Sửng sốt tìm thấy dấu vết kim loại trên hành tinh ngoại lai

(Kiến Thức) - Theo một nghiên cứu mới, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã xác định dấu vết của kim loại và nước ở một trong những hành tinh ngoại lại dày đặc nhất từng được tìm thấy.

Một hành tinh ngoại lai được gọi là WASP-127B, lớn hơn khoảng 1,4 lần so với sao Mộc với nhiệt độ bề mặt của 2.060 độ F (1.127 độ C).
WASP-127b, được phát hiện nằm cách Trái đất khoảng 332 năm ánh sáng. Nó được xem như một “Sao Mộc nóng”, mất hơn bốn ngày tựa như trên Trái Đất để quay quanh ngôi sao chủ của nó.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Sử dụng công cụ OSIRIS trên Kính viễn vọng quần đảo Canary (GTC), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một nồng độ cao các kim loại kiềm trong khí quyển của WASP-127b, bao gồm natri, kali và lithium. Sự hiện diện của các kim loại này cho thấy rằng hành tinh có bầu khí quyển hết sức đặc biệt.
"Đặc điểm riêng của hành tinh này cho phép chúng tôi thực hiện một nghiên cứu chi tiết về thành phần khí quyển phong phú của nó", tác giả chính Guo Chen, một nhà nghiên cứu tiến sĩ tại Instituto de Astrofísica de Canarias (IAC), cho biết trong một tuyên bố.
"Sự hiện diện của [lithium] rất có giá trị để hiểu lịch sử tiến hóa của hệ thống hành tinh này, và có thể làm sáng tỏ các cơ chế hình thành hành tinh."

Mời quý vị xem video:  10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất

Riêng với ngôi sao chủ của hành tinh, WASP-127, cũng được cho là có rất nhiều lithium. Điều này cho thấy hệ thống này được hình thành từ một đám mây vật liệu, được làm giàu bởi một siêu tân tinh kim loại đặc thù nào đó.
Ngoài các dấu vết của kim loại trong khí quyển, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các dấu hiệu có thể là của nước. Tuy nhiên, các quan sát tiếp theo là cần thiết để xác nhận bản chất chi tiết hơn của hành tinh này.

Trí tuệ nhân tạo dự đoán được xác suất sự sống ngoài hành tinh?

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu sử dụng mạng nơron nhân tạo (ANN) để phân loại hành tinh thành năm loại, ước tính xác suất sự sống trong mỗi trường hợp, có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ thăm dò giữa các vì sao trong tương lai.

Sự phát triển trí tuệ nhân tạo có thể giúp chúng ta dự đoán xác suất của sự sống trên các hành tinh khác, theo một nghiên cứu mới của một nhóm nghiên cứu tại Đại học Plymouth.
Nghiên cứu sử dụng mạng nơron nhân tạo (ANN) để phân loại hành tinh thành năm loại, ước tính xác suất của sự sống trong mỗi trường hợp, có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ thăm dò giữa các vì sao trong tương lai. Công trình được trình bày tại Tuần Lễ Thiên văn học và Khoa học Vũ trụ Châu Âu (EWASS) ở Liverpool.

Xôn xao bằng chứng mới về sự tồn tại hành tinh thứ 9

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế vừa tìm thấy thứ được coi như là bằng chứng mới về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 bí ẩn, lâu nay luôn kích thích trí tò mò của các nhà khoa học.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu cho rằng hành vi của đối tượng thiên văn Trans-Neptunian có thể là do trọng lực của hành tinh thứ 9 gây nên.
Một vật thể được gọi là 2015 BP519 (viết tắt là Caju), lần đầu tiên được ghi nhận khoảng ba năm trước, nhưng gần đây hình dạng quỹ đạo của nó được phát hiện là rất khác thường - nó nằm gần vuông góc với mặt phẳng của các hành tinh đã biết.

Hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới thấy có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hành tinh HD 89345 b và HD 286123 b trở thành hai ngoại hành tinh khí khổng lồ vừa lọt vào tầm quan sát của giới khoa học, được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Sử dụng Kính Kepler của NASA, các nhà thiên văn học xác định hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới. Chúng được chỉ định là HD 89345 b và HD 286123 b.
Với khối lượng chỉ bằng 0,1 khối lượng sao Mộc và bán kính khoảng 0,61 Mộc tinh, HD 89345 b được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.