Sự thật về thuốc điều trị COVID-19... Trung Quốc thử nghiệm

(Kiến Thức) - Trung Quốc là nước đầu tiên thử nghiệm dùng thuốc điều trị COVID-19 là chloroquine/hydroxychloroquine. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đủ độ tin cậy vì chỉ nghiên cứu trong ống nghiệm hoặc dùng số bệnh nhân quá ít.

Gần đây, một số thông tin cho rằng giới nghiên cứu đã tìm ra loại thuốc điều trị COVID-19 đang hoành hành thế giới. Tuy nhiên đến thời điểm này, cả WHO (Tổ chức Y tế thế giới) lẫn Bộ Y tế Việt Nam đều cho biết chưa có loại thuốc nào được chính thức khẳng định có hiệu quả trong điều trị COVID-19. Mọi người không được tự ý mua sử dụng vì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng…
Chloroquine, một loại thuốc điều trị bệnh sốt rét cũng như các tình trạng viêm như lupus, viêm khớp dạng thấp, đang được cho là một phương pháp điều trị tiềm năng cho người mắc COVID-19. Tại bang Arizona, Mỹ một cặp vợ chồng hơn 60 tuổi đã trộn một lượng nhỏ chloroquine phosphate với nước và uống để ngừa COVID-19. Sau đó người chồng tử vong còn người vợ trong tình trạng nguy kịch.
Su that ve thuoc dieu tri COVID-19... Trung Quoc thu nghiem
Chưa thể khẳng định thuốc chloroquine/ hydroxychloroquine có tác dụng hay không đối với những người mắc COVID-19. 
Ở Trung Quốc, một số nghiên cứu đã cho thử nghiệm thuốc chloroquine để điều trị COVID-19. Đầu tiên là ba nhà khoa học ở Thanh Đảo thử nghiệm chloroquine cho hơn 100 bệnh nhân COVID-19 và cho rằng kết quả đáng khích lệ, nhưng nêu rất ít chi tiết về phương pháp và kết quả (tạp chí BioScience Trends của Nhật ngày 18/2).
Tiếp đó, 15 nhà khoa học ở Đại học Phúc Đán thử nghiệm hydroxychloroquine cho 30 bệnh nhân COVID-19. Sau bảy ngày, 13/15 người dùng thuốc âm tính, trong khi 14/15 người không dùng thuốc cũng âm tính (báo của Đại học Chiết Giang ngày 6/3).
Tạp chí Clinical Infectious Diseases của Anh ngày 9/3 đưa tin rằng 15 nhà khoa học ở Bắc Kinh khẳng định hydroxychloroquine tốt hơn chloroquine vì ức chế virus SARS-CoV-2 mạnh hơn trong ống nghiệm.
Tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã đặt rất nhiều hy vọng vào chloroquine và hydroxychloroquine. Ngày 29/3, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã cho phép sử dụng hai loại thuốc chống sốt rét này để chữa trị cho các bệnh nhân Covid-19 là thiếu niên và người lớn. Nhưng FDA chỉ cho sử dụng trong bệnh viện.
Trong khi đó, tại Pháp, theo khuyến cáo của Hội đồng Cao cấp về Y tế Công cộng, thuốc chloroquine hiện chỉ được dùng để điều trị trong bệnh viện và cho những ca bệnh nặng, chứ không được dùng cho những ca nhẹ hơn.
Hiện tại chưa có vaccine hoặc thuốc đặc trị COVID-19. Các nhà khoa học đang cố tìm cách khả thi và an toàn. Hầu hết bệnh nhân được chăm sóc hỗ trợ hoặc điều trị theo triệu chứng. Giới chuyên gia khuyến cáo nguời dân không tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.

Mời độc giả theo dõi video "Việt Nam nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 222". Nguồn: VTC Now.

Bộ Y tế Việt Nam cũng khuyến cáo người dân không tự ý dùng thuốc chloroquine để ngừa COVID-19. Một người đàn ông ở Hà Nội suýt chết sau khi uống 15 viên chloroquin để ngừa virus, đã phải điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai.
Thuốc chloroquine từng được xếp vào danh mục thuốc độc bảng B theo quyết định số 2032/1999/QĐ-BYT, do đó đây là một loại thuốc có thể xem là gây nguy hiểm chết người nếu được dùng không đúng chỉ định và liều lượng.
Một số tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm của nhóm thuốc chloroquine/hydroxychloroquine là rối loạn về máu và hệ tạo máu, gây giảm bạch cầu (tăng nguy cơ nhiễm trùng), giảm tiểu cầu (tăng nguy cơ chảy máu)…. Thuốc cũng có thể gây rối loạn tim mạch, rối loạn về mắt, rối loạn về gan thận, rối loạn tiêu hóa, rối loạn trên da, hạ đường huyết.
Su that ve thuoc dieu tri COVID-19... Trung Quoc thu nghiem-Hinh-2

Bệnh nhân “siêu lây nhiễm” số 34 ở Bình Thuận đã âm tính lần 1

Cũng theo bệnh viện đa khoa Bình Thuận, hiện tại 9 bệnh nhân đang điều trị Covid-19 trên địa bàn sẽ tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm.

Chiều tối nay (29/3), đại diện lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận cho biết, đã có 7/9 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2, trong đó có bệnh nhân 34 – ca bệnh siêu lây nhiễm cho 10 người.
Benh nhan “sieu lay nhiem” so 34 o Binh Thuan da am tinh lan 1
 Khu cách ly của bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận.

Bệnh nhân Covid-19 thứ 148 đã đi tập gym, cà phê, ăn uống khắp Hà Nội

(Kiến Thức) - Trong 1 tuần trước khi cách ly, bệnh nhân Covid-19 thứ 148 , quốc tịch Pháp, đã đến nhiều quán cà phê, ăn uống và phòng tập gym ở Hà Nội.

Thêm 6 bệnh nhân COVID-19 mới, 2 nhân viên Công ty Trường Sinh...VN tổng 218 ca

(Kiến Thức) - Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tới 19h00 ngày 1/4, Việt Nam ghi nhận thêm 6 bệnh nhân COVID-19 mới, trong đó 2 người là nhân viên công ty Trường Sinh, 1 người tới khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.

Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tới 19h00 ngày 1/4, nước ta ghi nhận 6 bệnh nhân COVID-19 mới, trong đó 2 người là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh, 1 người tới khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai và 3 người từ nước ngoài trở về được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.

Bệnh nhân COVID-19 số 213 là nữ, 40 tuổi, có địa chỉ tại Khu đô thị Thanh Hà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội. Do có sốt 38,6 độ C, nên bệnh nhân đã cùng chồng đến khám tại Trung tâm nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi khám, bệnh nhân về khu đô thị Thanh Hà, tự cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác. Hàng ngày bệnh nhân vẫn ra ngoài đổ rác có đeo khẩu trang, tránh xa mọi người không tiếp xúc và nói chuyện với mọi người. Xét nghiệm sàng lọc của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, tình trạng sức khoẻ ổn định.

Ca bệnh số 214 là nữ nhân viên Công ty Trường Sinh, 45 tuổi, cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai.

Them 6 benh nhan COVID-19 moi, 2 nhan vien Cong ty Truong Sinh...VN tong 218 ca
Ảnh minh họa.   
Bệnh nhân thứ 215 là nam nhân viên công ty Trường Sinh, 31 tuổi, có địa chỉ tại Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh nhân được cách ly từ ngày 30/3, đến ngày 31/3 được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bệnh nhân số 216 quê Quảng Ninh, từ Đức trở về Việt Nam trên chuyến bay SU 290 ngày 23/3. Nữ bệnh nhân 48 tuổi này sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng – Hòa Lạc (Hà Nội). Ngày 31/3 có biểu hiện đau rát họng, xét nghiệm cùng ngày cho kết quả dương tính với SARS-COV-2 và được chuyển đến cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Ca bệnh số 217là nữ, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Khánh Sơn 2, Nam Đàn, Nghệ An. Bệnh nhân từ Nhật Bản về nước ngày 25/3/2020 trên chuyến bay NH857 (ghế 31K), sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng – Hòa Lạc (Hà Nội). Từ 31/3 được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Bệnh nhân 218 người Việt Nam, 43 tuổi, là nữ, có địa chỉ tại Phú Xá, Thái Nguyên. Bệnh nhân về nước trên chuyến bay SU290 (số ghế 46G) ngày 25/3/2020, sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng – Hòa Lạc (Hà Nội). Từ 31/3/2020 được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Cũng tính đến 19h00 hôm nay, tổng số ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam là 218 trường hợp, trong đó 63 người đã được điều trị khỏi, số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 là 54, lần 2 là 43.

Them 6 benh nhan COVID-19 moi, 2 nhan vien Cong ty Truong Sinh...VN tong 218 ca-Hinh-2