6, quận 3 là không đúng đối tượng, mục đích được giao, thuê đất.

Đồng thời, còn có những sai phạm, hạn chế, thiếu sót trong việc chỉ định thầu, không tổ chức đấu thầu, tự thực hiện các gói thầu dự án trong khi không đảm bảo năng lực thực hiện, việc bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa đảm bảo quy định, chưa thực hiện việc bảo lãnh ngân hàng nhưng… chưa đảm bảo công khai minh bạch trong quản lý thực hiện dự án theo quy định của luật phòng chống tham nhũng, luật đấu thầu, luật quản lý sự dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Từ đó, UBND TP HCM chỉ đạo, các sở ngành liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý và báo cáo kết quả về UBND TP.

Đồng thời, tổ chức kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức cá nhân, thuộc diện thành phố quản lý có liên quan đến sai phạm, hạn chế, thiếu sót theo kết luận thanh tra, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có biện pháp xử lý trách nhiệm phù hợp quy định.

Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong nói gì về Kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm?

(VietnamDaily) - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết sau khi nhận được kết luận thanh tra, UBND TP.HCM sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy và tổ chức họp báo. 

Thông tin này được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trao đổi với báo chí bên lề đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP HCM lần XI (sáng nay 27/6).
Theo đó, Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết đã nắm được thông tin qua báo chí về kết luận thanh tra về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, về văn bản kết luận vụ Thủ Thiêm theo đường chính thống từ Thanh tra Chính phủ thì chưa được chuyển đến UBND TP HCM.
Ông dự kiến, thứ 2 tuần sau UBND TP HCM sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy. Sau đó sẽ tổ chức họp báo. Ông khẳng định UBND TP HCM đang lập kế hoạch thực hiện những đầu việc liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Chu tich TP HCM Nguyen Thanh Phong noi gi ve Ket luan thanh tra vu Thu Thiem?
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong. 
Về quyền lợi của người dân khiếu kiện Thủ Thiêm, không được nhắc đến trong kết luận thanh tra, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết vấn đề này đã có trong Thông báo 1483 của Thanh tra Chính phủ.
Trước đó, chiều 26/6, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hàng loạt khuyết điểm, sai phạm đã được chỉ ra trong quá trình thực hiện dự án này.
Cụ thể, Thường trực Thành ủy, UBND TP phê duyệt chi phí đầu tư bình quân 1 m2 đất thương mại - dịch vụ - nhà ở trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là 26 triệu đồng/m2. Trong khi giá ban đầu các sở, ngành đề xuất là gấp đôi con số này.
Toàn bộ hơn 220 ha quỹ đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm có được từ nguồn vốn ngân sách nhưng TP đã sử dụng chủ yếu để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ định nhà đầu tư không qua đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm về đấu thầu và quản lý sử dụng đất đai.
Trách nhiệm liên quan thuộc các sở, ngành như KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Xây dựng, Ban quản lý KĐTM Thủ Thiêm.
Kết luận thanh tra cũng khẳng định, UBND TP HCM chấp thuận chủ trương chỉ định giao cho Công ty cổ phần Đại Quang Minh là nhà đầu tư dự án bốn tuyến đường chính Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng chưa đánh giá kinh nghiệm, năng lực tài chính của nhà đầu tư… là chưa thực hiện đúng quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
UBND TP đã phê duyệt dự án, phê duyệt tổng mức đầu tư là hơn 12.000 tỉ đồng cho việc xây dựng bốn tuyến đường khi chưa làm rõ ý kiến của các sở, ngành liên quan. Qua thanh tra phát hiện một số khoản phê duyệt không đúng quy định với tổng giá trị hơn 1.500 tỉ đồng.
Từ đó tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo giao cho Kiểm toán Nhà nước trong quá trình kiểm toán xem xét gần 4.000 tỉ đồng chênh lệch giảm giữa các quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho dự án BT bốn tuyến đường chính thiếu căn cứ; hơn 1.700 tỉ đồng các khoản do phê duyệt tổng mức đầu tư của các dự án BT tăng sai và hơn 25 tỉ đồng chi phí không đủ điều kiện quyết toán vào dự án của Công ty Đại Quang Minh.
Căn cứ kết quả thanh tra, Tổng thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP thu hồi, hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách Nhà nước không đúng quy định đã đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đến 30-9-2018 là hơn 26.315 tỉ đồng; sớm có giải pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ các khoản vay ngân hàng đã đầu tư cho khu đô thị mới này trên 4.286 tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận.

Trong kết luận nêu, giao UBND Thành phố chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền như: Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm; các sở Giao thông vận tải, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch – Kiến Trúc, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố; các đơn vị Tư vấn, các nhà đầu tư dự án, v.v đã có khuyết điểm, vi phạm đã nêu trong Phần Kết quả và Kết luận thanh tra.

Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này.

Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12/2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Sở GTVT TP.HCM bổ nhiệm nhiều cán bộ không đúng quy trình

Thanh tra thành phố TP.HCM vừa chỉ ra trong năm 2017 và 2018, Sở GTVT TP.HCM thực hiện bổ nhiệm 11 trường hợp, trong đó 9 trường hợp có thiếu sót, vi phạm

Cụ thể, ông Bùi Anh Tuấn - Phó trưởng phòng Kế hoạch đầu tư được bổ nhiểm khi không đủ tiêu chuẩn, chưa có bằng trung cấp lý luận chính trị. Ông Đỗ Ngọc Hải giữ chức vụ Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ khi chưa có quy hoạch, sau đó Sở GTVT TP.HCM phải thu hồi quyết định bổ nhiệm.

Ngoài ra, 7 trường hợp khác bổ nhiệm thực hiện không đầy đủ gồm: Ông Lê Minh Triết - Giám đốc Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn; ông Phạm Ngọc Dũng - Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 3; ông Trịnh Quốc Dũng và bà Trần Thị Trâm Anh - Phó Chánh Văn phòng Sở; ông Ngô Bá An - Giám đốc BQL Dự án nạo vét luồn soài rạp; bà Trần Thị Vân Trang - Phó Phòng pháp chế; ông Hà Thanh Sơn - Trưởng phòng Quản lý Giao thông đường thủy.