Sáu tàu chiến Trung Quốc hiện diện ở Trung Đông giữa xung đột Israel – Hamas

Sáu tàu chiến của Trung Quốc hoạt động ở Trung Đông trong tuần qua, trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang vì xung đột Israel – Hamas.

Sau tau chien Trung Quoc hien dien o Trung Dong giua xung dot Israel – Hamas

Thủy thủ Trung Quốc và sĩ quan Oman chụp ảnh chung khi nhóm tàu Trung Quốc thăm Muscat. (Ảnh: Weibo)

SCMP ngày 20/10 dẫn thông tin trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa tin, lực lượng Đặc nhiệm hộ tống hải quân số 44 tham gia các hoạt động thường lệ trong khu vực kể từ tháng 5 và tuần trước có chuyến thăm Oman trong vài ngày, bao gồm một cuộc tập trận chung với hải quân nước này.

Truyền thông nhà nước đưa tin, lực lượng đặc nhiệm rời thủ đô Muscat hôm 14/10 để đến một địa điểm không được công bố.

Trong chuyến thăm, các chỉ huy Trung Quốc gặp quan chức quân sự Oman và thăm các cơ sở quân sự, trong khi thủy thủ hai nước đi tham quan các cửa hàng. Theo Tân Hoa Xã, hai bên còn tổ chức một trận đấu bóng rổ.

Lực lượng đặc nhiệm thuộc Bộ Tư lệnh chiến khu miền Đông thuộc quân đội Trung Quốc thực hiện chuyến thăm cùng tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D Zibo, tàu khu trục Jingzhou và tàu tiếp tế tích hợp Qiandaohu.

Đoàn đã tham gia các nhiệm vụ hộ tống vận chuyển từ khi đến Vịnh Aden ở phía bắc Somalia từ 6 tháng trước và bàn giao nhiệm vụ cho lực lượng Đặc nhiệm hộ tống hải quân số 45 vào đầu tháng này.

Đoàn thay thế đến từ Bộ Tư lệnh chiến khu miền Bắc của quân đội Trung Quốc, sử dụng 1 tàu khu trục Type 052 Urumqi, 1 tàu khu trục Linyi và tàu tiếp tế Dongpinghu.

Theo Tân Hoa Xã, tàu Linyi tham gia nhiệm vụ hộ tống một tàu chở hàng của Panama tại địa điểm không được công bố vào đầu tháng này. Đây là nhiệm vụ hộ tống đầu tiên của tàu khu trục Zibo từ khi nó được đưa vào hoạt động từ tháng 1/2020.

Tàu Urumqi được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2018 và đã tham gia vào một nhiệm vụ hộ tống khác ở Vịnh Aden hai năm trước. Các tàu khu trục Type 052D được trang bị hệ thống tác chiến điện tử và radar tiên tiến tương đương với hệ thống Aegis của Mỹ và có bệ phóng tên lửa.

Điều đó nghĩa là có sáu tàu Hải quân Trung Quốc hoạt động ở vùng biển Trung Đông khi căng thẳng gia tăng trong khu vực. Sau cuộc tấn công của lực lượng Hamas vào Israel ngày 7/10, Mỹ đã điều tàu sân bay tiên tiến nhất USS Gerald R Ford và tác chiến tới phía đông Địa Trung Hải.

Nhóm tấn công tàu sân bay Dwight D Eisenhower cũng đang trên đường tới khu vực. Ngày 18/10, Lầu Năm Góc thông báo điều thêm tàu chỉ huy USS Mount Whitney tới phía đông Địa Trung Hải.

Một số quốc gia, bao gồm Anh, Đức và Pháp, đã điều động máy bay quân sự hoặc dân sự đến sơ tán công dân của họ khỏi Israel.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, hơn 1.000 công dân Trung Quốc đã rời khỏi Israel kể từ khi xung đột nổ ra. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mao Ninh cho biết, 280 công dân Trung Quốc mắc kẹt ở thành phố Sderot, miền nam Israel, cũng đã được sơ tán.

Các cuộc di tản trước đây của Trung Quốc ở Trung Đông đều sử dụng tàu chiến hộ tống. Tháng 5 năm nay, Trung Quốc cử một tàu tiếp tế và một tàu khu trục Type 052D tới Sudan để sơ tán hơn 1.000 người Trung Quốc, Brazil và Pakistan khỏi khu vực xung đột vũ trang.

Năm 2015, tàu chiến Trung Quốc sơ tán 225 người nước ngoài và gần 600 công dân Trung Quốc khỏi Yemen.

Lạc lối vào những thung lũng hoa đẹp nhất hành tinh

Mời độc giả chiêm ngưỡng vẻ rực rỡ và quyến rũ của những cánh đồng hoa đẹp nhất thế giới khi bước vào mùa nở rộ.

Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh

Hồ Tekapo, nằm trên hòn đảo phía nam của New Zealand, là một địa điểm nổi tiếng để ngắm hoa lupin.

Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh-Hinh-2
Thung lũng hoa hồng, Bulgaria: Kể từ thế kỷ XVIII, người ta đã trồng hoa hồng Damask. Những bông hoa đầu tiên được đến từ Syria. Điều kiện khí hậu đặc biệt của Bulgari đã giúp lượng nước thơm trong cánh hoa hồng được giữ lại nhiều nhất. Đó là lý do khiến Bulgaria trở thành nguồn cung cấp tinh dầu hoa hồng tốt nhất trên thế giới.
Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh-Hinh-3
Thung lũng hoa thủy tiên, Kireshy, Ukraine: Thung lũng hoa thủy tiên đã trở thành một khu du lịch cực kỳ hút khách bởi đã gây được ấn tượng với nhiều du khách bằng vẻ đẹp tinh khiết của nó. Nơi này còn được ghi tên vào Sách Đỏ của thế giới. 
Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh-Hinh-4
Vườn quốc gia Valley of Flowers, Ấn Độ: Đây là công viên quốc gia lớn nhất ở dãy Himalaya. Vườn quốc gia này được thành lập vào năm 1982. Người dân địa phương tin rằng, có những nàng tiên thực sự sống trong thung lũng và chăm sóc cho cánh đồng hoa này.
Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh-Hinh-5
Cánh đồng hoa oải hương, Provence, Pháp: Vào mùa hè, các cánh đồng dài hàng trăm cây số ở Provence, Pháp được bao phủ bởi những bông hoa Lavender mềm mại, tím thẫm. Phong cảnh, bầu trời và không khí không thể tuyệt vời hơn.
Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh-Hinh-6
Cánh đồng tulip, Hà Lan: Đất nước Hà Lan thu hút hàng triệu du khách đến du lịch mỗi năm bởi những cánh đồng hoa tuyệt đẹp, đặc biệt là hoa tulip.
Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh-Hinh-7
Hoa rum (loa kèn) mọc bạt ngàn ở công viên tiểu bang Garrapata gần Big Sur, California, Mỹ.
Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh-Hinh-8
Cánh đồng hoa hướng dương nở rộ ở vùng Tuscany, Italy.
Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh-Hinh-9
Furano, Hokkaido, Nhật Bản nổi tiếng với những cánh đồng hoa oải hương, cùng với đó là hoa lupin và hoa cải dầu.
Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh-Hinh-10
Rừng Hallerbos của Bỉ được gọi là "Green Forest" được đông đảo du khách yêu thích nhờ thảm thực vật xanh tím tuyệt đẹp, nở rộ vào khoảng giữa tháng 4.
Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh-Hinh-11
Những cánh đồng tím biếc của hoa Bluebonnet ở miền Tây Texas của Mỹ nở rộ từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4.
Lac loi vao nhung thung lung hoa dep nhat hanh tinh-Hinh-12
Hoa Lupin nở khắp Iceland vào mùa hè, nhưng một trong những nơi đẹp nhất để ngắm nhìn chúng là Vestrahorn. Ảnh: IT. 

Cảnh tượng kinh ngạc ở nghĩa địa tàu chiến “khủng” nhất thế giới

Trong Thế chiến 2, Chuuk Lagoon là căn cứ chính của Nhật Bản. Nhiều máy bay, tàu chiến của Nhật chìm tại nghĩa địa tàu chiến "khủng" Chuuk Lagoon.

Canh tuong kinh ngac o nghia dia tau chien “khung” nhat the gioi
Nghĩa địa tàu chiến "khủng" nhất thế giới được nhiều người biết đến có tên Chuuk Lagoon (hay còn gọi Truk Lagoon). Nằm ở Thái Bình Dương, Chuuk Lagoon là một "điểm nóng" trong Thế chiến 2.