Kinh ngạc bạch tuộc “biến hình” nhanh như chớp

Con bạch tuộc màu xám được nhìn thấy ẩn thân bên cạnh một cây rong biển ở dưới nước.

Theo Daily Star, đoạn video bắt đầu bằng cảnh tượng con bạch tuộc từ từ đi bộ dưới đáy biển. Bất thình lình, bạch tuộc bám người lên cây rong biển gần đó, biến mất không dấu vết.
Kinh ngac bach tuoc “bien hinh” nhanh nhu chop
Con bạch tuộc đổi màu ngay lập tức. 
Nhìn kỹ, người xem có thể thấy con bạch tuộc đã đổi màu cho giống với cây rong biển mà nó bám vào.
Đoạn video chia sẻ trên mạng xã hội Reddit đã thu hút hàng chục ngàn lượt xem. Một người xem video bình luận: “Đây có phải là những gì chúng ta dự đoán về sự sống ngoài hành tinh?”
Người khác nói: “Nếu phát hiện chúng ở hành tinh khác, chúng ta chắc hẳn sẽ rất kinh hãi. Nhưng ở dưới biển, chúng lại trở thành món ăn nhà hàng hay được đem đi dự đoán kết quả bóng đá”.
Người thứ ba bình luận: “Đây là điều kinh dị nhất mà tôi từng chứng kiến”.
“Liệu còn loài sinh vật nào có tài ngụy trang như bạch tuộc dưới biển sâu mà chúng ta chưa từng biết?”, người thứ tư đặt câu hỏi.

Gặp bạch tuộc trắng như ma, giống voi biết bay dưới biển

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu đã bắt gặp con bạch tuộc màu trắng như ma, với cái đầu kỳ dị và những vây nhỏ chuyển động trong làn nước sâu dưới đáy biển, trông giống chú voi biết bay Dumbo nổi tiếng.

Mới đây, trong khi khám phá Davidson Seamount, một ngọn núi lửa ngừng hoạt động tại Khu bảo tồn Hải dương học Quốc gia thuộc vịnh Monterey, California, các thành viên tàu nghiên cứu E/V Nautilus tình cờ bắt gặp một con bạch tuộc màu trắng như ma, trông rất cổ quái.

Rắn cực độc tử chiến nhện độc không kém và kết quả "choáng"

(Kiến Thức) - Cuộc chiến diễn ra rất dữ dội khốc liệt bởi cả hai đều là những động vật sở hữu nọc độc cực mạnh. Kết quả, kẻ chiến thắng cuối cùng lại là con nhện lưng đỏ, đối thủ có kích thước, sức lực khiêm tốn hơn hẳn rắn cực độc.

Australia nổi tiếng là nơi có rất nhiều sinh vật đặc hữu có độc tính cực cao. Mới đây, một người phụ nữ ở Australia đã bất ngờ phát hiện hai con vật cực độc là rắn cực độc và nhện lưng đỏ chiến đấu với nhau, kết quả cuộc chiến khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc.
Theo thông tin đăng tải, cô Robyn McLenan, sống tại Myrtleford, Victoria, Australia trong lúc đi vòng quanh nhà đã phát hiện cảnh tượng rất hiếm thấy, một con rắn nâu nhỏ đang kịch chiến với nhện lưng đỏ.

Kỳ thú nhái bầu hoa bé nhưng rất “to mồm” ở VN

(Kiến Thức) - Nhái bầu hoa là loài lưỡng cư nổi tiếng với tiếng kêu và vang xa so với đa số các loài nhái dù kích thước chỉ nhỏ bằng hai ngón tay người lớn. Tại Việt Nam, nhái bầu hoa phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Lâm Đồng.
 

Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN
 Nhái bầu hoa có tên khoa học là Microhyla ornata. Đặc điểm dễ nhận biết của loài lưỡng cư này là các dấu mũi tên điển hình trên lưng của chúng. Ảnh: wikipedia.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-2
 Nhái bầu hoa thường có màu vàng nhạt với các miếng vá màu nâu sẫm, thân dài 18m - 28mm, màu nâu xám, trên lưng có những đốm dạng nâu sẫm. Ảnh: wikipedia.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-3
 Nhái bầu hoa có túi kêu lớn là nhờ cơ quan cộng hưởng ở cổ, nên kêu to và vang xa. Ảnh: vncreatures.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-4
 Thức ăn chủ yếu của nhái bầu hoa là kiến, mối, côn trùng đất. Ảnh: vncreatures.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-5
 Trên thế giới, nhái bầu hoa phân bố ở Nepal, bán đảo Ấn Độ và đảo Andaman và Nicobar, Sri Lanka và Bangladesh. Ảnh: vncreatures.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-6
 Tại Việt Nam, nhái bầu hoa phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Ảnh: biosch.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-7
 Môi trường sống của nhái bầu hoa rất khác nhau, từ vùng đồng cỏ, thảo nguyên, cây bụi nhiệt đới và cận nhiệt đới đến khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm lá rộng, rừng lá rộng khô nhiệt đới...Ảnh: biosch.

Mời quý vị xem video: Hài hước những loài động vật vui nhộn