Tây Nguyên ghi nhận 78 ca bệnh bạch hầu, nhiều ca không triệu chứng

Tính đến 13/7, trên địa bàn 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum đã ghi nhận 78 ca bệnh bạch hầu.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, đến thời điểm này trên địa bàn 4 tỉnh Đắk Lắk, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum đã ghi nhận 78 ca bệnh bạch hầu.
Trong số 78 ca bệnh bạch hầu, Đắk Nông là tỉnh ghi nhận số ca bệnh nhiều nhất với 29 trường hợp, Kon Tum có 26 trường hợp, Gia Lai là 20 trường hợp và Đắk Lắk ghi nhận 3 trường hợp.
Theo phân tích của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên trong số 78 ca bệnh này, có tới 26 ca không có biểu hiện triệu chứng - người lành mang trùng, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc.
Tay Nguyen ghi nhan 78 ca benh bach hau, nhieu ca khong trieu chung
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thăm hỏi 2 trẻ em tại Đăk Đoa đến tiêm chủng tại điểm tiêm chủng lưu động ở Trường PTTH Nguyễn Huệ (Gia Lai). 
GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh bạch hầu hiện nay có nhiều điểm khác biệt so với các năm trước như số trường hợp mắc tăng gấp 3 lần, xuất hiện nhiều nơi với nhiều nhóm tuổi và đã có trường hợp tử vong.
Bạch hầu là bệnh cổ điển, tử vong chủ yếu do độc tố của bệnh gây nên vì thế cần điều trị càng sớm càng tốt, muốn điều trị sớm phải phát hiện sớm. Bạch hầu có cả vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu do đó phải ngăn chặn ngay, không để lây lan rộng trong cộng đồng.
Về giải pháp phòng chống mang tính lâu dài và bền vững, ông Long cho biết, sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc xin trên quy mô lớn mà 4 tỉnh đầu tiên là Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk - những địa phương đã có ca bệnh xuất hiện, sau đó là Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Theo đó, trẻ 2-18 tháng tuổi tiêm 1 mũi vắc xin 5 trong 1; trẻ 19- 48 tháng tuổi tiêm 1 mũi vắc xin DPT (phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván) và người từ 48 tháng tuổi trở lên tiêm 2 mũi vắc xin Td (phòng bạch hầu, uốn ván), mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng). Chiến dịch tiêm chủng bắt đầu được triển khai từ tháng 7.
"Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống bệnh bạch hầu với quy mô lớn tại 4 địa phương này nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tạo tiền đề vững chắc phòng chống dịch các năm tiếp theo", lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh.

Sau ca tử vong vì bạch hầu, Gia Lai phát hiện thêm 9 người dương tính

Toàn bộ số người này đều ở huyện Đăk Đoa và đều là người thân và hàng xóm của em bé 4 tuổi vừa tử vong vì bạch hầu.

Kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên ngày 5/7 cho thấy, có thêm 9 người ở tỉnh Gia Lai dương tính với bạch hầu. Toàn bộ số người này đều ở huyện Đăk Đoa và đều là người thân và hàng xóm của em bé 4 tuổi vừa tử vong vì bạch hầu.

Thêm 9 ca mắc bạch hầu: Cách ly người nhiễm bệnh thế nào?

(Kiến Thức) - Chiều 5/7, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, 9/24 mẫu bệnh phẩm của các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhi Vung tử vong vào sáng cùng ngày được xác định dương tính với bệnh bạch hầu.

Trong 9 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu có cha, mẹ của bệnh nhi Vung; các ca còn lại là họ hàng, người quen ở làng Bông Hiot. Như vậy, Gia Lai đã ghi nhận 10 ca bệnh bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong là cháu Vung (4 tuổi, trú tại làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa).
Đặc biệt, trước đó cháu Vung đã được tiêm đầy đủ 3 mũi Quinvaxem (trong đó có vắc xin phòng bạch hầu) trong 1 năm đầu đời và tiêm nhắc lại mũi thứ 4 khi 18 tháng tuổi.

Những lần dịch bạch hầu bùng phát trong lịch sử nhân loại

(Kiến Thức) - Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Dịch bệnh nguy hiểm này có tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát, từng bùng phát và gây hậu quả nghiêm trọng ở một số nước như Nga, Mỹ. 

Nhung lan dich bach hau bung phat trong lich su nhan loai
 Theo các chuyên gia y tế, bệnh bạch hầu là bệnh lý nguy hiểm tốc độ lây lan nhanh và khó kiểm soát. Đây là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên.