Thêm lý giải về nguyên nhân mất nước trên sao Hỏa gây sốt

(Kiến Thức) - Đài quan sát WM Keck, Kính thiên văn Hồng ngoại của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa tìm ra cách lý giải mới về biến đổi khí hậu cũng như hiện tượng mất nước trên sao Hỏa.

Các nhà khoa học thuộc các cơ quan này cùng chung nhận định: Nước được tạo thành từ hydro và oxy, nhưng hydro có nhiều loại hoặc đồng vị khác nhau tồn tại trên sao Hỏa
Nguồn ảnh: Space.
Nguồn ảnh: Space. 
Phiên bản đồng vị nặng hơn của hydro gồm có một proton và một neutron chứ không chỉ là chỉ một proton trong hạt nhân của nó - được gọi là deuterium.
Các nghiên cứu mới cho thấy rằng deuterium, do trọng lượng nặng hơn, vẫn còn tồn tại trên hành tinh Đỏ, ít có khả năng kết hợp với oxy tạo nước.
Không những thế, áp lực từ các hạt tích điện trong gió mặt trời thổi các phân tử hiđro nhẹ ra khỏi bầu khí quyển của sao Hỏa, bởi vì hành tinh này không có từ trường để bảo vệ chúng.
Thêm vào đó, các phân tử nước trên sao Hỏa có trong bầu khí quyển có thể vỡ ra dưới ánh sáng cực tím của mặt trời.
Và đây là chu trình cộng hưởng có thể khiến nước mất dần trên sao Hỏa theo thời gian.
Xem thêm video: Những Thứ Kỳ Lạ Được Tìm Thấy Trên Sao Hỏa – Phần 2: - Nguồn video: Chuyện Lạ Việt Nam Và Thế Giới.

NASA tiết lộ cảnh tượng vi diệu trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Một cảnh tượng vi diệu tìm thấy trên sao Hỏa khiến nhiều người kinh ngạc.

Tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter vừa thám sát bề mặt sao Hỏa vào ngày 21/5/2017 và đã chụp lại một cảnh tượng vi diệu, tuyệt sắc hiếm thấy trên Hỏa tinh.

Đó là hình ảnh thời khắc đụn cát màu phủ tuyết trên sao Hỏa xuất hiện đẹp tựa bức tranh thủy mạc.

Bí ẩn cấu trúc xoắn ốc cổ đại trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Cấu trúc lạ tìm thấy trên sao Hỏa, nằm lẫn trên một bãi đất đá sậm màu gây ngạc nhiên.

Vào ngày 25/12/2017, tàu Spirit Rover của NASA có dịp khám sát qua bề mặt khu vực địa chất ký hiệu Sol 2176 trên sao Hỏa.

Thì ra đây là nguyên nhân làm mất hơi nước trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Theo một nghiên cứu mới, bão bụi càn quét trên sao Hỏa đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tình trạng mất hơi nước. Thông tin bất ngờ liên quan tới sao Hỏa gây sửng sốt.

Trong nghiên cứu mới về sao Hỏa, các nhà nghiên cứu phân tích lại những quan sát bụi do Cơ quan Khảo sát Sao Hỏa (MRO) của NASA thực hiện.
MRO thấy hơi nước tăng lên đáng kể trong tầng khí quyển trung bình, khoảng 30 đến 60 dặm (50 đến 100 km) tính từ bề mặt nơi có bão bụi đi qua.