Số phận bi thảm của thái giám nơi ngôi cổ tự ở Huế

Ở Huế có một cổ tự không chỉ thu hút du khách vì cảnh đẹp cổ kính mà còn có khu nghĩa địa của các thái giám triều Nguyễn độc nhất ở Việt Nam.

Ngôi cổ tự mà chúng tôi nói đến là chùa Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Ngôi cổ tự này ban đầu chỉ là một am nhỏ có tên Thảo Am Đường của hòa thượng Thích Nhất Định – nguyên là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong hoàng cung nhà Nguyễn lập nên để tu hành và phụng dưỡng mẹ già.
So phan bi tham cua thai giam noi ngoi co tu o Hue
Cổng tam quan của chùa Từ Hiếu. (Ảnh: L.C) 
Hòa thượng mua cá về nấu cháo
Tương truyền hòa thượng Thích Nhất Định là một người con vô cùng hiếu thảo. Có câu chuyện kể lại rằng, trong phụng dưỡng mẹ già tại Thảo Am Đường thì mẹ của Hòa thượng Thích Nhất Định bị mắc bệnh nặng.
Để mẹ mau khỏi bệnh, hòa thượng Thích Nhất Định hằng ngày phải chống gậy vượt 5km đường rừng ra chợ để tìm cá tươi về nấu cháo cho mẹ già. Nhiều người thấy vậy mà bàn tán khi cho rằng, người tu hành mà suốt ngày sát sinh và ăn mặn.
Câu chuyện được đồn đến tai vua Tự Đức, nhà vua liền sai người đến tìm hiểu thì thấy, hòa thượng Thích Nhất Định hằng ngày vẫn nấu cháo cá nhưng là để cho mẹ già còn ngài thì vẫn ăn chay và một tâm tu hành.
So phan bi tham cua thai giam noi ngoi co tu o Hue-Hinh-2
Chùa Từ Hiếu cũng là biểu tượng cho lòng hiểu thảo gắn liền với chuyện hòa thượng Thích Nhất Định phụng dưỡng mẹ già. (Ảnh: L.C) 
Khi được nghe thuật lại câu chuyện này, nhà vua rất cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Hòa thượng Nhất Định. Sau khi hòa thượng Thích Nhất Định qua đời, năm 1848 Thảo Am Đường được mở rộng thành chùa và được triều đình, các quan thái giám và các phật tử cúng tiến, công đức.
Khi ngôi chùa hoàn thành, nhớ đến câu chuyện hòa thượng Thích Nhất Định bất chấp điều tiếng mua cá về nấu cháo phụng dưỡng mẹ già nên vua Tự Đức đã đặt tên ngôi ngôi chùa này là “Từ Hiếu Tự”.
Hiện trong chùa Từ Hiếu vẫn còn tấm văn bia có đoạn: “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”. Có nghĩa, Từ là để dạy thiên hạ cái đạo làm cha và Hiếu để dạy thiên hạ cái đạo làm con.
Chùa Từ Hiếu hiện tại được xây theo lỗi chữ “Khẩu” với ba gian hai chái truyền thống tạo thành tổng thể khép kín. Gian chính điện là nơi thờ Phật còn phía sau là nơi thờ tổ. Ngày nay, nhiều người tìm đến chùa Từ Hiếu không chỉ vì nó là cổ tự bậc nhất xứ Huế mà còn vì cảnh sắc ở nơi này.
Chùa Từ Hiếu nổi tiếng là có cảnh sắc hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên bởi chùa nằm giữa khu rừng thông quanh năm rợp bóng. Cùng với đó là hệ thống ao, hồ nước nhân tạo được các bậc tu hành tạo dựng suốt hàng trăm năm đã tạo ra vẻ sơn thủy hữu tình cho ngôi cổ tự này. Vào các ngày hè, nhiều bạn học sinh, sinh viên đã chọn Từ Hiếu là điểm đến lý tưởng để ôn bài vì không gian yên tĩnh và mát mẻ.
Bí ẩn khu nghĩa địa thái giám
Nhiều du khách khi đến thăm quan chùa Từ Hiếu rất ngạc nhiên khi thấy một khu nghĩa địa rộng chừng 1.000 m2. Nói về khu nghĩa địa này là cả một câu chuyện dài về thân phận hẩm hiu của những thái giám triều Nguyễn khi về già.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thái giám ra đời từ thời Tây Chu ở Trung Quốc. Để được vào cung, các thái giám phải bị loại bỏ sinh thực khí để tránh “tòm ten” với các phi tần của vua.
Các thái giám cũng phải bảo quản phần “của quý” bị cắt một cách rất cẩn thận vì nếu làm mất sẽ bị chém đầu. Mỗi lần được thăng quan tiến chức, các thái giám cũng phải đem phần “của quý” được bảo quản ấy cho nhóm người có địa vị trong triều đình xem.
Cũng như nhiều triều đại phong kiến ở Việt Nam, thời nhà Nguyễn cũng tuyển dụng thái giám vào cung để phục vụ. Trung bình, mỗi đời vua nhà Nguyễn có khoảng 200 thái giám. Thông thường có 2 nguồn để tuyển thái giám, một là “giám sinh” và 2 là những người con nhà nghèo phải để con vào cung cắt bỏ “của quý” làm thái giám.
“Giám sinh” có nghĩa là người sinh ra đã ái nam ái nữ. Thời đó, ở bất cứ làng nào tại Huế nếu sinh được giám sinh thì đó là phúc của cả một làng. Các giám sinh thời Nguyễn thường được gọi là ông Bộ. Khi giám sinh được tuyển vào hoàng cung, nhà vua sẽ ban thưởng bổng lộc. Tuy nhiên, nếu có giám sinh mà không khai báo thì sẽ bị phạt rất nặng.
Các thái giám sẽ sống suốt đời trong cung đến cuối đời, khi về già họ sẽ nằm chờ chết tại tòa nhà phía Bắc Hoàng thành, gọi là Cung giám viện chứ không được chết ở trong cung. Hiểu được kết cục bi đát ấy, nên nhiều thái giám đã dành giụm tiền từ lúc còn trẻ khỏe để tìm nơi chôn cất cho chính mình lúc chết và khu nghĩa địa thái giám triều Nguyễn ở chùa Từ Hiếu ra đời trong hoàn cảnh ấy.
Tương truyền, trong quá trình mở rộng Thảo Am Đường thành chùa Từ Hiếu có sự đóng góp không nhỏ của một thái giám nhà Nguyễn có tên Châu Phước Năng. Có lẽ cũng vì thấu hiểu số phận hẩm hiu khi chết nên vị thái giám này đã nhắm chùa Từ Hiếu là nơi an nghỉ cuối cùng của đời mình.
Theo đó, vị thái giám này đã kêu gọi các thái giám trong triều đình quyên góp mở rộng Thảo Am Đường để sau này có nơi yên nghỉ và việc làm này cũng được vua Tự Đức chấp thuận. Do có công đóng góp xây dựng chùa nên khi chết các vị thái giám này được chôn cất tại một quả đồi nhỏ nằm cạnh chùa Từ Hiếu. Vì sự hiện diện của khu lăng mô này mà chùa Từ Hiếu còn có một tên gọi khác là chùa Thái Giám.
Hiện nay, toàn bộ khu lăng mộ thái giám kể trên có 25 ngôi mộ, trong đó có 2 mộ gió (có mộ nhưng không có thi hài). Trong tổng số 25 ngôi mộ thì có 21 ngôi mộ có thể đọc được chữ trên bia, đặc biệt là ngôi mộ số 22 chữ trên bia còn khá rõ: "Hoàng triều cung giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, quê ở thôn Nhi, Hà Nội, mất tháng giêng năm Khải Định thứ 5".
Trong khu mộ này cũng có một bia đá khắc nội dung nói về số phận hẩm hiu của các thái giám lúc về già: “Khi còn sống chúng tôi nương nhờ cửa Phật, mà khi chết thì biết nương nhờ vào đâu? Nhận thấy rằng phía Tây thành có một miếng đất nên lấy gạch xây thành để có nơi thờ cúng về sau, gần với Phật mới là nơi thờ tự lâu dài, bằng hữu ốm đau có nơi chữa bệnh, ai nằm xuống có nơi để mà tống táng...”.
Đại đức Thích Từ Hải (tu hành tại chùa Từ Hiếu) cho biết: “Ngày trước nơi chôn cất của các vị thái giám ít người biết đến nên hoang vu lạnh lẽo. Hằng năm cứ đến đầu tháng 11 âm lịch, chùa lại tổ chức hiệp kỵ, cúng viếng cho các vị thái giám. Gần đây, nhiều người đã quan tâm hơn đến những phần mộ này. Nhiều người xót thương cho số phận những vị thái giám nên khi tới chùa cũng đến thắp hương tỏ lòng thương cảm”.

Bí ẩn ngôi làng “quỷ ám” ngày nào cũng có người tự tử ở Ấn Độ

80 người đã tự tử tại một ngôi làng "quỷ ám" ở Ấn Độ trong ba tháng đầu năm nay, dấy lên nỗi sợ rằng “những linh hồn quỷ dữ” đang trỗi dậy. Ít nhất mỗi gia đình ở đây có một người tự tử.

Làng Badi - ngôi làng "quỷ ám" ở Ấn Độ thuộc huyện Khargone ở tỉnh Madhya Pradesh. Năm ngoái, huyện Khargone có 381 vụ tự tử. Trưởng làng Badi, ông Rajendra Sisodiya cho rằng đang có “sự hiện diện của ma quỷ” tại làng. 

Huyền bí đường “lên trời” và xuống “địa phủ” trong ngôi cổ tự

Lưng chừng núi Chùa thuộc địa phận thôn Hội Khánh (xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) có một ngôi chùa được tạo nên từ hang đá nên gọi là chùa Hang.

Huyen bi duong “len troi” va xuong “dia phu” trong ngoi co tu
Nơi thờ Phật ở chùa Hang. 
Ngôi chùa độc đáo
Từ trung tâm xã Mỹ Hòa đi về hướng Tây khoảng 1km là đến chùa Hang. Đặc biệt, với những du khách chưa từng đặt chân đến đây cũng có thể dễ dàng nhận ra chùa Hang do từ xa đã có thể trông thấy một khối đá khổng lồ vươn ra giữa lưng chừng núi. Đó chính là mái che tự nhiên của chùa.
Theo đại đức Thích Nhuận Tín - trụ trì chùa Hang, chùa được khai sơn vào năm 1613 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bất cứ tư liệu lịch sử nào ghi lại chính xác điều này. Chùa Hang là tên gọi của dân gian, còn tên chính của chùa là Thiên Sanh Thạch Tự, có tên chữ là Thạch Cốc. Ngọn núi có chùa là La Hơi, tên chữ là Lý Thạch.
Một truyền thuyết kể rằng, lúc bấy giờ vùng Phù Mỹ đã có vài ngôi chùa, nhưng không có sư trụ trì. Hay tin có ông Phan Chọn ở huyện Phù Mỹ vào tu hành tại chùa Trà Cang (tỉnh Bình Thuận), người dân bèn bàn nhau vào mời về. Hòa thượng trụ trì chùa Trà Cang đã đồng ý cho sư Trà Ban (tức ông Phan Chọn) về trụ trì chùa Hang vào năm 1896.
Trong thời gian trụ trì chùa Hang, sư Trà Ban còn xây dựng nhiều chùa khác ở huyện Phù Mỹ và các huyện lân cận. Tương truyền, do tu hành đắc đạo nên sư Trà Ban đi nhanh như bay và nhẹ tựa gió mây. Ông lại giỏi y thuật, thông kinh chú, đã thu thập thông tin quý giá cung cấp cho nghĩa quân Trần Cao Vân trong thời kỳ lấy vùng núi Bình Định, Phú Yên làm căn cứ chống Pháp.
Một truyền thuyết khác, trong cuốn sách “Nhân vật Bình Định” của Lộc Xuyên Đặng Quí Địch, phần viết về nhân vật Võ Trứ (là một phó tướng dưới trướng của Mai Xuân Thưởng trong phong trào Cần Vương ở Bình Định, sau cùng với Trần Cao Vân gầy nên phong trào Minh Trai chủ tể ở Phú Yên nhưng bất thành), có đề cập một chuyện lạ xảy ra ở Bình Định.
Đó là năm Giáp Ngọ 1894, huyện Phù Cát và nhiều nơi ở Bình Định bị dịch bệnh hoành hành, nhiều làng bị rào cách ly, có nơi dân chúng đốt làng di tản đi nơi khác. Người chết không kịp chôn, khắp nơi đều bao trùm bởi tử khí và dịch bệnh.
Lúc này, người dân bỗng thấy xuất hiện một vị lão tăng, do tu ở chùa Hang nên gọi là thầy chùa Hang, vài hôm sau thì thấy Võ Trứ cũng có mặt. Hai người phát thuốc cho dân chữa bệnh, thuốc là tấm giấy màu vàng có in năm hình Bồ tát Quan Âm, gọi là “Ngũ công Quan Âm”.
Ban đầu người dân còn nghi ngờ loại thuốc này nên không dám dùng, sau nghĩ dù sao cũng chẳng còn đường cứu, lại thấy không bị mất tiền nên theo lời thầy chùa Hang tâm niệm đấng cứu thế, đốt giấy đó hòa nước uống và khỏi.
Tin về sự hiệu nghiệm của thuốc do lão tăng và Võ Trứ phát truyền tai nhau rất nhanh, điều này khiến quan tri huyện Phù Cát sợ thầy chùa Hang tụ hội khởi loạn nên ra lệnh cấm người đến xin thuốc, đồng thời tầm nã gắt gao thầy chùa Hang. Vốn tu hành đắc đạo nên thầy chùa Hang có rất nhiều đệ tử, khi chuyện phát thuốc cứu người của vị lão tăng này động đến quan tri huyện thì phần đông đệ tử của ngài cũng bị liên can, nhiều người khuynh gia bại sản, thậm chí là mất mạng.
“Riêng thầy chùa Hang vì tránh sự tầm nã của quan mà nay phải ẩn nhà này, mai ẩn nhà khác. Lúc bấy giờ chỉ còn mỗi mình Võ Trứ vẫn lén lút thoát khỏi sự kiểm tra gắt gao của quan huyện phát thuốc cho người dân. “Về sau không rõ vị lão tăng mất khi nào và ở đâu. Để nhớ ơn, người dân tiếp tục thờ cúng ông ở chùa Hang tưởng nhớ công ơn cứu mạng”, đại đức Thích Nhuận Tín (trụ trì chùa Hang hiện giờ) cho biết.
Theo quan sát của chúng tôi, chùa Hang là một hang đá sâu nằm ở lưng chừng núi, mặt trước quay về hướng đông với bao la là ruộng lúa, rừng dừa. Muốn lên được chùa phải đi theo dốc đá quanh co, đi mãi, khi nào gặp một tảng đá to thì đó chính là mái che của chùa.
Cạnh bên trái mái che bày biện mấy ghế đá, bên phải các ghế đá này có một lối đi nhỏ để vào hang. Muốn qua lối này phải khom người xuống, lúc này đã cảm nhận được cái lạnh của hang đá phả từ dưới lên. Lại theo khoảng chục bậc đá đá nữa, du khách sẽ thấy bàn thờ các Phật.
Huyen bi duong “len troi” va xuong “dia phu” trong ngoi co tu-Hinh-2
 Mái che chùa Hang.
Huyền bí đường thông thiên
Tương truyền, ở chùa Hang có hai đường đi, một đường lên trời và một đường xuống âm phủ. Theo đó, phía trên bàn thờ, chệch về phía tay phải còn có một lỗ thông hơi. Lỗ thông này chính là đường lên trời. Theo quan sát của chúng tôi, lỗ thông hơi này là khoảng trống phía trên bàn thờ. Các tượng Phật và vật dụng thờ được bày biện theo từng bậc cao dần kiểu bậc thang, bậc cao nhất của bàn thờ là nơi rất gần với đường lên trời.
Nhiều người cao tuổi ở đây kể rằng, thời gian trụ trì, sư Trà Ban thường ngồi phía dưới bàn thờ Phật để đọc kinh. Vì là người tài giỏi, có thể đi như bay nên quá trình ngồi đọc kinh, sư Trà Ban đã khai thông một đường phía trên bàn thờ Phật để tất cả muôn loài đều có thể nghe kinh. Đồng thời, mỗi khi có việc cần lên phía trên, sư Trà Ban cũng có thể đi từ đường này với chỉ một bước nhảy nên người ta gọi là đường lên trời.
Cụ Nguyễn Mạnh Đăng (85 tuổi, một bậc cao niên ở thôn Hội Khánh) cho biết: “Người dân đồn rằng, sư Trà Ban đi nhẹ như mây nên đã tạo ra đường lên trời này để có thể đi về một cách dễ dàng, không ai phát hiện trong quá trình giúp nghĩa sĩ Cần Vương. Cũng nhờ vào đường lên trời này mà rất nhiều người dân đã thoát chết trong một lần trúng khí độc. Chuyện là dân làng ở đây một lần bị trúng khí độc, sau khi được thần linh mách bảo, họ đến nơi này, mắt nhìn thẳng về hướng đường lên trời thì bỗng dưng khí độc tan biến”.
Phía dưới mái che của chùa Hang có một đường hầm chạy xuống, người ta gọi là đường xuống âm phủ. Tương truyền khi còn sống, một trụ trì của chùa Hang là ngài Nguyên Lượng thấy có một đường sâu hun hút hướng về phía dưới. Thấy lạ, ngài bèn đi thử xem sao, tuy nhiên càng đi càng thấy sâu thăm thẳm, đường càng gập ghềnh trắc trở khó đi nên đành quay trở lại.
Lại có lời kể rằng, một vị trụ trì khác của chùa Hang, vì muốn kiểm chứng độ sâu của đường huyền bí này, nên gánh theo hai thúng nến để đốt lần soi đường. Đi nhiều ngày, nến gần hết, mà hang vẫn còn xa vời vợi nên vị trụ trì đành quay trở về. Từ đó, người dân gọi đường này là đường xuống âm phủ, không có đáy.
Về sau, để kiểm chứng độ sâu của đường xuống âm phủ, người dân trong vùng lên chùa Hàng thả một quả bưởi được khắc dấu xuống hang, một thời gian sau thì có người tận cửa biển Đề Gi (huyện Phù Cát) cách chùa hơn 50km nhặt được. Từ ấy dân gian đồn rằng cái hang này ăn thông với biển.
Huyen bi duong “len troi” va xuong “dia phu” trong ngoi co tu-Hinh-3
Toàn ảnh chùa Hang. 
Cụ Đăng cho biết: “Tôi chưa bao giờ thử đi đường xuống âm phủ này, nhưng nghe ông bà kể lại thì nó không có đáy. Ngày xưa, bao nhiêu vị trụ trì ở đây đều đi nhưng không ai kiểm chứng được độ sâu của nó thì chắc chắn là nó thông với biển rồi. Con đường này cũng là nơi giúp nghĩa quân ta trú ngụ trong thời gian chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều bộ đội ta bị thương được đưa đến đây để cứu chữa. Nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh mà còn gắn với bao truyền thuyết lịch sử”.