Tòa tạm dừng xét xử Dương Chí Dũng vì xuất hiện tài liệu mới

(Kiến Thức) - 15h30 hôm nay, chỉ mới làm việc được 10 phút sau phiên nghỉ giải lao giữa giờ, Tòa đã phải quyết định tạm dừng xét xử để nghiên cứu vì xuất hiện tài liệu mới. 

HĐXX cho biết mới nhận được một số tài liệu. Trong đó có tài liệu xác minh tại Nakhodka (Nga), do phòng Nội vụ tại Nakhodka, và một nhân chứng và một biên bản thẩm vấn nhân chứng khác, một kết quả điều tra tại Công ty Nakhodka, Công ty AP và các công ty khác năm 2007 - 2008 và một giấy chứng nhận ghi vào đăng ký pháp nhân đối với công ty cổ phần Nakhodka của Nga; hợp đồng Nakhodka và AP, thuế liên quan mua bán, bản ghi nhớ hợp đồng mua ụ nổi; bảng tính toán theo hợp đồng mua bán giữa AP và Nakhodka theo đó tính 2,3 triệu USD, giấy chứng nhận xoá đăng kiểm tàu Nakhodka, biên bản kiểm tra chi tiết hàng hoá…
HĐXX mới nhận được các tài liệu trên nên chưa công bố được, toà sẽ gửi các luật sư xem xét. Trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu.
8h sáng mai 29/4, Tòa tiếp tục làm việc.
Dương Chí Dũng có mặt từ rất sớm tại phiên xử phúc thẩm ngày thứ 5 (28/4).
 Dương Chí Dũng có mặt từ rất sớm tại phiên xử phúc thẩm ngày thứ 5 (28/4).
Trước đó, trong phiên xử sáng nay, có một tình tiết mới gây bất ngờ ở lời khai của bị cáo Mai Văn Phúc. Đó là, theo Phúc kể, trong một hội nghị lãnh đạo tổng công ty, Dương Chí Dũng có nói với Phúc: “Nếu anh không tổ chức được việc mua ụ nổi 83M theo đúng tiến độ thì tôi sẽ báo cáo Thủ tướng để kỷ luật, cách chức anh”.
Đề cập lại quan hệ không tốt đẹp của mình với Dương Chí Dũng, Phúc vẫn khẳng định, không có việc Phúc biết sai nhưng vẫn làm, mà chỉ vì sợ bị Dũng làm khó, cách chức vì Dũng không có thẩm quyền cách chức Phúc. 
Tuy nhiên, Dương Chí Dũng không thừa nhận việc phát ngôn như này.
Dương Chí Dũng khai quan hệ với ông Goh khoảng từ năm 2000. Khi đó, Dũng là giám đốc một công ty tàu thủy ở Hải Phòng. Công ty của bị cáo có mua một tàu cũ của Singapore. Sau đó quan hệ phát triển khi có con cái học hành ở đó, có nhờ ông Goh chăm nom, giám sát con giúp.
Việc mua ụ nổi 83M, Dũng biết việc quyết định mua ụ nổi có trước khi dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam được phê duyệt, biết như vậy là không đúng quy trình.
Về công văn của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc cho phép chỉ định thầu, các hạng mục triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam (tháng 1/2008) nhưng khi đó ụ nổi đã mua rồi (ký hợp đồng từ tháng 3/2007, tháng 6 ụ nổi về, tháng 7 khoản lại quả về Việt Nam, cuối năm 2007 đã nhận đủ tiền chia chác). Tòa hỏi: "Như vậy là việc thực hiện mua ụ nổi có động cơ?". Dũng không có cơ hội đáp lại.
10 bị cáo bị TAND Hà Nội tuyên phạt ở cấp sơ thẩm:

1. Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines án tử hình về tội Tham ô tài sản, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.Tổng án phạt là tử hình.

2. Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines án tử hình về tội Tham ô tài sản, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là tử hình.

3. Trần Hải Sơn (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sữa chữa tàu biển Vinalines) 14 năm tù về tội Tham ô, 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là 22 năm tù.

4. Trần Hữu Chiều (nguyên phó Tổng giám đốc Vinalines): 10 năm tù về tội tham ô, 9 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là 19 năm tù.

5. Mai Văn Khang (nguyên Phó tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 7 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.

6. Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines) 4 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.

7. Lê Văn Dương (Đăng kiểm viên - Cục đăng kiểm Việt Nam) 7 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.

8. Huỳnh Hữu Đức (nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, Khánh Hòa) 8 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.

9. Lê Ngọc Triện (Đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong) 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.

10. Lê Văn Lừng (Cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong) 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Ngoài ra, HĐXX buộc các bị cáo trả lại số tiền 28 tỷ đồng tham ô, liên đới bồi thường số tiền hơn 366 tỷ đồng do hành vi làm trái quy định nhà nước. Trong đó, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người phải bồi thường 110 tỷ đồng.

Đột tử khi sờ vào chó chết

(Kiến Thức) - Đi làm về, thấy chó nuôi trong nhà nằm bất động, người đàn ông sờ vào kiểm tra thì bị điện giật dẫn đến tử vong…

Phó công an xã Tân Hưng (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) là ông Phạm Văn Hiểu cho biết, nạn nhân là ông Vũ Văn Trung (SN 1962) trú tại cụm 3, thôn Nam Tạ.

CSGT dẫn đường cho xe “siêu khủng” qua trạm

Nhiều đoàn xe siêu trường, siêu trọng “tàng hình” vượt trạm; các trạm cân kiểm tra tải trọng trên toàn quốc đồng loạt hoạt động đang là vấn đề thời sự gây chú ý dư luận.

Theo quy định của Bộ GTVT, để được cấp một giấy phép lưu hành đặc biệt vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng rất chặt chẽ. Trong đó quy định trách nhiệm của bên vận tải rất cụ thể. Theo đó, phải chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bảo đảm an toàn cho người, hàng hóa và công trình giao thông.
Nội dung chủ yếu của phương án gồm: Khảo sát hành trình chạy xe (tuyến đường, đoạn đường, cầu, phà được đi); vi trí địa hình nơi xếp dỡ; yêu cầu hỗ trợ hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông trên đường khi phương tiện vận chuyển đi qua; tốc độ xe đi, giờ đi, điểm đỗ...
Việc khảo sát, thiết kế nhằm gia cố tăng cường năng lực chịu tải và khả năng thông qua của đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận. Thậm chí trong các trường hợp xe quá tải, quá khổ đặc biệt mà khi lưu hành phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe CSGT dẫn đường, hộ tống. Quy định thì chặt chẽ nhưng tại Việt Nam, việc tuân thủ thực hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Theo Nhà máy phong điện Bình Thuận (xã Bình Thạnh, Tuy Phong) để hoàn thành lắp đặt theo dự kiến 80 trụ điện gió cao 85m cộng cả tua bin nặng đến 225 tấn và đường kính cánh quạt lên đến 77m, nặng 85 tấn do Hãng Fuhrlaender (Đức) cung cấp từ Cảng Sài Gòn về Tuy Phong, Bình Thuận theo đường bộ rất khó khăn và chặt chẽ từng mét đường.
Cụ thể toàn bộ cuộc hành trình đi qua đều được CSGT cử xe dẫn đường. Do cột và cánh quạt quá dài, để lưu thông qua các khúc quanh hẹp, gắt, đơn vị vận tải phải lắp đặt nối thêm một sơ mi rơ mooc. Rơ mooc này được lắp động cơ có hệ thống bơm thủy lực để khi qua khúc quanh, nhân viên vận chuyển phải chạy theo sau bẻ lái. Khi qua các trạm thu phí, ngoài việc lưu thông theo làn đường quá khổ quá tải, các chuyên gia vận tải và kỹ thuật phải tính toán từng centimét đối với chiều rộng, cao của kiện hàng. Ngoài ra còn có cả một lực lượng hậu cần hùng hậu gồm xe có đèn, còi ưu tiên; xe cẩu nặng để hỗ trợ khi qua các đoạn cầu đường hẹp.
Xe CSGT dẫn đường cho đoàn xe quá tải vào khúc quanh vào Trạm thu phí Sông Phan (Bình Thuận).
  Xe CSGT dẫn đường cho đoàn xe quá tải vào khúc quanh vào Trạm thu phí Sông Phan (Bình Thuận).
Khi vào đoạn cua gắt, nhân viên vận tải phải nhảy xuống bẻ bánh lái trợ lực.
 Khi vào đoạn cua gắt, nhân viên vận tải phải nhảy xuống bẻ bánh lái trợ lực.
Lực lượng hậu cần luôn túc trực.
 Lực lượng hậu cần luôn túc trực.