Khoa học sửng sốt với thiên hà mới 3C17 độc đáo

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học thuộc Đài Quan sát ALMA, Chi Lê vừa phát hiện một thiên hà mới độc đáo có tên khoa học la 3C17. Các lỗ đen ở trung tâm thiên hà này bồi tụ khí và bụi, tạo ra các tia năng lượng cao.

Theo đó, 3C17 một thiên hà vô tuyến cực sáng trong một cụm thiên hà mới vừa khám phá.

Trong lần quan sát mới nhất, Đài ALMA phát hiện thiên hà 3C17 phát ra một lượng lớn sóng vô tuyến từ lõi trung tâm của nó.

Các lỗ đen ở trung tâm thiên hà này bồi tụ khí và bụi, tạo ra các tia năng lượng cao có thể nhìn thấy trong các môi trường sóng vô tuyến, giúp các hạt tích điện trong hệ thống di chuyển với vận tốc cao.

Khoa hoc sung sot voi thien ha moi 3C17 doc dao
 Nguồn ảnh: Phys.

Quan trọng hơn, thiên hà 3C17 cách Trái Đất tận 1,2 triệu năm ánh sáng, tốc độ quay lên tới 821 km / s quanh trung tâm của cụm thiên hà mới, nhờ nó có độ lớn tuyệt đối lớn nhất trong cụm thiên hà này, đạt chỉ số độ lớn là 22,45.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy rằng 3C 17 cũng phóng ra các đường phát xạ thải rộng, nhưng đường phát xạ này dễ bị bẻ cong khi len lỏi vào phần còn lại của cụm thiên hà do môi trường khác nghiệt.

Mời quý vị xem video: Thiên hà lớn nhất trong Vũ trụ: IC 1101

Khám phá kinh ngạc về vùng hào quang của Milky Way

(Kiến Thức) - Một vệ tinh nhỏ của NASA được triển khai từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), sẽ giúp các nhà khoa học tìm kiếm vật chất còn thiếu của vũ trụ bằng cách nghiên cứu tia X từ "hào quang" của khí nóng xung quanh thiên hà Milky Way.

Để nghiên cứu vấn đề này, một nhiệm vụ CubeSat do NASA tài trợ gọi là HaloSat được triển khai từ ISS vào ngày 13/7.
Vệ tinh HaloSat sẽ nghiên cứu khí trong quầng hào quang của thiên hà Milky Way, ở khoảng 2 triệu độ C.

Phát hiện gây bất ngờ nhiều thiên hà lâu đời nhất vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đã xác định được một số thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ. Các chuyên gia nhận định khi vũ trụ khoảng 380.000 năm tuổi, các nguyên tử đầu tiên được hình thành.

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vũ trụ Lượng tử tại Đại học Durham và Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian đã tìm thấy bằng chứng nhiều thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ.

Chúng lần lượt có tên là Segue-1, Bootes I, Tucana II và Ursa Major I ước tính trung bình hơn 13 tỷ năm tuổi.

Nhận định mới về kích thước Dải Ngân hà gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Nhà nghiên cứu Cristina Martínez-Lombilla, đang thực hiện nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Instituto de Astrofísica de Canarias ở Tenerife, Tây Ban Nha, và các cộng sự cho hay, Dải Ngân hà có thể đang dần lớn hơn.

Nhận định khoa học mới cho rằng Dải Ngân hà đang lớn hơn so với những gì chúng ta nghĩ trước giờ.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Dải Ngân hà, có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng. Gia đình thiên hà trong Dải Ngân hà của chúng ta bao gồm hàng trăm tỷ ngôi sao, với lượng khí và bụi khổng lồ, tất cả đều xen kẽ và tương tác thông qua lực hấp dẫn.