Sửng sốt tìm ra manh mối mới từ cực quang sao Hỏa

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới công bố tại cuộc họp của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ (AGU), loại cực quang sao Hỏa ban đầu được phát hiện bởi tàu vũ trụ MAVEN của NASA trên thực tế là loại cực quang phổ biến nhất trên Hành tinh Đỏ.

Nghiên cứu được các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Vật lý Khí quyển và Không gian (LASP) của Đại học Colorado tiếp tục theo dõi cách mất nước, và hiểu rõ hơn về cách thức khí hậu sao Hỏa đã thay đổi theo thời gian như thế nào.

Không giống như hiện tượng cực quang có màu sắc rực rỡ nhảy múa trên bầu trời đêm gần các vùng cực của Trái đất, cực quang phổ biến nhất trên sao Hỏa là một hiện tượng ban ngày, gọi là cực quang proton, Embry-Riddle Ph.D, tác giả chính của bài báo cho biết.

Sung sot tim ra manh moi moi tu cuc quang sao Hoa
Nguồn ảnh: Phys. 

Các cực quang proton trên sao Hỏa hình thành khi gió mặt trời thổi về phía đám mây hydro khổng lồ bao quanh Sao Hỏa, và các proton tích điện dương được trung hòa bằng cách lấy các electron từ các nguyên tử hydro. Khi những nguyên tử mạnh mẽ, chuyển động nhanh này tương tác với các phân tử trong bầu khí quyển thấp hơn, chúng phát ra tia cực tím, tạo ra cực quang proton, Hughes nói.

"Các quan sát về cực quang proton trên sao Hỏa cung cấp một viễn cảnh độc đáo về hydro, do đó giúp nghiên cứu rõ hơn về cách mất nước từ hành tinh này", đồng tác giả Tiến sĩ Edwin Mierkiewicz của Embry-Riddle cho biết.

"Thông qua nghiên cứu này, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về sự tương tác của mặt trời với bầu khí quyển trên sao Hỏa và với các vật thể tương tự trong Hệ Mặt trời, hoặc trong một Hệ Mặt trời khác, không có từ trường toàn cầu”.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cực quang proton trên sao Hỏa xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn khi mức độ hydro thoát ra ngoài khí quyển ở mức cao nhất.

Ngoài ra, đồng tác giả Mike Chaffin của Đại học Colorado Boulder cho biết: “Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều cực quang proton hơn vào ban ngày của sao Hỏa vào mùa hè phía nam trong môi trường đầy bụi bặm, nóng bỏng, khi hành tinh này gần Mặt trời hơn".

Bụi xoáy và nhiệt độ cao hơn trong mùa hè phía nam sao Hỏa khiến hơi nước bị đẩy lên độ cao, nơi ánh sáng cực tím cực mạnh của mặt trời có thể phân tách nước thành hydro và oxy. Bởi vì hydro rất nhẹ, nó lọc đến đỉnh của bầu khí quyển sao Hỏa và làm phong phú thêm đám mây hydro xung quanh hành tinh.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Kỷ lục lỗ đen cực nặng trong thiên hà trung tâm Abell 85

(Kiến Thức) - Trong không gian, các lỗ đen xuất hiện với các kích cỡ và khối lượng khác nhau. Kỷ lục hiện thuộc về một lỗ đen nằm trong cụm thiên hà Abell 85, với khối lượng gấp 40 tỷ lần Mặt trời của chúng ta nằm ở giữa trung tâm Holm 15A. 

Theo đó, các nhà thiên văn học tại Viện Vật lý ngoài Trái đất Max Planck và Đài quan sát Đại học Munich phát hiện ra điều này bằng cách đánh giá dữ liệu trắc quang học từ Đài thiên văn Wendelstein cũng như các quan sát quang phổ mới với Kính viễn vọng Very Large.

Mặc dù cụm Abell 85 có khối lượng khổng lồ gấp khoảng 2 nghìn tỷ khối lượng Mặt trời, nhưng trung tâm của thiên hà lại cực kỳ khuếch tán và mờ nhạt.

Choáng váng cách lỗ đen pac-man mới "ăn" ngấu nghiến lỗ đen khác

(Kiến Thức) - Giống như siêu anh hùng từ trò chơi điện tử nổi tiếng Pac-Man, các lỗ đen có thể phát triển bằng cách ngấu nghiến các lỗ đen khác, một nghiên cứu mới cho thấy.

Các mô phỏng cho thấy điều này có thể xảy ra ở các khu vực ngay bên ngoài vùng ảnh hưởng lực hấp dẫn của các lỗ đen siêu lớn, nằm trong trái tim của các thiên hà.

Ở những vùng này, trọng lực hút khí, sao, bụi và thậm chí các lỗ đen khác vào lỗ đen siêu lớn.

Khám phá choáng cách các nguyên tố nặng trong vũ trụ hình thành

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra strontium sau hậu quả của vụ va chạm sao chết. Các phát hiện đã làm sáng tỏ cách thức các nguyên tố nặng nhất của vũ trụ được tạo ra.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một nguyên tố nặng mới được sinh ra trong không gian, được tạo ra sau hậu quả của vụ va chạm giữa một cặp sao chết được gọi là sao neutron.

Các phát hiện đã làm sáng tỏ cách thức các nguyên tố nặng nhất của vũ trụ được tạo ra, cung cấp một mảnh ghép còn thiếu về sự hình thành nguyên tố hóa học, các nhà nghiên cứu cho biết trong một nghiên cứu mới.