Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Súng trường CKC và AK-47 Liên Xô: Sinh bất phùng thời!

26/10/2020 19:33

(Kiến Thức) - Súng trường CKC (tiếng Nga gọi là SKS) là một phát minh tuyệt vời về súng trường bộ binh so với các phiên bản tiền nhiệm của nó, đặc biệt là khẩu súng trường Mosin-Nagant; nhưng CKC không được trọng dụng, vì sự ra đời của khẩu AK-47 huyền thoại.

Tiến Minh
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Súng trường CKC là loại súng trường bán tự động, sử dụng loại đạn cỡ 7,62x39 mm (chung với khẩu tiểu liên AK-47 và trung liên RPD), do Sergei Gavrilovich Simonov (1894-1986), người Nga thiết kế và được đưa vào thử nghiệm ở mặt trận phía Tây trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1945). Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Wikipedia.
Súng trường CKC là loại súng trường bán tự động, sử dụng loại đạn cỡ 7,62x39 mm (chung với khẩu tiểu liên AK-47 và trung liên RPD), do Sergei Gavrilovich Simonov (1894-1986), người Nga thiết kế và được đưa vào thử nghiệm ở mặt trận phía Tây trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1945). Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Wikipedia.
CKC có trọng lượng nhẹ hơn khẩu súng trường Mosin-Nagant và có hộp tiếp đạn nhiều gấp đôi. Thật không may cho khẩu CKC, khi nó ra đời thì khẩu AK-47 được Quân đội Liên Xô chấp nhận đưa vào biên chế. Tuy nhiên khẩu CKC tạo nên một phần thú vị về lịch sử Thế chiến hai và Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Wikipedia.
CKC có trọng lượng nhẹ hơn khẩu súng trường Mosin-Nagant và có hộp tiếp đạn nhiều gấp đôi. Thật không may cho khẩu CKC, khi nó ra đời thì khẩu AK-47 được Quân đội Liên Xô chấp nhận đưa vào biên chế. Tuy nhiên khẩu CKC tạo nên một phần thú vị về lịch sử Thế chiến hai và Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Wikipedia.
CKC là khẩu súng trường nhằm thay thế khẩu súng trường Mosin-Nagant cổ điển có từ thời nước Nga Sa hoàng; thời điểm khẩu Mosin-Nagant ra đời (năm 1891), đây là một mẫu súng có thiết kế hiện đại, khi sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên, giúp tăng cường hỏa lực của binh lính; tuy nhiên Mosin-Nagant có trọng lượng nặng và độ giật tương đối lớn. Ảnh: Súng trường Mosin-Nagant. Nguồn: Wikipedia.
CKC là khẩu súng trường nhằm thay thế khẩu súng trường Mosin-Nagant cổ điển có từ thời nước Nga Sa hoàng; thời điểm khẩu Mosin-Nagant ra đời (năm 1891), đây là một mẫu súng có thiết kế hiện đại, khi sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên, giúp tăng cường hỏa lực của binh lính; tuy nhiên Mosin-Nagant có trọng lượng nặng và độ giật tương đối lớn. Ảnh: Súng trường Mosin-Nagant. Nguồn: Wikipedia.
Súng trường CKC là phiên bản cải tiến của khẩu AVS-36, một trong những khẩu súng trường bán tự động đầu tiên trên thế giới; mặc dù khẩu AVS-36 có hộp tiếp đạn nhiều hơn khẩu Mosin-Nagant, nhưng do sử dụng đạn 7,62x54mmR (chung đạn với khẩu 7,62x54mmR), lên độ giật rất lớn. Ảnh: Khẩu AVS-36 - Nguồn: Wikipedia.
Súng trường CKC là phiên bản cải tiến của khẩu AVS-36, một trong những khẩu súng trường bán tự động đầu tiên trên thế giới; mặc dù khẩu AVS-36 có hộp tiếp đạn nhiều hơn khẩu Mosin-Nagant, nhưng do sử dụng đạn 7,62x54mmR (chung đạn với khẩu 7,62x54mmR), lên độ giật rất lớn. Ảnh: Khẩu AVS-36 - Nguồn: Wikipedia.
Trước yêu cầu của cuộc chiến, yêu cầu phát triển một mẫu súng trường có tầm bắn vừa phải, sử dụng đạn 7,62x39 mm kiểu 1943; vì vậy Simonov đã cải tiến khẩu AVS-36; súng được sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 1945, khi thế chiến bắt đầu kết thúc. Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Wikipedia.
Trước yêu cầu của cuộc chiến, yêu cầu phát triển một mẫu súng trường có tầm bắn vừa phải, sử dụng đạn 7,62x39 mm kiểu 1943; vì vậy Simonov đã cải tiến khẩu AVS-36; súng được sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 1945, khi thế chiến bắt đầu kết thúc. Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Wikipedia.
Do sử dụng đạn 7,62×39 mm, nên khẩu CKC có trọng lượng nhẹ hơn, độ giật thấp, nên cũng dễ sử dụng hơn. Hộp tiếp đạn của CKC chứa được 10 viên, nhưng không sử dụng hộp tiếp đạn như những khẩu súng tiểu liên khác mà dùng kẹp. Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Wikipedia.
Do sử dụng đạn 7,62×39 mm, nên khẩu CKC có trọng lượng nhẹ hơn, độ giật thấp, nên cũng dễ sử dụng hơn. Hộp tiếp đạn của CKC chứa được 10 viên, nhưng không sử dụng hộp tiếp đạn như những khẩu súng tiểu liên khác mà dùng kẹp. Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Wikipedia.
Khẩu CKC vẫn giữ một số thiết kế truyền thống của khẩu súng trường Mosin-Nagant, đó là lưỡi lê cố định vào phía dưới nòng súng (khi dùng thì bật ra). Mặc dù lưỡi lê có thể được triển khai nhanh chóng, nhưng nó khá cồng kềnh và tăng thêm trọng lượng của súng trường. Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Wikipedia.
Khẩu CKC vẫn giữ một số thiết kế truyền thống của khẩu súng trường Mosin-Nagant, đó là lưỡi lê cố định vào phía dưới nòng súng (khi dùng thì bật ra). Mặc dù lưỡi lê có thể được triển khai nhanh chóng, nhưng nó khá cồng kềnh và tăng thêm trọng lượng của súng trường. Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Wikipedia.
Đánh giá chung, CKC là một cải tiến lớn so với khẩu Mosin-Nagant. CKC được đánh giá cao vì dễ sản xuất, chắc chắn, hoạt động tin cậy và độ chính xác tương đối cao, có trọng lượng vừa phải. Tuy nhiên súng không bắn được liên thanh và tương đối dài (1.020 mm). Ảnh: Súng CKC (trên) và Mosin-Nagant - Nguồn: Wikipedia.
Đánh giá chung, CKC là một cải tiến lớn so với khẩu Mosin-Nagant. CKC được đánh giá cao vì dễ sản xuất, chắc chắn, hoạt động tin cậy và độ chính xác tương đối cao, có trọng lượng vừa phải. Tuy nhiên súng không bắn được liên thanh và tương đối dài (1.020 mm). Ảnh: Súng CKC (trên) và Mosin-Nagant - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù có những ưu điểm so với những khẩu súng trường tiền nhiệm, nhưng CKC không được chấp nhận đưa vào biên chế chính thức trong Quân đội Liên Xô, do sự ra đời của khẩu AK-47 mang tính cách mạng; do vậy khẩu CKC không được trang bị cho những đơn vị chiến đấu chủ lực của Quân đội Liên Xô. Ảnh: Tiểu liên AK-47. Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù có những ưu điểm so với những khẩu súng trường tiền nhiệm, nhưng CKC không được chấp nhận đưa vào biên chế chính thức trong Quân đội Liên Xô, do sự ra đời của khẩu AK-47 mang tính cách mạng; do vậy khẩu CKC không được trang bị cho những đơn vị chiến đấu chủ lực của Quân đội Liên Xô. Ảnh: Tiểu liên AK-47. Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù không được trọng dụng, nhưng khẩu CKC vẫn được tiếp tục được sản xuất ở Liên Xô để sử dụng trong các lực lượng tuyến sau và các đơn vị làm nhiệm vụ nghi lễ, cũng như xuất khẩu ra nước ngoài; đồng thời chuyển giao công nghệ sản xuất cho các quốc gia thân Liên Xô. Ảnh: Súng trường CKC do Trung Quốc chế tạo - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù không được trọng dụng, nhưng khẩu CKC vẫn được tiếp tục được sản xuất ở Liên Xô để sử dụng trong các lực lượng tuyến sau và các đơn vị làm nhiệm vụ nghi lễ, cũng như xuất khẩu ra nước ngoài; đồng thời chuyển giao công nghệ sản xuất cho các quốc gia thân Liên Xô. Ảnh: Súng trường CKC do Trung Quốc chế tạo - Nguồn: Wikipedia.
Trung Quốc đã sản xuất súng CKC với số lượng lớn, để trang bị cho cả binh sĩ Quân đội Trung Quốc và cho các quốc gia khác; tại Việt Nam, khẩu CKC vừa là vũ khí trang bị cho các đơn vị chiến đấu chủ lực trong kháng chiến chống Mỹ, vừa trang bị cho các lực lượng dân quân, tự vệ tuyến sau. Ảnh: Các chiến sĩ dân quân tự vệ bắn đạn thật bằng súng СKС - Nguồn: Báo Thái Bình.
Trung Quốc đã sản xuất súng CKC với số lượng lớn, để trang bị cho cả binh sĩ Quân đội Trung Quốc và cho các quốc gia khác; tại Việt Nam, khẩu CKC vừa là vũ khí trang bị cho các đơn vị chiến đấu chủ lực trong kháng chiến chống Mỹ, vừa trang bị cho các lực lượng dân quân, tự vệ tuyến sau. Ảnh: Các chiến sĩ dân quân tự vệ bắn đạn thật bằng súng СKС - Nguồn: Báo Thái Bình.
Ngày nay khẩu CKC vẫn có mặt trên thị trường vũ khí dân sự, nơi nó được sử dụng như một vũ khí giành cho những người yêu thích vũ khí Nga và như một khẩu súng săn. Do tính phổ thông và giá cả tương đối thấp, nên CKC được nhiều người chơi súng tìm mua; mặc dù cấu tạo của nó không có giá lắp các loại phụ kiện như kính ngắm hoặc đèn laser chiến thuật.
Ngày nay khẩu CKC vẫn có mặt trên thị trường vũ khí dân sự, nơi nó được sử dụng như một vũ khí giành cho những người yêu thích vũ khí Nga và như một khẩu súng săn. Do tính phổ thông và giá cả tương đối thấp, nên CKC được nhiều người chơi súng tìm mua; mặc dù cấu tạo của nó không có giá lắp các loại phụ kiện như kính ngắm hoặc đèn laser chiến thuật.
Lịch sử phát triển và tồn tại của khẩu CKC được đánh giá là một cải tiến lớn so với các phiên bản tiền nhiệm của nó, đặc biệt là khẩu súng trường Mosin-Nagant lâu đời, tạo lên sự thay đổi trong lịch sử trang bị, tuy rằng hơi muộn. Ảnh: Chiến sĩ Hồng quân trang bị súng CKC trong Thế chiến hai - Nguồn: Wikipedia.
Lịch sử phát triển và tồn tại của khẩu CKC được đánh giá là một cải tiến lớn so với các phiên bản tiền nhiệm của nó, đặc biệt là khẩu súng trường Mosin-Nagant lâu đời, tạo lên sự thay đổi trong lịch sử trang bị, tuy rằng hơi muộn. Ảnh: Chiến sĩ Hồng quân trang bị súng CKC trong Thế chiến hai - Nguồn: Wikipedia.
Với trọng lượng nhẹ hơn, hộp tiếp đạn tăng gấp đôi và sử dụng nguyên lý bán tự động, CKC xứng đáng có vị trí tốt trong lực lượng vũ trang. Thật không may cho khẩu CKC, khẩu AK-47 quá tốt để nó không thể vượt qua. Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Military-today.
Với trọng lượng nhẹ hơn, hộp tiếp đạn tăng gấp đôi và sử dụng nguyên lý bán tự động, CKC xứng đáng có vị trí tốt trong lực lượng vũ trang. Thật không may cho khẩu CKC, khẩu AK-47 quá tốt để nó không thể vượt qua. Ảnh: Súng trường CKC - Nguồn: Military-today.
Video Súng trường huyền thoại Mosin Nagant - Nguồn: QPVN

Bạn có thể quan tâm

Mục tiêu của Anh khi triển khai nhóm tàu sân bay đến Singapore

Mục tiêu của Anh khi triển khai nhóm tàu sân bay đến Singapore

Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Thái Lan đánh giá cao chính sách quốc phòng 'bốn không' của Việt Nam

Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Thái Lan đánh giá cao chính sách quốc phòng 'bốn không' của Việt Nam

Mỹ ngừng viện trợ, Quân đội Ukraine gặp khó

Mỹ ngừng viện trợ, Quân đội Ukraine gặp khó

Ukraine phá hủy pháo phản lực hiếm của Triều Tiên

Ukraine phá hủy pháo phản lực hiếm của Triều Tiên

Công bố 6 bài toán lớn về khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực Quốc phòng

Công bố 6 bài toán lớn về khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực Quốc phòng

UAV giá rẻ của Nga khiến phòng không Ukraine khổ sở

UAV giá rẻ của Nga khiến phòng không Ukraine khổ sở

Hải quân Mỹ chuẩn bị tập trận quy mô toàn cầu

Hải quân Mỹ chuẩn bị tập trận quy mô toàn cầu

Siêu tăng Challenger 2 TES chấp loạt RPG vẫn sống sót

Siêu tăng Challenger 2 TES chấp loạt RPG vẫn sống sót

Phòng tuyến Ukraine ở Chasov Yar nguy cấp, Nga vượt qua "chốt chặn" Zemlyanki

Phòng tuyến Ukraine ở Chasov Yar nguy cấp, Nga vượt qua "chốt chặn" Zemlyanki

Ấn Độ bắt tay với Nga nâng cấp phi đội Su-30MKI

Ấn Độ bắt tay với Nga nâng cấp phi đội Su-30MKI

Ukraine tung chiêu làm mù hệ thống phòng không S-400 của Nga

Ukraine tung chiêu làm mù hệ thống phòng không S-400 của Nga

Tại sao Ukraine không cho máy bay Mirage 2000-5F cất cánh?

Tại sao Ukraine không cho máy bay Mirage 2000-5F cất cánh?

Top tin bài hot nhất

UAV giá rẻ của Nga khiến phòng không Ukraine khổ sở

UAV giá rẻ của Nga khiến phòng không Ukraine khổ sở

04/07/2025 06:35
Ukraine phá hủy pháo phản lực hiếm của Triều Tiên

Ukraine phá hủy pháo phản lực hiếm của Triều Tiên

04/07/2025 13:31
Công bố 6 bài toán lớn về khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực Quốc phòng

Công bố 6 bài toán lớn về khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực Quốc phòng

04/07/2025 11:17
Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Thái Lan đánh giá cao chính sách quốc phòng 'bốn không' của Việt Nam

Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Thái Lan đánh giá cao chính sách quốc phòng 'bốn không' của Việt Nam

04/07/2025 19:27
Mục tiêu của Anh khi triển khai nhóm tàu sân bay đến Singapore

Mục tiêu của Anh khi triển khai nhóm tàu sân bay đến Singapore

04/07/2025 21:46

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status