Sửng sốt diện mạo sao Kim lúc Mặt trời mọc trong không gian

(Kiến Thức) - Phi hành gia NASA Christina Koch chụp ảnh hành tinh sao Kim từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS vô cùng ấn tượng. Xếp sau Mặt trăng, sao Kim là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối.

Một bức ảnh gửi về Trái đất cho thấy diện mạo sao Kim khi mặt trời mọc. Kim tinh hóa diện mạo như một chấm nhỏ sáng nằm phía dưới đường chân trời màu xanh lung linh của Trái đất.
Hình ảnh được phi hành gia NASA Christina Koch chụp lại từ camera của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Sung sot dien mao sao Kim luc Mat troi moc trong khong gian
Nguồn ảnh: Space. 
Được biết, sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ mặt trời và nó tỏa sáng hơn bất kỳ hành tinh nào khác trên bầu trời đêm. Màu xanh lam nhìn thấy trong hình là ánh sáng mặt trời khúc xạ bầu khí quyển của hành tinh chúng ta.
Xếp sau Mặt Trăng, sao Kim là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, với cấp sao biểu kiến bằng −4.6, đủ sáng để tạo nên bóng trên mặt nước.
Bởi vì Sao Kim là hành tinh phía trong tính từ Trái đất, nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời: góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°.
Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn và gọi là sao Mai khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Sửng sốt tốc độ từ trường trong khu phức hợp hình thành sao

(Kiến Thức) - Sử dụng Đài Quan sát ALMA, Chi Lê, các nhà thiên văn học châu Âu nghiên cứu từ trường của khu vực hình thành sao có khối lượng lớn được gọi là G9.62 + 0.19, khám phá nhiều điều thú vị. 

Công trình này cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự phát triển của từ trường, có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về vai trò của từ trường trong sự hình thành của các ngôi sao lớn.

Được biết, vùng hình thành sao G9.62 + 0.19 (G9.62) nằm cách xa 17.000 năm ánh sáng, có một lượng sao khổng lồ đang trong giai đoạn tiến hóa với quy mô kéo dài vài năm ánh sáng.

Khám phá sửng sốt hai vệt khổng lồ trong mây sao Kim

(Kiến Thức) - Một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã xác định cấu trúc vệt khổng lồ giữa các đám mây bao phủ sao Kim, dựa trên quan sát từ tàu vũ trụ Akatsuki. Vệt khổng lồ gần như đối xứng trên khắp bán cầu bắc và nam trong mây sao Kim.

Công trình này được dẫn dắt bởi Trợ lý Giáo sư Dự án Hiroki Kashimura (Đại học Kobe, Trường Đại học Khoa học Nhật Bản) và những phát hiện này đã được công bố vào ngày 9/1 trên tạp chí Nature Communications.

Sao Kim thường được gọi là anh em sinh đôi của Trái đất vì kích thước và trọng lực tương tự nhau, nhưng khí hậu trên sao Kim rất khác Trái đất. Sao Kim quay theo hướng ngược lại với Trái đất và chậm hơn rất nhiều.