Thực hư loại thuốc giúp đánh bay nồng độ cồn chỉ sau 15 phút

Theo quảng cáo trên Facebook, một số loại men, kẹo có thể giúp người sử dụng tăng tửu lượng và loại bỏ nồng độ cồn chỉ sau 15 phút.

Khi Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1, lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt nặng khiến nhiều người dân lo lắng, đặc biệt là các tài xế. Vì vậy, nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng, men, kẹo xuất hiện rầm rộ trên thị trường và được quảng cáo khử nồng độ cồn về 0, giải rượu, giúp tài xế yên tâm khi tham gia giao thông.
Tại tài khoản Facebook T.V., người này liên tục phát trực tiếp, giao bán sản phẩm men chống say rượu, khử nồng độ cồn. Theo người bán, sử dụng một gói men này có thể chống say cho loại rượu lên tới 45 độ, tửu lượng tăng gấp 4 lần.
"Men này từ enzym tự nhiên, lên men hữu cơ, thành phần gồm bột ngô, khoai, sắn,... Bạn chỉ cần sử dụng trước khi uống rượu 15-20 phút sẽ phát huy tác dụng. Sau cuộc nhậu, bạn nghỉ ngơi 15 phút, khi tham gia giao thông sẽ không còn nồng độ cồn trong cơ thể. Nếu còn nồng độ cồn, chúng tôi sẵn sàng hoàn tiền", người phụ nữ này khẳng định.
Qua quan sát, loại men này chỉ được đóng gói trong những túi nylon màu bạc, không có nhãn mác, xuất xứ, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Giá bán của chúng là 400.000 đồng/10 gói.
Thuc hu loai thuoc giup danh bay nong do con chi sau 15 phut
Men khử nồng độ cồn được giao bán công khai trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình. 
Một sản phẩm khác cũng được giao bán nhiều trên mạng xã hội là kẹo H.R.Q, có tác dụng giúp người uống lâu say và giải rượu nhanh. Theo miêu tả, viên kẹo này có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Kẹo dạng viên nhai mềm, có thành phần chính là Curcumin 30 mg (tinh chất bột nghệ), giúp "tẩy" nhanh lượng cồn trong máu, từ đó giúp uống lâu say hơn, giải rượu nhanh chóng.
Người bán hướng dẫn chỉ cần ăn một gói (gồm 3 viên kẹo) trước khi uống 15 phút để tăng tửu lượng và một gói sau ăn để giải rượu. Giá bán kẹo này 60.000-100.000 đồng/gói.
Theo thạc sĩ, dược sĩ Trương Minh Đạt, Chánh Văn phòng Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, hiện này chưa sản phẩm dược phẩm nào được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có công dụng đưa nồng độ cồn về 0. Hơn thế, uống nhiều rượu bia ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và không có "thần dược" nào giúp bạn uống mà không say.
BSCKI Lê Thị Cẩm Thơ, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM, cho biết thị trường có nhiều loại dược phẩm được giới thiệu là "thuốc giải rượu". Thực chất, đây là thực phẩm chức năng, chứa các thành phần như vitamin B1, B6, B12, axit glutamic... Những chất này được cho là góp phần tham gia quá trình chuyển hoá rượu.
Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào chứng minh những "thuốc" này có khả năng bảo vệ hoặc phục hồi tổn thương các cơ quan do rượu, hoặc làm mất trạng thái say xỉn.
Ngoài ra, không ít “thuốc giải rượu” có nguồn gốc, xuất xứ, thành phần không rõ ràng. Vì vậy, một trong những thành phần của chúng có thể gây tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng cho người sử dụng. Việc lầm tưởng vào công dụng của "thuốc giải rượu", người dân vô tư uống nhưng không hề biết rằng chúng không bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu. Cuối cùng, hậu quả đối với sức khỏe vẫn xảy ra.
Bác sĩ Thơ khuyến cáo "thuốc giải rượu" tham gia vào quá trình chuyển hoá rượu. Vì vậy, chúng cùng lúc được chuyển hoá qua gan, làm tăng gánh nặng cho cơ quan này, tăng nguy cơ suy gan cấp.
Trong trường hợp muốn nhanh chóng đào thải lượng rượu bia khỏi cơ thể, lấy lại sự tỉnh táo, PGS Bùi Quang Huy, Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, Hà Nội, cho hay cách tốt nhất là đào thải qua đường nước tiểu.
Biện pháp đơn giản nhất để giải rượu là uống nước lọc, nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể pha nước chè, nước đường, giúp lợi tiểu, đào thải rượu ra ngoài. Ngoài ra, móc họng nôn cũng là một cách giúp đào thải rượu bia nhanh chóng. Tuy nhiên, khi lượng cồn đã hấp thụ vào cơ thể, việc nôn đẩy lượng thức ăn ra ngoài, nếu tiếp tục uống, chúng ta sẽ mệt mỏi và dễ gây tổn thương dạ dày.

Bạn trai cũ trở thành sếp, tôi bàng hoàng bối rối muốn làm điều ngu ngốc...

(Kiến Thức) - Một vòng thật lớn, cuối cùng tình huống tưởng như chỉ xảy ra trên phim này lại rơi trúng đầu tôi. Tại sao anh lại xuất hiện nơi này, oan gia ngõ hẹp là thế này sao?

Hai giờ sáng, tôi tỉnh dậy, lại nằm mơ. Tại sao đã nhiều năm như vậy, tôi vẫn mơ tới anh ấy. Lặng lẽ chảy nước mắt, tôi thầm nghĩ, lẽ nào đời này, tôi không thể quên được anh ấy hay sao, không thể bước ra khỏi quá khứ hay sao?
Không nhịn được, tôi ôm lấy đầu, khóc nức nở. Cuộc sống này, tới lúc nào mới có thể khá hơn?

Những chiêu đơn giản nhất giúp tài xế khử nồng độ cồn

(Kiến Thức) - Nhằm đối phó với việc kiểm tra nồng độ cồn, các bác tài xế thường truyền tai nhau một số kinh nghiệm làm giảm mùi rượu, bia. Tuy nhiên, chỉ mang tính nhất thời và kém hiệu quả. Cách khử nồng độ cồn hiệu quả nhất chính là “nói không với rượu, bia”.

 
Đánh răng và ngậm nước súc miệng

“Điểm mặt” thực phẩm, đồ uống không phải rượu bia vẫn... dính “án”

(Kiến Thức) - Dù không uống rượu bia, nhưng nếu ăn phải một số loại trái cây, uống thuốc, dùng nước súc miệng cũng gây tăng nồng độ cồn trong hơi thở. Điều này có nguy cơ khiến bạn dính án phạt oan.

“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”

Theo luật thổi nồng độ cồn như hiện hành, kể cả không uống rượu, chỉ cần ăn phải hoa quả lên men do có hàm lượng đường cao thì bạn vẫn có nguy cơ bị thổi phạt nồng độ cồn như bình thường.

“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-2
GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cũng cho hay một số loại trái cây chứa lượng đường cao như vải để môi trường bên ngoài thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng “hóa đường thành rượu”, tức là lên men.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-3
Khi vào trong dạ dày một thời gian, lượng cồn trong vải rất nhỏ, không đủ để hấp thụ vào trong máu, chuyển hóa qua phổi, khiến cho hơi thở có cồn. Chính vì vậy, dù ăn ít hay nhiều thì máy đo vẫn báo nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-4
Không chỉ có trái vải mà một số loại quả như nho, dứa, táo, xoài, sầu riêng khi để lâu lượng đường sẽ bị lên men rồi chuyển hóa thành rượu, người ăn vào sẽ bị tăng nồng độ cồn trong máu.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-5
Ngoài ra, một số cách chế biến món ăn như cá hấp bia, bê sốt rượu, thịt hầm rượu… cũng có thể gây tăng nồng độ cồn trong hơi thở.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-6
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt nấu bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải đun kỹ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi pha chế. 
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-7

Ngoài ra, các món tráng miệng nướng chứa vani cũng có cồn, thời gian nướng 15 phút vẫn giữ lại 40% cồn, nướng 60% thì lượng cồn là 25%. 

“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-8
Giấm ăn cũng là thực phẩm chứa một lượng nhỏ cồn. Do vậy, sau khi ăn các món có giấm, bạn cũng có thể bị dính phạt oan vì hơi thở có cồn.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-9
Một số loại siro ho hoặc thuốc ngủ, thuốc hít hen suyễn, một số loại vitamin, nước súc miệng, nước xịt thơm miệng...
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-10
Một số loại đồ uống như thức uống năng lượng, bia hoặc rượu vang không cồn, soda lên men cũng là “thủ phạm” gây hơi thở có cồn.
“Diem mat” thuc pham, do uong khong phai ruou bia van... dinh “an”-Hinh-11
Ngoài ra, một số trường hợp ít gặp, những người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người mắc hội chứng tự sinh rượu - auto-brewery syndrome (còn gọi là hội chứng say xỉn không do uống rượu) cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Internet.