Cận cảnh cá mập kỳ dị nhất thế giới

Cá mập Greenland là loài cá mập chậm chạp nhất mà con người từng biết đến, với vận tốc di chuyển trong nước chỉ khoảng 1,6 km/giờ.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Sinh học Biển số tháng 9 cũng cho thấy, ngay cả khi bơi hết tốc lực, cá mập Greenland cũng chỉ có thể đạt tới vận tốc tối đa 2,7km mà thôi.
Can canh ca map ky di nhat the gioi
Cá mập Greenland là loài cá bơi chậm nhất trong tất cả các loài cá mập và cá nói chung. 
Lý giải cho sự kỳ dị này, nhà nghiên cứu Yuuki Watanabe của Viện nghiên cứu Địa cực Quốc gia cho rằng chính nhiệt độ quá thấp của khu vực Bắc Băng Dương là nguyên nhân khiến cá mập Greenland chậm chạp như vậy.
Watanabe và các đồng nghiệp đã sử dụng các thiết bị đo để xác định tốc độ bơi và tần suất quẫy đuôi của 6 con cá mập Greenland, sau đó so sánh với các loài cá mập và cá nói chung khác.
Kết quả cho thấy, cả tần suất quẫy đuôi lẫn tốc độ tối đa ghi lại được của cá mập Greenland đều có giá trị thấp nhất trong bảng, nhất là khi xét thêm cả yếu tố kích cỡ của cá.
Chính vì tốc độ bơi chậm mà phương thức săn mồi của cá mập Greenland cũng khác biệt. Nhiều loài cá mập sát thủ có thể bơi như điện xẹt trong nước, cho phép chúng tấn công các loài cá và động vật có vú dưới nước một cách dễ dàng. Thế nhưng khi phẫu thuật dạ dày của cá mập Greenland, người ta tìm thấy rất nhiều cá con và xác hải cẩu tươi chưa kịp phân hủy.
“Cá mập Greenland săn hải cẩu thế nào vẫn là một bí ẩn”, Watanabe cho hay. Và mặc dù rất chậm chạp, nhưng cá mập Greenland vẫn có không nhiều kẻ thù nhờ kích cỡ cơ thể khổng lồ của nó. Một số cá thể có thể dài tới 6,5 mét và nặng tới 997kg. Cá voi sát thủ có thể ăn thịt cá mập Greenland, Watanabe giả định, song cá mập Greenland thường sống ở vùng nước sâu mà cá voi sát thủ hiếm khi lượn lờ.
Cá mập Greenland
Cá mập Greenland (tên khoa học là Somniosus microcephalus), nó còn có tên Inuit là eqalussuaq. Đây là loài cá mập bản địa của các vùng nước Bắc Đại Tây Dương xung quanh Greenland và Iceland.
Loài cá mập này sinh sống xa hơn về phía bắc hơn bất kỳ loài cá mập nào khác. Chúng có mối quan hệ gần gũi với Somniosus pacificus. Đây là một trong những loài cá mập lớn nhất, kích thước có thể so sánh với cá mập trắng lớn. Cá mập Greenland lớn dài đến 6,4m (21 ft) và 1.000kg (2.200 lb( và có thể đạt chiều dài tối đa là 7,3m (24 ft) và hơn 1.400 kg (3.100 lb).
Cá mập Greenland là loài có xương sống sống lâu nhất thế giới, với tuổi thọ (392 ± 120 năm).

Rắn cực độc tử chiến nhện độc không kém và kết quả "choáng"

(Kiến Thức) - Cuộc chiến diễn ra rất dữ dội khốc liệt bởi cả hai đều là những động vật sở hữu nọc độc cực mạnh. Kết quả, kẻ chiến thắng cuối cùng lại là con nhện lưng đỏ, đối thủ có kích thước, sức lực khiêm tốn hơn hẳn rắn cực độc.

Australia nổi tiếng là nơi có rất nhiều sinh vật đặc hữu có độc tính cực cao. Mới đây, một người phụ nữ ở Australia đã bất ngờ phát hiện hai con vật cực độc là rắn cực độc và nhện lưng đỏ chiến đấu với nhau, kết quả cuộc chiến khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc.
Theo thông tin đăng tải, cô Robyn McLenan, sống tại Myrtleford, Victoria, Australia trong lúc đi vòng quanh nhà đã phát hiện cảnh tượng rất hiếm thấy, một con rắn nâu nhỏ đang kịch chiến với nhện lưng đỏ.

Kỳ thú nhái bầu hoa bé nhưng rất “to mồm” ở VN

(Kiến Thức) - Nhái bầu hoa là loài lưỡng cư nổi tiếng với tiếng kêu và vang xa so với đa số các loài nhái dù kích thước chỉ nhỏ bằng hai ngón tay người lớn. Tại Việt Nam, nhái bầu hoa phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Lâm Đồng.
 

Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN
 Nhái bầu hoa có tên khoa học là Microhyla ornata. Đặc điểm dễ nhận biết của loài lưỡng cư này là các dấu mũi tên điển hình trên lưng của chúng. Ảnh: wikipedia.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-2
 Nhái bầu hoa thường có màu vàng nhạt với các miếng vá màu nâu sẫm, thân dài 18m - 28mm, màu nâu xám, trên lưng có những đốm dạng nâu sẫm. Ảnh: wikipedia.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-3
 Nhái bầu hoa có túi kêu lớn là nhờ cơ quan cộng hưởng ở cổ, nên kêu to và vang xa. Ảnh: vncreatures.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-4
 Thức ăn chủ yếu của nhái bầu hoa là kiến, mối, côn trùng đất. Ảnh: vncreatures.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-5
 Trên thế giới, nhái bầu hoa phân bố ở Nepal, bán đảo Ấn Độ và đảo Andaman và Nicobar, Sri Lanka và Bangladesh. Ảnh: vncreatures.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-6
 Tại Việt Nam, nhái bầu hoa phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Ảnh: biosch.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-7
 Môi trường sống của nhái bầu hoa rất khác nhau, từ vùng đồng cỏ, thảo nguyên, cây bụi nhiệt đới và cận nhiệt đới đến khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm lá rộng, rừng lá rộng khô nhiệt đới...Ảnh: biosch.

Mời quý vị xem video: Hài hước những loài động vật vui nhộn