Sống với người chồng đẹp trai, nhiều tiền nhưng tôi không hạnh phúc

Tôi đang phải gồng mình lên để chung sống với người chồng hoàn hảo trong mắt người ngoài.

Người ngoài nhìn vào ai cũng khen tôi có số hưởng, lấy được người chồng hoàn hảo vừa đẹp trai lại kiếm tiền giỏi. Tháng nào cũng được chồng chuyển khoản cho 60 triệu, muốn mua gì thì mua mà không bị ngăn cản.

Còn chồng tôi luôn vỗ ngực cho bản thân là tài ba, vợ may mắn lắm mới lấy được người chồng tốt như thế, vì vậy phải biết chăm sóc chồng thật tốt.

Thế nhưng có ai hiểu được nỗi khổ mà tôi phải cam chịu nhẫn nhục suốt 12 năm nay đâu. Bởi có kể ra cũng chẳng ai tin lại cho là tôi nói xấu chồng.

Khi chồng nói năng với người ngoài rất từ tốn, lễ phép, lịch sự nhưng nói chuyện với vợ thì lại cộc cằn thô lỗ. Nếu tôi làm gì đó không vừa mắt chồng, anh sẵn sàng mắng vợ ngay trước mặt mọi người mà không biết giữ thể diện cho vợ.

Lần đó, tôi đã mua sẵn quà biếu bố mẹ chồng nhưng lại quên không mang về. Trước mặt bố mẹ và các em, chồng mắng vợ vô tích sự, việc cỏn con làm cũng không xong, người không đáng để tin tưởng. Nghe lời chồng nói mà tôi bật khóc.

Những cố gắng của tôi bao lâu nay vì nhà chồng bị phủ nhận tất cả, chỉ vì những sai sót nhỏ mà chồng làm lớn chuyện làm xấu mặt vợ trước mọi người. Anh chỉ biết nói cho sướng miệng mà không để ý đến tâm trạng người khác.

Trở về nhà, tôi khuyên chồng nên cân nhắc lời nói với vợ trước khi nói, vợ chồng đừng bao giờ cãi nhau hay nói nặng lời trước mặt người ngoài. Nhưng anh không nghe những lời tôi nói, cho là tôi sai, chồng phải nói cho mà sáng mắt ra.

Song voi nguoi chong dep trai, nhieu tien nhung toi khong hanh phuc

Những năm sau đó, tần suất vợ chồng cãi nhau ngày càng nhiều hơn. Nguyên nhân cũng chỉ vì chồng thấy không hợp mắt những việc làm của tôi, rồi anh sẵn sàng buông ra từ ngữ coi thường, làm nhục vợ.

Trước mặt các con, anh mắng tôi dốt nát, mắt để trang trí, có não mà không biết nghĩ, mẹ hậu đậu thế sao dạy nổi con…

Tuần trước, có một người bạn gái của tôi thời đại học đến nhà chơi. Tôi mời cô ấy ở lại ăn bữa cơm với gia đình. Mọi người đang ăn uống vui vẻ, bất ngờ chồng cáu gắt lên khi món bí xanh xào cho đường. Vì bạn tôi xào nên tôi sợ bạn mất mặt và nhận là tôi làm món đó.

Chồng để rầm bát đũa xuống bàn rồi nói: "Tôi thật không hiểu sao lại lấy cô làm vợ nữa, biết chồng bị tiểu đường rồi mà lại cho đường vào rau, tôi chịu cô đấy".

Chồng bỏ đi ra ngoài, tôi với cô bạn không còn hứng thú ăn tiếp nữa. Cô ấy ngượng quá cũng vội vã ra về.

Có mỗi đĩa rau bỏ đường, thế mà chồng cũng làm lớn chuyện, nói những lời khó nghe làm tan rã cuộc vui.

Tại sao chồng tôi luôn nói lời tốt đẹp với mọi người bên ngoài, còn với người vợ chăm sóc anh từng miếng ăn giấc ngủ lại chẳng bao giờ nói được một từ tử tế? Tôi không biết phải nói sao để chồng thay đổi thái độ nữa mọi người ạ? 

Làm sao để biết chúng ta thực sự là ai?

Tại sao chúng ta luôn chấp trì vào ý nghĩ rằng cuộc sống phải luôn thanh bình, êm ả?

Rất nhiểu người cho rằng chúng ta chỉ có thể thực hành Phật pháp khi không có bất cứ chướng ngại nào bên ngoài cũng như bên trong, rằng tu tập chân chính chỉ có thể thực hiện trong những kỳ chuyên tu nhập thất hay chí ít cũng phải đến chùa, tự viện hay các trung tâm Phật pháp.

5 năm không một tiếng cãi nhau, vậy mà tôi vẫn bị vợ bỏ

Cô ấy bỏ tôi đi, mang theo đứa con nhỏ chẳng cầm bất cứ tài sản gì. Tôi không rõ nguyên nhân, chỉ biết khi thằng bạn nói điều này.

Hai vợ chồng tôi trước đây không yêu nhau, cả hai cảm thấy phù hợp là cưới vì thời điểm đó tôi và vợ đã đứng tuổi, gia đình lại giục nhiều quá. Không tìm hiểu, cưới chóng vánh sau hơn 1 tháng quen nhau nên chúng tôi không hiểu được tính nết, sở thích của nhau. Cả hai vợ chồng đều trầm tính, ít nói, sợ ồn ào, cãi vã nên cuộc sống hôn nhân khá tẻ nhạt.

Cho đến giờ đã cưới được 5 năm, có một cháu nhưng tôi chưa hề biết cảm giác yêu và được yêu là như thế nào. Chúng tôi sống như hai người ở trọ, có đứa con chung, không mấy khi tâm sự, than thở với nhau về công việc, suy nghĩ chung. Tôi cũng không hiểu làm sao mình có thể trụ được, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc ly hôn hay bỏ rơi vợ. Cô ấy cũng vất vả vì gia đình này nhiều rồi.

Chúng ta luôn tử tế với người ngoài hơn người thân?

Con người có xu hướng giải phóng sự tức giận một cách vô thức sang người thân.

Có bao giờ chúng ta thắc mắc tại sao bản thân mình lại trở thành đối tượng để người thân nhục mạ, đối xử tệ trong khi họ lại hoan hỉ hồ hởi với người ngoài hay không?

Nhà tâm lý học Deborah South Richardson từ đại học Augusta (Mỹ), đây là một dấu hiệu của hiện tượng tâm lý loạn thần, điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân.