Sóc Marmota háo hức học mót nghề của nhiếp ảnh gia

(Kiến Thức) - Con sóc Marmota giống như đang dùng hành động để chứng minh, nó không chỉ có thể đứng trước máy ảnh bị người chụp, nó cũng có thể đứng sau máy ảnh, chụp lại con người.

Mới đây, tại công viên quốc gia Grossglockner, Áo, một con sóc Marmota đã lợi dụng lúc nhiếp ảnh gia Sven-Erik Arndt không chú ý, tiến đến gần máy ảnh với sự tò mò, hiếu kỳ tràn đầy, tạo nên cảnh tượng hài hước, thú vị. 
Soc Marmota hao huc hoc mot nghe cua nhiep anh gia
 
Theo nhiếp ảnh gia Sven-Erik Arndt chia sẻ, khi thấy anh đang quay chụp, con sóc Marmota đã len lén tiến đến gần, háo hức mong được xem những gì nhiếp ảnh gia làm.
Soc Marmota hao huc hoc mot nghe cua nhiep anh gia-Hinh-2
 
Được nhiếp ảnh gia đồng ý, con sóc tiến tới gần chiếc camera, ghé mắt vào màn hình máy ảnh, thử ngắm nghía như đang lấy góc chụp thật sự.

Mời quý vị xem video: Những loài động vật nhỏ xinh đáng yêu

Hình ảnh khiến nhiếp ảnh gia Sven-Erik không khỏi ngạc nhiên, thích thú.
Soc Marmota hao huc hoc mot nghe cua nhiep anh gia-Hinh-3
 
Sven-Erick cho biết, con sóc Marmota giống như đang dùng hành động để chứng minh, nó không chỉ có thể đứng trước máy ảnh bị người chụp, nó cũng có thể đứng sau máy ảnh, chụp lại con người.
Soc Marmota hao huc hoc mot nghe cua nhiep anh gia-Hinh-4
 
Nhiếp ảnh gia cũng cho biết thêm, những con sóc Marmota khá thân thiện, chịu khó tiếp xúc gần gũi với con người. Những du khách muốn chụp ảnh sóc Marmota có thể dùng những loại thức ăn để thu hút chúng. Tuy nhiên, để chụp được những bức ảnh đẹp và tự nhiên, nhất định phải khiến sóc Marmota hoàn toàn tin tưởng, tín nhiệm.

Kinh ngạc bạch tuộc “biến hình” nhanh như chớp

Con bạch tuộc màu xám được nhìn thấy ẩn thân bên cạnh một cây rong biển ở dưới nước.

Theo Daily Star, đoạn video bắt đầu bằng cảnh tượng con bạch tuộc từ từ đi bộ dưới đáy biển. Bất thình lình, bạch tuộc bám người lên cây rong biển gần đó, biến mất không dấu vết.

Cận cảnh cá mập kỳ dị nhất thế giới

Cá mập Greenland là loài cá mập chậm chạp nhất mà con người từng biết đến, với vận tốc di chuyển trong nước chỉ khoảng 1,6 km/giờ.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Sinh học Biển số tháng 9 cũng cho thấy, ngay cả khi bơi hết tốc lực, cá mập Greenland cũng chỉ có thể đạt tới vận tốc tối đa 2,7km mà thôi.