Tâm sự của một phụ nữ sém bị... đoạn nhũ

(Kiến Thức) - Đó là bộc bạch của chị Cao Thị Thúy Hằng, người đã điều trị ung thư vú bảo tồn thành công tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng.

Chị Thúy Hằng và bác sĩ của Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, bệnh viện FV, Sài Gòn.
Chị Thúy Hằng và bác sĩ của Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, bệnh viện FV, Sài Gòn.
Chị Thúy Hằng, sinh năm 1965, ngụ tại 75A Phường Tân Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai. Hiện, chị làm nghề buôn bán.
Chị kể: “Cách đây khoảng 6 năm, tôi phát hiện mình mắc ung thư vú. Tôi vẫn còn nhớ, mình đến khám ở Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, bệnh viện FV, Sài Gòn vào ngày thứ 2 đầu tuần thì đến thứ 6 tuần đó, tôi đã nằm trên bàn mổ để phẫu thuật cắt bỏ khối bướu. Bác sĩ nói tôi đang ở giai đoạn 2 của ung thư vú nhưng may mắn chưa di căn nên cần tích cực điều trị càng sớm càng tốt”.
Mọi việc diễn ra quá nhanh, quá bất ngờ. Dù đã được các bác sĩ của Trung tâm Hy Vọng giải thích cặn kẽ về quy trình điều trị, chị Hằng vẫn cảm thấy hoang mang và lo lắng. 
Không chỉ lo lắng cho sức khỏe, chị còn lo mình phải đoạn nhũ (cắt bỏ toàn bộ tuyến vú). Trước ca phẫu thuật, các bác sĩ giải thích với chị: “Khối bướu của chị đã lớn khoảng 3cm. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để không phải đoạn nhũ mà chỉ cắt một phần tuyến vú nhưng nếu buộc phải đoạn nhũ, chúng tôi mong chị giữ vững tâm lý để còn vượt qua quá trình điều trị sau đó”. Thế nên, ngay khi tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật, câu đầu tiên chị hỏi người nhà là: “Còn hay mất?”. Khi biết mình không phải đoạn nhũ, chị mừng đến rơi nước mắt.
“Giờ nhớ lại câu hỏi của mình lúc ấy, tôi không khỏi phì cười nhưng phụ nữ mà, dù có bao nhiêu tuổi hay trong tình trạng thế nào, ai cũng mong mình đẹp cả”, chị Hằng bộc bạch. 
Vượt qua được chặng đường đầu tiên, chị Thúy Hằng bước tiếp giai đoạn hai trong quy trình điều trị: xạ trị. Tổng số lần chị phải xạ trị là 30 nhưng chỉ mới trải qua 7 lần xạ trị, chị đã muốn bỏ cuộc. 
Chị chia sẻ: “Thời điểm ấy, 3 con của tôi vẫn còn rất nhỏ. Tôi cứ sợ mình chữa bệnh hết tiền dành dụm thì lấy đâu tiền nuôi con khôn lớn. Thế là cứ đòi bỏ cuộc. Chồng tôi phải động viên rất nhiều, anh bảo dù có bán hết nhà hết cửa, tiêu tốn bao nhiêu tiền, anh cũng phải chạy chữa cho tôi. Các con tôi cũng ôm mẹ khóc, bảo mẹ cố lên, đừng bỏ tụi con. 
Khi đến trung tâm Hy vọng để xạ trị, biết tôi lo lắng và nản chí muốn bỏ cuộc, các bác sĩ và các anh kỹ thuật viên xạ trị luôn ân cần hỏi thăm, tận tình chăm sóc. Giờ nhớ lại những ngày ấy, tôi cảm thấy mình rất may mắn vì như có hai gia đình, một ở nhà và một ở bệnh viện. Nhờ tất cả những tình cảm và sự động viên của mọi người, tôi mới có đủ can đảm tiếp tục chiến đấu với ung thư”.
Sau khi xạ trị đủ 30 lần, chị Hằng được chích thuốc nội tiết tố trong 2 năm và uống thuốc trong 5 năm để hoàn tất trọn vẹn quy trình điều trị. Hiện, sức khỏe chị rất ổn định, không phát hiện di căn hay tái phát.
“Tôi nghiệm ra sức khỏe là quý giá nhất. Còn sức khỏe là còn tất cả vì giờ đây tôi không chỉ hạnh phúc bên chồng con mà còn có thể làm việc nhiều gấp hai, gấp ba lần trước kia, không chỉ kiếm lại được chi phí trị bệnh lúc trước mà còn có thể lo cho các con ăn học. Nếu lúc trước tôi bỏ cuộc giữa chừng thì thật đáng tiếc. Vì vậy, tôi muốn nhắn gửi đến các chị em đang phải điều trị ung thư giống mình là hãy vững vàng lên, đừng bao giờ từ bỏ. Chỉ cần có hy vọng, chúng ta có thể vượt qua bệnh tật và một khi đã tìm được sức khỏe, bạn có thể tạo dựng được tất cả những gì bạn muốn”, chị Hằng đúc kết.
Theo Hy Vọng/http://www.hyvong.com.vn

Bí quyết chế biến đồ nướng không gây ung thư

(Kiến Thức) - Sau đây là một số mẹo nhỏ để có món thịt nướng vừa thơm ngon, có lợi cho sức khỏe và hạn chế sản sinh ra các yếu tố gây ung thư.

1. Hãy giữ cho vỉ nướng của bạn luôn sạch sẽ.
1. Hãy giữ cho vỉ nướng của bạn luôn sạch sẽ.

Những cơn đau thường gặp ở bệnh nhân ung thư

(Kiến Thức) - Hầu hết các cơn đau ung thư là do khối u đè lên xương, đau dây thần kinh hoặc các cơ quan khác trong cơ thể của bạn.

Đau dây thần kinh gây ra bởi áp lực lên dây thần kinh hoặc tủy sống, hoặc do tổn thương thần kinh. Người ta thường mô tả đau thần kinh như bị thiêu đốt, súng bắn, ngứa ran, hoặc là một cảm giác như thể có thứ gì đó bò dưới da. Rất khó để mô tả chính xác cảm giác đó.
 Đau dây thần kinh gây ra bởi áp lực lên dây thần kinh hoặc tủy sống, hoặc do tổn thương thần kinh. Người ta thường mô tả đau thần kinh như bị thiêu đốt, súng bắn, ngứa ran, hoặc là một cảm giác như thể có thứ gì đó bò dưới da. Rất khó để mô tả chính xác cảm giác đó.

9 thực phẩm giúp đẹp da, ngừa ung thư

(Kiến Thức) - Những loại thực phẩm sau không chỉ giúp bạn có một làn da đẹp mịn màng mà còn có tác dụng đẩy lùi căn bệnh ung thư.

Sữa chua. Các loại vitamin và dưỡng chất từ sản phẩm sữa chua được sử dụng nhiều để điều trị mụn trứng cá, giảm thiểu nếp nhăn và đem lại sức sống, sự mịn màng cho làn da. Sữa chua là một nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin A, không chỉ tốt cho cơ thể mà còn đem lại cho bạn một làn da khoẻ mạnh, rạng rỡ hơn. Theo một nghiên cứu gần đây, nó cũng giúp trong việc giảm nguy cơ ung thư vú.
Sữa chua. Các loại vitamin và dưỡng chất từ sản phẩm sữa chua được sử dụng nhiều để điều trị mụn trứng cá, giảm thiểu nếp nhăn và đem lại sức sống, sự mịn màng cho làn da. Sữa chua là một nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin A, không chỉ tốt cho cơ thể mà còn đem lại cho bạn một làn da khoẻ mạnh, rạng rỡ hơn. Theo một nghiên cứu gần đây, nó cũng giúp trong việc giảm nguy cơ ung thư vú.