Tiêm kích Hàn thả bom nhầm xuống khu dân cư, 15 người bị thương

Trong buổi huấn luyện sáng 6/3, hai máy bay chiến đấu KF-16 của Không quân Hàn Quốc đã thả bom nhầm xuống một khu dân cư ở Pocheon, khiến ít nhất 15 người bị thương.

>>> Mời độc giả xem video: Tiêm kích Hàn Quốc thả bom nhầm xuống khu dân cư ở Pocheon

Nguồn video: Facebook

Yonhap dẫn lời các nhà chức trách cho biết, vụ nổ lớn xảy ra tại một ngôi làng ở Pocheon, cách thủ đô Seoul khoảng 40 km về phía bắc, vào khoảng 10 giờ sáng 6/3 (giờ địa phương). Được biết, khu vực này nằm cạnh một trường huấn luyện quân sự của quân đội Hàn Quốc.
Theo cơ quan cứu hỏa và giới chức quân đội, vụ nổ xảy ra do hai máy bay chiến đấu KF-16 của Không quân Hàn Quốc thả nhầm 8 quả bom xuống khu dân cư, bên ngoài khu vực huấn luyện, trong một buổi diễn tập.
Vụ nổ khiến 15 người, bao gồm hai binh sĩ và hai người nước ngoài, bị thương nhẹ đến nghiêm trọng và làm một nhà thờ cùng 7 tòa nhà khác bị hư hại.
Tiem kich Han tha bom nham xuong khu dan cu, 15 nguoi bi thuong
Một ngôi nhà bị hư hại sau khi tiêm kích Hàn Quốc thả bom nhầm xuống khu dân cư ngày 6/3. Ảnh: JP.  
Cơ quan cứu hỏa cho biết thêm, hai người dân bị thương nặng đã được đưa tới bệnh viện. May mắn là vết thương ở mặt và vai của họ không nguy hiểm đến tính mạng. 8 người khác bị thương nhẹ cũng được chuyển đến bệnh viện điều trị.
Tuy nhiên, các nhà chức trách cho biết, số người bị thương có thể còn gia tăng.
Khoảng 50 cư dân trong khu vực đã được sơ tán đến tòa thị chính cách xa địa điểm xảy ra vụ nổ.
Giới chức quân sự Hàn Quốc thông tin thêm, các máy bay chiến đấu KF-16 tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật "bất thường" đã thả tổng cộng 8 quả bom MK-82 (mỗi quả nặng khoảng 230 kg) bên ngoài bãi tập ở Pocheon vào lúc 10h04 sáng 6/2.
Tiem kich Han tha bom nham xuong khu dan cu, 15 nguoi bi thuong-Hinh-2
Hiện trường vụ việc. Ảnh: Yonhap.  
Không quân Hàn Quốc cho hay, họ đang tiến hành điều tra vụ tai nạn. Trung tướng Park Ki-wan đang chỉ đạo cuộc điều tra, đồng thời xin lỗi vì những thiệt hại gây ra cho người dân.
"Chúng tôi sẽ tích cực thực hiện mọi biện pháp cần thiết, bao gồm cả bồi thường thiệt hại", Không quân Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố.
Trước đó, vào năm 2004, một máy bay F-5B của Không quân Hàn Quốc cũng thả nhầm một quả bom xuống Boryeong, cách Seoul 138 km về phía nam. May mắn, không ai bị thương trong sự cố này.
Tiem kich Han tha bom nham xuong khu dan cu, 15 nguoi bi thuong-Hinh-3
 Tiêm kích F-16 của Mỹ ném bom Mark 82 trong một đợt diễn tập. Ảnh: Không quân Mỹ.
Mark 82 là dòng bom thông thường do Mỹ chế tạo. Mỗi quả chứa khoảng 89 kg thuốc nổ mạnh. Loại bom này chuyên dùng để phá hủy công trình hạ tầng, bán kính sát thương ngang diện tích một sân bóng đá, có thể tạo hố với đường kính 8 m và sâu 2,4 m.

Đây là một trong những loại bom được Mỹ và đồng minh sử dụng rộng rãi nhất. Biến thể nguyên gốc không có hệ thống dẫn đường, đòi hỏi phi công sử dụng hệ thống máy tính trên chiến đấu cơ để tính toán điểm rơi và thời điểm thả bom.

Quân đội Mỹ sau này biến các loại bom thông thường như Mark 82 thành vũ khí dẫn đường bằng cách gắn đầu dò laser hoặc hệ thống định vị vệ tinh, kèm theo cánh lái để điều chỉnh đường bay.

Số phận tiêm kích thế hệ 6 NGAD phụ thuộc vào Elon Musk

Theo dự kiến, nếu giữ vai trò đặc biệt trong chính quyền Tổng thống Donald Trump, tỷ phú công nghệ Elon Musk sẽ có ảnh hưởng lớn tới chương trình tiêm kích thế hệ 6 NGAD.

So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk
Chương trình chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (tiêm kích thế hệ 6 NGAD) của Không quân Mỹ (USAF) đang đối diện tương lai cực kỳ bấp bênh. 
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-2
 Theo nhận xét, số phận tiêm kích thế hệ thứ sáu tương lai NGAD của Mỹ giờ đây phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của Tổng thống Donald Trump và đội ngũ trợ lý mới của ông.
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-3
 Điều này đã được USAF chính thức công bố, đồng thời nhấn mạnh rằng ban lãnh đạo hiện tại sẽ tránh đưa ra bất kỳ quyết định nào và giữ nguyên trạng thái tạm dừng như hiện tại, bà Ann Stefanek - đại diện Không quân Mỹ nói rõ trong một cuộc họp báo.
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-4
 Bà Stefanek cũng kêu gọi những công ty từng tham gia đấu thầu Dự án NGAD cập nhật đề xuất của họ, bao gồm Boeing, Lockheed Martin và rất có thể cả Northrop Grumman, nếu họ có ý định quay trở lại chương trình sau khi rời đi vào mùa hè năm 2023.
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-5
 Cần nhấn mạnh, chương trình NGAD đã bị đình chỉ nhằm đánh giá công nghệ mới và nhu cầu xem xét lại các yêu cầu đối với loại máy bay này ở cấp độ ý tưởng. Tuy nhiên hiện tại có những lo ngại rằng cuối cùng dự án sẽ bị hủy bỏ.
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-6
 Diễn biến quan trọng nhất chính là việc một trong những thành viên chủ chốt trong đội ngũ dự kiến của Tổng thống đắc cử Donald Trump - tỷ phú công nghệ Elon Musk đã chê trách nặng nề tiêm kích F-35 thuộc thế hệ thứ năm.
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-7
 “Khi Trung Quốc đang nhanh chóng chế tạo các loại máy bay chiến đấu không người lái hiện đại, chúng tôi vẫn sản xuất tiêm kích có người lái thế hệ cũ... ”, ông Musk nhấn mạnh.
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-8
 Dựa trên quan điểm này, tiêm kích NGAD sẽ khó lòng được lựa chọn, bất chấp việc Lầu Năm Góc khẳng định đây là chiếc "F-35 giá rẻ, nhẹ và không phát sinh lỗi kỹ thuật".
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-9
 Nguyên nhân là bởi vì yếu tố “không người lái” phải được xem là mấu chốt, tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ phải có khả năng tự hành hoàn toàn thay vì cần phi công điều khiển, nếu chưa đáp ứng đòi hỏi trên, dự án sẽ bị loại bỏ và không được xem xét.
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-10
 Vấn đề cần nói tới nữa là Trung Quốc hiện chỉ đang cố gắng đi theo con đường của Mỹ khi nỗ lực triển khai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, như cách họ tuyên bố, J-20 sẽ tương tự F-22 và J-35 sánh ngang F-35.
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-11
 Mặc dù vậy, mới đây Bắc Kinh đã trình diễn khái niệm tiêm kích thế hệ 6 Baidi (Bạch Đế) tại Triển lãm Hàng không Chu Hải với nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội, điều này khiến Mỹ cho rằng chương trình NGAD cần phải thay đổi triệt để nhằm duy trì sức cạnh tranh.
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-12
 Dự kiến các công ty tham gia chương trình NGAD sẽ được giao một khối lượng nhiệm vụ lớn hơn nhiều, bởi vì nếu không có những cải tiến mới, chiếc tiêm kích này rất dễ bị loại bỏ.
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-13
 Viễn cảnh trên hoàn toàn có khả năng xảy ra, nhất là khi trong đội ngũ tương lai của ông Trump bao gồm một người luôn đưa ra những ý tưởng rất đặc biệt như tỷ phú Elon Musk - nhân vật này theo đánh giá sẽ đóng vai trò quyết định tương lai của chương trình NGAD.
So phan tiem kich the he 6 NGAD phu thuoc vao Elon Musk-Hinh-14
Tuy vậy trong nội bộ Lầu Năm Góc vẫn còn nhiều người ủng hộ chương trình NGAD và khẳng định F-35 hoàn toàn không "vô dụng" như những gì ông Musk chê trách gần đây, thể hiện rõ nhất qua thành tích thực chiến tại Trung Đông, bởi vậy dự án NGAD vẫn còn hy vọng. 

“Cáo săn chồn” Mikoyan MIG-31BM của Nga khiến đối phương khiếp sợ

Không quân Nga đã chính thức chào đón lô tiêm kích đánh chặn siêu thanh Mikoyan MiG-31BM nâng cấp đầu tiên. NATO gọi loại máy bay này là “Foxhound” (cáo săn chồn”, được phát triển để thay thế cho MiG-25 “Foxbat”.

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so
Theo thông cáo báo chí ngày 15/7 của Tập đoàn Sản xuất Máy bay Thống nhất Nga: “Lô tiêm kích đánh chặn siêu thanh Mikyoan MiG-31BM được chuyển giao để thực hiện nghĩa vụ theo lệnh quốc phòng nhà nước. Sau một loạt các cuộc thử nghiệm thành công trên mặt đất và trên không, các máy bay này đã được đưa đến căn cứ thường trực. Tiêm kích MiG-31 hiện đại hóa có đặc tính chiến đấu cao và có khả năng giải quyết thành công các nhiệm vụ trong điều kiện hiện đại”. 

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so-Hinh-2
Không quân Nga đã tích cực triển khai máy bay đánh chặn của mình trong cuộc xung đột với Ukraine. Vào cuối năm 2023, Moscow đã có động thái chiến lược khi lần đầu tiên triển khai MiG-31 tại Crimea. Theo các nhà phân tích Ukraine, việc triển khai này nhằm mục đích hỗ trợ duy trì các cuộc tuần tra gần như liên tục trên Biển Đen, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với Ukraine bằng tên lửa Dagger. 

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so-Hinh-3
Những máy bay này được trang bị để mang tên lửa siêu thanh Kinzhal [Dagger] và theo các nguồn tin của Nga, việc tuần tra Biển Đen cho phép chúng "vô hiệu hóa HIMARS của Ukraine". Tuy nhiên, đây có phải là mục đích duy nhất của chúng không? 

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so-Hinh-4
Điều thú vị là MiG-31 có hai cấu hình: MiG-31K, đóng vai trò là tàu sân bay Dagger của Nga, và MiG-31BM, một mẫu máy bay đánh chặn được trang bị tên lửa không đối không R-37M. MiG-31BM có khả năng nhắm mục tiêu vào các mối đe dọa trên không cách xa tới 300 km. 

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so-Hinh-5
 Nói cách khác, Nga sử dụng MiG-31 không chỉ cho các hoạt động tấn công chống lại Ukraine mà còn để bảo vệ các tài sản quân sự của mình khỏi các tên lửa của Ukraine như Neptune, Storm Shadow/SCALP và ATACMS.

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so-Hinh-6
 Theo các kênh Telegram theo dõi tình hình ở Ukraine, mỗi lần một chiếc MiG-31 bay lên trời, nó sẽ kích hoạt cảnh báo trên không trên khắp Ukraine. Chiến thuật này nhằm mục đích leo thang căng thẳng, khiến người dân Ukraine luôn trong tình trạng cảnh giác trước mối đe dọa từ tên lửa Kinzhal.

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so-Hinh-7
 MiG-31BM là một biến thể tiên tiến của MiG-31, một máy bay đánh chặn siêu thanh do Cục thiết kế Mikoyan phát triển. Máy bay này được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở tốc độ và độ cao lớn, khiến nó trở thành một thành phần quan trọng trong khả năng phòng không của Nga.

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so-Hinh-8
MiG-31BM có chiều dài khoảng 22,69 mét [74,5 feet], sải cánh 13,46 mét [44,1 feet] và chiều cao 6,15 mét [20,2 feet]. MiG-31BM được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt đốt sau Soloviev D-30F6. Những động cơ này cung cấp cho máy bay lực đẩy cần thiết để đạt được hiệu suất tốc độ cao và khả năng hoạt động. 

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so-Hinh-9
 Về mặt điện tử hàng không, MiG-31BM được trang bị hệ thống radar tiên tiến, bao gồm radar mảng pha Zaslon-M, cho phép phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc. Nó cũng có hệ thống dẫn đường và liên lạc hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động.

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so-Hinh-10
 Độ cao bay tối đa của MiG-31BM là khoảng 20.600 mét [67.600 feet], cho phép nó hoạt động trên hầu hết các máy bay thương mại và quân sự. Khả năng bay ở độ cao lớn này là cần thiết cho vai trò của nó như một máy bay đánh chặn.

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so-Hinh-11
MiG-31BM tự hào có tốc độ bay tối đa khoảng Mach 2,83 [khoảng 3.000 km một giờ hoặc 1.864 dặm một giờ]. Tốc độ đặc biệt này cho phép nó phản ứng nhanh trước các mối đe dọa tiềm tàng và bao phủ khoảng cách lớn trong một khoảng thời gian ngắn. 

“Cao san chon” Mikoyan MIG-31BM cua Nga khien doi phuong khiep so-Hinh-12
MiG-31BM được trang bị nhiều loại vũ khí, bao gồm tên lửa không đối không tầm xa như R-33, R-37 và R-77. Phạm vi hoạt động của vũ khí MiG-31BM thay đổi, với tên lửa R-37 có tầm bắn ấn tượng lên tới 400 km [khoảng 248 dặm]. Tầm bắn mở rộng này cho phép MiG-31BM vô hiệu hóa các mối đe dọa trước khi chúng có thể gây nguy hiểm cho không phận được bảo vệ. (Nguồn: UAC, Twitter, Wikipedia, MWM).