Robot năng lượng mặt trời thay nông dân nhổ cỏ

Trước tình trạng thiếu lao động và cỏ dại kháng thuốc, nhiều trang trại Mỹ đã dùng robot năng lượng mặt trời để làm cỏ, giảm chi phí và tránh hóa chất.

Tại nhiều trang trại ở California, hệ thống robot sử dụng năng lượng mặt trời đang được triển khai để thay thế lao động thủ công trong việc làm cỏ. Thiết bị này hoạt động hoàn toàn tự động, có khả năng nhận diện luống cây, phân biệt cỏ dại và xử lý bằng phương pháp cơ học, không dùng thuốc diệt cỏ.

938637a0-eebb-4ebd-95ff-fa1f6f110574-robot-fd20-11052025-01.jpg
Robot năng lượng mặt trời làm cỏ trên cánh đồng.

Robot được trang bị camera và phần mềm trí tuệ nhân tạo, cho phép định vị chính xác hàng cây, tự điều chỉnh hướng đi và thực hiện thao tác nhổ cỏ bằng các lưỡi dao gắn trên cánh tay cơ khí. Thiết bị hoạt động theo chu kỳ ánh sáng: ngừng vận hành vào ban đêm và tự khởi động lại khi trời sáng.

Khi gặp sự cố, robot sẽ gửi cảnh báo về trung tâm điều khiển qua kết nối không dây để được xử lý từ xa. Mô hình này không chỉ giảm phụ thuộc vào nhân công mà còn giúp kiểm soát chi phí trong bối cảnh giá lao động và hóa chất tăng cao.

Theo thông tin từ đơn vị phát triển, trung bình 5 robot có thể đảm nhiệm việc làm cỏ trên diện tích khoảng 65 hecta. Mỗi thiết bị có giá khoảng 50.000 USD. Dù chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn, nhiều nông trại cho rằng đây là hướng đi phù hợp để giảm chi phí vận hành về lâu dài.

Ngoài hiệu quả kinh tế, hệ thống robot còn góp phần giảm tác động môi trường do không sử dụng nhiên liệu hóa thạch hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Giải pháp này phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp ít phát thải, nâng cao chất lượng đất và an toàn thực phẩm.

Một số công ty đang phối hợp với các trang trại để chuyển đổi mô hình làm cỏ truyền thống sang tự động hóa. Người lao động tại trang trại được chuyển sang vai trò giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống, thay vì trực tiếp làm việc ngoài đồng.

Việc áp dụng robot làm cỏ bằng năng lượng mặt trời được đánh giá là giải pháp công nghệ tiềm năng trong bối cảnh ngành nông nghiệp Mỹ đối mặt với áp lực chi phí, thiếu lao động và yêu cầu giảm hóa chất tồn dư. Công nghệ này đang mở ra một hướng tiếp cận mới cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại và thân thiện với môi trường.

Nvidia sẽ mở rộng mạnh sang robot và xe tự hành

CEO Nvidia Jensen Huang khẳng định ngoài AI, robot sẽ là thị trường tiềm năng phát triển lớn nhất của hãng trong tương lai.

Sự trỗi dậy của AI đã đưa Nvidia lên một tầm cao mới, biến công ty này thành gã khổng lồ trị giá nghìn tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Chip đồ họa (GPU) của Nvidia, ban đầu được thiết kế cho trò chơi điện tử, đã trở thành trái tim của hầu hết các hệ thống AI hiện đại.

Khả năng xử lý song song mạnh mẽ của GPU là yếu tố then chốt giúp huấn luyện các mô hình AI phức tạp, từ nhận diện hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên đến tạo sinh nội dung. Tuy nhiên, Nvidia nhận thức rõ rằng sự phát triển của công nghệ không ngừng nghỉ, và để duy trì vị thế dẫn đầu, họ cần liên tục mở rộng và đổi mới.

Amazon đưa 1 triệu robot phân loại hàng hóa vào hoạt động

Gã khổng lồ Amazon hiện có hơn 1 triệu robot làm việc tại các kho hàng, tiến gần đến mục tiêu tự động hóa toàn diện và thay đổi cục diện thị trường lao động.

trieu-1.png
Amazon đang vận hành hơn 1 triệu robot trong chuỗi kho hàng trên toàn cầu, con số gần tương đương lực lượng lao động con người.
trieu-2.png
Những cánh tay robot như Vulcan hay Sparrow có thể nhặt, phân loại, đóng gói và vận chuyển hàng hóa với tốc độ cực cao.

Trung Quốc trình làng “muỗi robot” trinh sát siêu nhỏ

Trung Quốc ra mắt robot bay siêu nhỏ như muỗi, đánh dấu bước tiến mới trong công nghệ vi cơ điện tử.

Trung Quốc vừa giới thiệu nguyên mẫu phương tiện bay không người lái (drone) siêu nhỏ với kích thước tương đương một con muỗi, thu hút sự chú ý từ giới công nghệ và quân sự toàn cầu.

Thiết bị được phát triển bởi nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia (NUDT) tại tỉnh Hồ Nam, hướng đến các nhiệm vụ giám sát, trinh sát và hoạt động đặc biệt trong môi trường chiến trường.