Tôn Ngộ Không lên trời, xuống đất đều không sợ, vì sao lại ngại thủy chiến?

Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, dễ dàng lên trời xuống đất chẳng sợ ai, nhưng khi phải thủy chiến lại luôn tìm đủ lời lẽ để thoái thác.

Ton Ngo Khong len troi, xuong dat deu khong so, vi sao lai ngai thuy chien?

Tôn Ngộ Không không sợ trời không sợ đất, chỉ ngại mỗi thủy chiến.

Tôn Ngộ Không học được ở chỗ Bồ Đề Lão tổ 72 phép biến hóa và không ít pháp thuật cao cường. Có thể nói đối với Tôn Ngộ Không lên trường xuống đất không gì là không thể. Ví như trên trời dạo chơi Đâu Suất cung, dưới đất lay chuyển Diêm La địa phủ, chỉ cần muốn đi thì không có nơi nào mà Tề Thiên Đại Thánh không dám đặt chấn đến.

Điều đó khiến Tôn Ngộ Không luôn tự cao tự đại về bản thân, thế nhưng khi kẻ địch lựa chọn chiến đấu dưới nước, "anh khỉ" lại luôn tìm đủ lời lẽ để thoái thác.

Bản thân Tôn Ngộ Không cũng phải lên tiếng thừa nhận, khả năng thủy chiến của mình không tốt. Hầu Ca từng nói với Bát Giới và Sa Tăng rằng: "Không giấu gì các đệ, nếu là yêu tinh trên núi thì không cần các đệ phí sức. Chuyện dưới nước, ta đi không được. Mỗi khi xuống nước, ta đều phải niệm Tị thủy quyết, hoặc phải biến thành hình dạng cá cua mới có thế đi được, như vậy sao có thể đánh nhau với yêu quái".

Ton Ngo Khong len troi, xuong dat deu khong so, vi sao lai ngai thuy chien?-Hinh-2

Mỗi lần cần chiến đấu với yêu quái dưới nước, đều do Trư Bát Giới và Sa Tăng ra trận.

Muốn Ngộ Không thừa nhận khuyết điểm thực sự rất khó, nhưng Hầu ca vẫn lên tiếng thừa nhận, thậm chí còn trong bối cảnh tính mạng Đường Tăng đang bị đe dọa bởi yêu quái. Điều đó chứng tỏ, Tôn Ngộ Không không hề nói dối và sợ nước hoàn toàn là thật.

Vậy tại sao một nhân vật thần thông quảng đại như Tôn Ngộ Không lại mang trên mình khuyết điểm như vậy? Điều này có lẽ chỉ trách chính bản thân Ngộ Không học nghề chưa thông mà thôi.

Còn nhớ, khi Tôn Ngộ Không đến gặp Bồ Đề Lão tổ vào nửa đêm canh 3, Bồ Đề đã hỏi "công pháp thiên hạ nhiều vô kể, con muốn học loại nào?". Sau đó, cứ mỗi môn pháp Bồ Đề Lão tổ nói ra, Ngộ Không lại hỏi "loại này có trường sinh bất lão không?".

Tuy không thể dạy thuật trường sinh bất lão, nhưng Bồ Đề lại dạy cho Ngộ Không thuật 72 phép biến hóa và Cân Đẩu Vân, giúp Ngộ Không có thể thoát được tam tai và không bị thần tiên yêu quái bắt nạt.

Ton Ngo Khong len troi, xuong dat deu khong so, vi sao lai ngai thuy chien?-Hinh-3

Tôn Ngộ Không bị Bồ Đề Lão tổ đuổi đi khi chưa kịp học cách chiến đấu dưới nước.

72 phép biến hóa và Cân Đẩu Vân để thực chiến trên không Tôn Ngộ Không đều đã được lĩnh hội. Đến khi chuẩn bị học cách chiến đấu dưới nước thì Hầu Vương lại gây họa.

Tôn Ngộ Không đã làm trái lời sự phụ Bồ Đề, tự ý biểu diễn 72 phép biến hóa trước mặt sư huynh đệ đồng môn, khiến Bồ Đề vô cùng tức giạn. Ngoài ra, ông bấm chỉ tính được kiếp nạn của vị đồ đệ này sắp đến, nên đã lập tức đuổi Ngộ Không xuống núi.

Chính vì vậy, Tôn Ngộ Không thủy chiến không thạo là do chưa được sư phự chỉ dạy, học nghề chưa đến nơi đến chốn đã bị đuổi đi.

Liệu Tôn Ngộ Không có xứng đáng với danh hiệu "chiến thần"?

Từng đại náo tam giới không thua kém bất kỳ ai nhưng Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không vẫn luôn bị nghi ngờ khi nhận danh hiệu chiến thần.

Vốn là một con khỉ sinh ra từ mảnh đá vá trời của Nữ Oa Nương Nương khiến đất trời đều rung chuyển. Tất cả Thần, Phật, Yêu, Nhân đều hướng sự chú ý vào con khỉ đá này. Bằng sự linh hoạt, tinh ranh vốn có của loài khỉ cùng khát khao được sống trường thọ, Tôn Ngộ Không đã đi tầm sư học đạo, đoạt gậy Như Ý của Long Vương lên để một bước lên trời. Sau khi đại náo Thiên cung, “con yêu hầu” kiêu ngạo tự xưng mình là Tề Thiên Đại Thánh.

Lieu Ton Ngo Khong co xung dang voi danh hieu

Tôn Ngộ Không kiêu ngạo tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh không coi ai ra gì.

Tìm thấy lăng mộ 'Tề Thiên Đại Thánh', bên trong phát hiện thứ cực sốc

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ngôi mộ này nằm trên đỉnh chính của núi Bảo Sơn, Phúc Kiến. Trong lăng mộ có hai bia đá lần lượt ghi: Lăng mộ của Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh.

Thông tin cho biết, các nhà khảo cổ học phát hiện miếu Song Thánh Bảo Sơn ở núi Bảo Sơn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ngôi mộ cổ này ước chừng rộng 3m, sâu 1,3m. Ngôi mộ có hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa, tấm bia to hơn ở bên trái khắc chữ “Tề Thiên Đại Thánh”, tấm bên phải nhỏ hơn một chút khắc chữ “Thông Thiên Đại Thánh”. Bên trong mộ còn tìm thấy gậy sắt dài được cho là gậy như ý và vòng kim cô.