Ảnh AI bị cảnh sát giao thông xử phạt: Trò đùa hay thực tế?

Gần đây, mạng xã hội xuất hiện trào lưu “ghép ảnh bị cảnh sát giao thông xử phạt” bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Trào lưu “bị phạt” lan truyền chóng mặt

Chỉ trong vài cú nhấp chuột, người dùng có thể tạo ra hình ảnh giống như đang bị CSGT yêu cầu dừng xe, lập biên bản vi phạm. Ảnh được lan truyền kèm những dòng chú thích đậm tính hài hước như “vượt đèn đỏ bị bắt ngay”, “đi sai làn là dính liền”, thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận.

Một trong những nhân vật nổi tiếng tham gia trào lưu dùng AI tạo ảnh “bị cảnh sát giao thông xử phạt” là Á hậu Lê Phương Thảo. Cô đã chia sẻ lên trang Facebook cá nhân hình ảnh do AI tạo ra, mô phỏng cảnh bản thân đang bị CSGT lập biên bản, kèm chú thích mang tính hài hước.

ao-1.png
Á hậu Lê Phương Thảo bị chỉ trích vì dùng ảnh AI gây tranh cãi. Ảnh: Hoa hậu Thể thao Việt Nam.

Ngay sau đó, hình ảnh này nhanh chóng gây chú ý, nhưng đi kèm là nhiều ý kiến trái chiều. Không ít người cho rằng hành động sử dụng hình ảnh lực lượng chức năng vào mục đích giải trí là phản cảm, thậm chí mang tính câu view. Một số bình luận bày tỏ thái độ gay gắt, nhắc đến khả năng bị xử phạt khi dùng hình ảnh công an nhân dân không đúng quy định.

Cẩn trọng với “trò đùa công nghệ”

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, đằng sau sự “giải trí” tưởng như vô hại này là những rủi ro pháp lý không nhỏ.

Theo khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018, hành vi đưa thông tin sai sự thật lên mạng gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước, người thi hành công vụ hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là hành vi bị nghiêm cấm.

Cụ thể hơn, tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP có quy định hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. Mức xử phạt trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm, nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ bằng ½ tổ chức.

2.png
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội).

Bên cạnh đó, trong trường hợp hành vi trên gây hậu quả nghiêm trọng, người tham gia tạo hoặc lan truyền hình ảnh này có thể bị xử lý hình sự về tội Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân . Theo đó, người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra, hành vi này còn có thể bị truy tố về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự với hình phạt lên đến 07 năm tù hoặc phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng khi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ của Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia, trào lưu sử dụng ứng dụng (app) để tạo ra các hình ảnh gây cười hoặc độc đáo có thể ngay lập tức thu hút được người dùng. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý là những ứng dụng kiểu này sẽ đòi hỏi quyền truy cập thư mục ảnh trên thiết bị. Đây là quyền hết sức nhạy cảm và nguy cơ lộ lọt dữ liệu cá nhân là cao.

Ông Sơn lý giải, trong thời đại AI phát triển mạnh mẽ, hình ảnh không chỉ đơn thuần là những bức ảnh cá nhân mà còn trở thành nguồn dữ liệu giá trị. Dựa trên các bức ảnh được thu thập, công nghệ AI hoàn toàn có thể phân tích để xác định danh tính người dùng, sở thích, các địa điểm thường lui tới, thậm chí là mối quan hệ với người khác. Không ít trường hợp dữ liệu hình ảnh sau khi bị thu thập đã bị đem bán cho các công ty chuyên khai thác thông tin cá nhân. Tác động trước mắt có thể chỉ là người dùng bị làm phiền bởi hàng loạt quảng cáo nhắm mục tiêu, nhưng về lâu dài, nguy cơ ảnh bị sử dụng cho các hành vi lừa đảo, giả mạo hoặc thậm chí là tống tiền là hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo ông Sơn, trong môi trường số đầy rẫy rủi ro, người dùng nên thận trọng khi tải và sử dụng các ứng dụng chưa rõ nguồn gốc. Ông nhấn mạnh rằng, không gian mạng có thể nguy hiểm, nhưng việc để lộ hay không để lộ dữ liệu cá nhân vẫn phụ thuộc phần lớn vào ý thức và lựa chọn của chính mỗi người.

Diễn đàn Hacker mũ trắng (WhiteHat) cũng cảnh báo, các ứng dụng chỉnh sửa ảnh sống ảo tích hợp AI có thể là những “cái bẫy công nghệ”. Theo đó, khi cài đặt ứng dụng, người dùng có thể bị yêu cầu cấp quyền truy cập vào ảnh, camera, bộ nhớ thiết bị và thậm chí cả dữ liệu cá nhân khác. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, thông tin cá nhân của người dùng có thể bị thu thập và sử dụng với mục đích không mong muốn.

Bên cạnh đó là nguy cơ rò rỉ dữ liệu​. Ứng dụng chỉnh sửa ảnh, đặc biệt là những ứng dụng có nguồn gốc từ nước ngoài, có thể ẩn chứa nguy cơ rò rỉ dữ liệu người dùng. Dữ liệu ảnh và thông tin cá nhân có thể bị thu thập, lưu trữ trên máy chủ nước ngoài mà người dùng không hề hay biết.

Trào lưu kể trên một lần nữa cho thấy trong môi trường số, ranh giới giữa sáng tạo và vi phạm pháp luật là vô cùng mong manh. Nhiều người tham gia xu hướng này với tâm lý đùa vui, "theo trend" mà không lường trước được hậu quả pháp lý tiềm ẩn. Khi công nghệ ngày càng phát triển, khả năng tạo ra hình ảnh giả nhưng rất thật cũng ngày càng dễ dàng, kéo theo nguy cơ gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến hình ảnh của cơ quan công quyền cũng như trật tự xã hội.

Sáng tạo nội dung là quyền của mỗi cá nhân trong thời đại số, nhưng đi kèm với đó là trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, khi nội dung đó liên quan đến hình ảnh, uy tín của lực lượng chức năng, việc làm giả dù với mục đích giải trí cũng có thể trở thành hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, mỗi người dùng cần nâng cao nhận thức pháp lý, hành xử có trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội, tránh để sự hài hước nhất thời dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng về sau.

Để đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân, WhiteHat khuyến cáo người dùng chỉ tải ứng dụng từ nguồn chính thống để tránh ứng dụng giả mạo chứa mã độc; Kiểm soát quyền truy cập và chỉ cấp phép những quyền thực sự cần thiết.

Không tải lên các hình ảnh nhạy cảm để tránh nguy cơ lộ dữ liệu cá nhân; Thường xuyên kiểm tra và cập nhật ứng dụng để tránh lỗ hổng bảo mật; Đồng thời, hủy đăng ký các gói dịch vụ không mong muốn để tránh bị trừ tiền ngoài ý muốn.

Dù các ứng dụng chỉnh sửa ảnh tích hợp AI mang lại nhiều tiện ích và tạo thú vui cho người dùng nhưng bạn vẫn cần cảnh giác và có giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đặc biệt, khi sử dụng các ứng dụng từ các nhà phát triển nước ngoài, cần thận trọng với các rủi ro về bảo mật và quyền riêng tư để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Fan “phát sốt” vì loạt ảnh AI tái hiện Boa Hancock

Vẻ đẹp hút hồn của Nữ hoàng Hải tặc Boa Hancock nay được nâng tầm nhờ công nghệ AI, khiến cộng đồng One Piece “trầm trồ” không ngừng.

one-1.png
Boa Hancock vừa trở lại tâm điểm mạng xã hội nhờ loạt ảnh AI cực kỳ mãn nhãn.
one-2.png
Không còn giới hạn trong thế giới 2D, nàng Nữ hoàng Hải tặc giờ trông sống động đến khó tin.

Mỹ thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ

Bộ Năng lượng Mỹ sẽ tiến hành các thử nghiệm đầu tiên với lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ tại trung tâm DOME, bang Idaho vào năm 2026.

Theo kế hoạch mới được Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) công bố, các thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ sẽ bắt đầu năm 2026 tại cơ sở DOME (Demonstration of Microreactor Experiments), thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho. Đây là chương trình thử nghiệm đầu tiên của Mỹ đối với công nghệ microreactor – thế hệ lò phản ứng hạt nhân công suất nhỏ, cơ động và có thể thương mại hóa.

Trung tâm DOME sẽ là nơi tiến hành thử nghiệm thực tế các mẫu lò được thiết kế để hoạt động độc lập, vận hành bằng cơ chế làm mát thụ động và sử dụng loại nhiên liệu hạt nhân tiên tiến. Những lò này có kích thước nhỏ gọn, dễ triển khai tại các khu vực xa lưới điện, nơi điều kiện môi trường khắc nghiệt hoặc cần nguồn điện liên tục.

Không phải Samsung, đây mới là điện thoại Android hot nhất

Cây bút công nghệ Prakhar Khanna tuyên bố Nothing Phone 3 mới là mẫu Android đáng mong đợi nhất năm, không phải sản phẩm từ Samsung hay Google.

nothing-1.png
Nothing Phone 3 là mẫu smartphone mới nhất trong dòng điện thoại "trong suốt" đang gây sốt trên toàn cầu. (Ảnh: markettimes)
nothing-2.png
Nhà báo công nghệ Prakhar Khanna của ZDNET nhận định đây là chiếc điện thoại Android thú vị nhất năm 2025.(Ảnh: markettimes)