![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
Khi gõ những dòng này, tay chân tôi vẫn còn run lẩy bẩy. Người chồng mà tôi sống cùng, người đàn ông tôi yêu suốt 1 năm qua, tại sao lại khiến tôi thấy xa lạ và mơ hồ thế này?
Tôi đến với chồng cách đây 1 năm. Sau khi yêu nhau, tôi được biết chồng tôi đã từng yêu một cô gái. Họ yêu nhau mấy năm trời, thậm chí còn tính đến chuyện đám cưới. Số phận trêu ngươi, cô người yêu của chồng tôi bị tai nạn qua đời.
Về sau, mỗi lần tôi nhắc đến người yêu cũ là chồng tôi lại gạt đi, anh bảo đó là quá khứ và xin tôi đừng khiến anh thêm đau lòng. Lúc đó tôi còn tự trách mình vô duyên vì tò mò với người đã khuất. Kể từ lần ấy, tôi không còn thắc mắc gì về chuyện tình cảm của họ.
Chúng tôi kết hôn, được hai bên bố mẹ cho tiền để mua một căn chung cư. Với số tiền đó, chúng tôi dư sức mua được căn chung cư nội thành, lại thuận tiện đi lại. Vậy mà chồng tôi không nghe. Anh khăng khăng đòi mua nhà ở ngoại thành, đã vậy còn xa chỗ làm của cả hai chúng tôi.
![]() |
Thấy tôi không đồng ý, chồng tôi ra sức thuyết phục vợ. (Ảnh minh họa) |
![]() |
Điều kỳ lạ là đêm nào tỉnh dậy tôi cũng không thấy chồng đâu. (Ảnh minh họa) |
Đó là mộ người yêu cũ của chồng tôi. Tôi nhận ra vì đã từng thấy ảnh chồng mình và cô ấy trên facebook. Chân tôi như khuỵu xuống khi biết sự thật phía sau mọi chuyện. Và tôi đã lờ mờ đoán ra được, tại sao chồng tôi thích ở khu chung cư ngoại thành này đến vậy. Thì ra anh muốn gần người yêu cũ của mình. Thì ra đêm nào anh cũng ra ngủ bên mộ cô ấy và lẻn về nhà lúc tờ mờ sáng để tôi không phát hiện.
Đó là chồng tôi, sao bây giờ tôi lại thấy xa lạ quá. Anh khác anh của mọi ngày hoàn toàn. Anh khiến tôi sợ anh mỗi khi đến gần. Tôi chưa dám nói ra mọi chuyện với chồng. Nhưng vì tôi cứ im lặng nên đêm nào chồng tôi cũng ra mộ người yêu ngủ rồi lại về ôm vợ như không có chuyện gì. Bây giờ tôi rối trí lắm, phải làm sao để chồng tôi chấm dứt chuyện này đây?
Một nha sĩ tại Bệnh viện Patong ở Phuket, Thái Lan đã chia sẻ trên Facebook rằng anh đã gặp một bệnh nhi có hàm răng thối hoàn toàn. Bệnh nhi là một cậu bé 4 tuổi, với tình trạng răng miệng rất nghiêm trọng, nhập viện vào ngày 26/11.
Tất cả 20 chiếc răng sữa của cậu bé đều bị thối. Một số răng đã bị gãy và một phần lớn đã "biến mất", chỉ còn phần chân răng nhỏ xíu cắm vào nướu.
![]() |
Cháu bé 4 tuổi phải nhổ toàn bộ hàm răng. Ảnh Khám phá. |
Theo trang tin Sin Chew Daily, cha mẹ của cậu bé gần như không quan tâm đến con cái, để con ở nhà trẻ hàng ngày. Nhân viên của nhà trẻ cũng không hề quan tâm vấn đề chăm sóc răng miệng và cũng không chăm sóc bé cẩn thận. Vậy nên, không ai nhận ra tình trạng răng của cậu bé 4 tuổi này đã vô cùng nghiêm trọng.
Theo nha sĩ trực tiếp khám cho bé trai, với tình trạng răng hiện tại của cậu bé, họ không thể trám răng được. Tình trạng sâu răng của cậu bé rất nghiêm trọng, các dây thần kinh bên dưới răng có thể bị nhiễm trùng đã gây hại cho răng vĩnh viễn nằm dưới nướu. Vì vậy, các nha sĩ không còn lựa chọn nào khác ngoài nhổ hết răng sữa ra vì nếu để răng hư tổn tự rụng ra vô cùng rủi ro.
Ca điều trị đã cần đến 14 mũi thuốc gây tê và 18 mũi khâu. Các bác sĩ cho biết thời gian hồi phục răng miệng của bệnh nhi sẽ mất rất lâu, dự đoán rằng sẽ mất 8 năm tới để răng vĩnh viễn có thể bắt đầu mọc.
Trường hợp này một lần nữa cho thấy cha mẹ cần chú ý đến con cái và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo rằng con trẻ luôn ở tình trạng tốt nhất.
Thống kê của Viện Răng hàm mặt quốc gia gần đây cho thấy: Số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, có đến 80% trẻ 4-8 tuổi bị sâu răng, hơn 90% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi
Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm cho trẻ là điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Có nhiều cách bảo vệ và phòng ngừa bệnh răng miệng cho trẻ, trong đó, cha mẹ nên lưu ý đến việc chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp lứa tuổi và thực hành chải răng đúng cách.
Từ 8 tháng tuổi: Bé bắt đầu mọc răng sữa.
Giai đoạn từ 1 tuổi đến 2 tuổi: Cha mẹ cần chủ động đánh răng cho trẻ. Khi bé chưa mọc răng hay mới mọc một vài chiếc răng đầu tiên bạn cần vệ sinh răng nướu cho trẻ bằng gạc mềm thấm nước ấm sạch hoặc nước muối pha loãng.
Khi trẻ 3 - 6 tuổi: Trẻ bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng, chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Đến lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn.
Trẻ 6 - 9 tuổi: Cha mẹ vẫn nên kiểm tra việc chải răng của trẻ đều đặn để đảm bảo trẻ đánh răng đúng cách.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhớ một số nguyên tắc và nên sử dụng những mẹo dưới đây nhằm tạo hứng thú cho trẻ làm quen với thói quen đánh răng đúng cách:
Chia lịch đánh răng, vệ sinh răng miệng vào thời gian hợp lý. Bạn cần hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn ngày 2 lần (buổi sáng và trước khi đi ngủ)
Đánh răng đúng cách để trẻ không bị đau đớn, khó chịu, đồng thời mang lại hiệu quả chăm sóc, bảo vệ răng miệng cao. Đó là đặt bàn chải nhẹ nhàng sao cho lông bàn chải vừa khít trên bề mặt răng, chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2 - 3 cái, chải đủ ba mặt răng: mặt trước, mặt sau và mặt nhai. Thời gian đánh răng lý tưởng nhất là khoảng 2 - 3 phút.
Lưu ý chọn loại kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ: Chọn loại có công thức không đường, chứa xylitol và active fluoride để chống sâu răng. Rất nhiều trẻ nhũ nhi có xu hướng thích ăn hoặc mút kem đánh răng nên phụ huynh cần chọn loại kem an toàn nếu trẻ lỡ nuốt phải.
Chọn bàn chải cho trẻ: Cha mẹ cần ưu tiên loại có đầu tròn nhỏ với cổ bàn chải dài để trẻ dễ xoay sở khi chải sâu tận mặt sau của răng. Lông bàn chải cho trẻ là loại lông siêu mềm đủ để loại bỏ các mảng bám mà không gây trầy xước nướu.