Trung Quốc trình làng “muỗi robot” trinh sát siêu nhỏ

Trung Quốc ra mắt robot bay siêu nhỏ như muỗi, đánh dấu bước tiến mới trong công nghệ vi cơ điện tử.

Trung Quốc vừa giới thiệu nguyên mẫu phương tiện bay không người lái (drone) siêu nhỏ với kích thước tương đương một con muỗi, thu hút sự chú ý từ giới công nghệ và quân sự toàn cầu.

Thiết bị được phát triển bởi nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia (NUDT) tại tỉnh Hồ Nam, hướng đến các nhiệm vụ giám sát, trinh sát và hoạt động đặc biệt trong môi trường chiến trường.

Drone siêu nhỏ được mô tả có đôi cánh mỏng nhẹ, ba chân cực nhỏ giúp thiết bị có thể hạ cánh và đậu ổn định trên nhiều bề mặt khác nhau. Với chiều dài chỉ khoảng 1,3 cm và trọng lượng siêu nhẹ, thiết bị có thể thực hiện các nhiệm vụ bay bí mật ở khoảng cách gần mà rất khó bị phát hiện.

china-developed-mosquito-sized.jpg
Robot bay siêu nhỏ mô phỏng hình dáng côn trùng.

Điểm đáng chú ý nhất chính là khả năng hoạt động độc lập của thiết bị. “Muỗi robot” đã thực hiện các thao tác như cất cánh từ lòng bàn tay, bay ổn định trong không khí và hạ cánh chính xác trên một bề mặt nhỏ. Dù chưa có công bố chính thức về phạm vi bay, thời gian hoạt động hay tính năng ghi hình, giới chuyên gia cho rằng thiết bị này nhiều khả năng được thiết kế để phục vụ các nhiệm vụ trinh sát bí mật trong môi trường đô thị hoặc địa hình khó tiếp cận.

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức kỹ thuật do giới hạn về dung lượng pin và không gian cho các cảm biến, công nghệ lưu trữ năng lượng và thu nhỏ linh kiện điện tử sẽ dần khắc phục các rào cản hiện nay, mở rộng ứng dụng của thiết bị trong tương lai.

Không chỉ phục vụ mục đích quân sự, drone siêu nhỏ này còn có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực dân sự như y học, cứu hộ, giám sát môi trường và nông nghiệp. Nhờ khả năng bay linh hoạt trong không gian hẹp, thiết bị có thể được sử dụng để tìm kiếm người mắc kẹt sau thiên tai, thu thập dữ liệu về chất lượng không khí và nước, hoặc hỗ trợ theo dõi cây trồng ở những khu vực khó tiếp cận.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất theo đuổi công nghệ drone siêu nhỏ. Tại Na Uy, dòng drone Black Hornet – cỡ lòng bàn tay – do Teledyne FLIR Defence phát triển, đã được sử dụng rộng rãi trong quân đội nhiều nước phương Tây. Phiên bản mới nhất, Black Hornet 4, giành giải thưởng Blue UAS Refresh do Bộ Quốc phòng Mỹ trao tặng năm 2025 nhờ cải tiến về pin, độ bền và khả năng truyền dữ liệu.

Trong khi đó, Mỹ cũng đang nghiên cứu dòng drone siêu nhỏ từ năm 2021, nhưng chưa công bố nguyên mẫu chính thức. Một số dự án như RoboBee của Đại học Harvard đã thử nghiệm drone có khả năng bay nhờ vỗ cánh, thậm chí có thể hoạt động dưới nước, tuy vẫn còn ở giai đoạn thử nghiệm.

Chiếc UAV cỡ muỗi của Trung Quốc chỉ là một phần trong hệ sinh thái công nghệ robot đang được nghiên cứu tại NUDT – nơi còn phát triển các loại robot hình người, robot chiến trường và nhiều nguyên mẫu tự động hóa khác hướng đến cả mục tiêu quốc phòng lẫn dân dụng.

Nga định nghĩa lại chiến tranh với UAV Shahed-136 2.0

Ngành công nghiệp máy bay không người lái của Moscow thách thức thị trường toàn cầu với UAV Shahed-136, được hỗ trợ bởi AI với thiết kế mô-đun giá rẻ.

1-anh-defense-blog.jpg
Một máy bay không người lái Shahed-136 của Nga do Iran thiết kế, đã trở thành tâm điểm chú ý, sau khi bị lực lượng Phòng không Ukraine đánh chặn và thu giữ tại khu vực Sumy vào giữa tháng 6, hé lộ một chương mới trong cuộc xung đột đang diễn ra.
2-anh-xcom.jpg
Đây là một mẫu máy bay không người lái kamikaze được tiến hóa tinh vi, được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến và kết nối mạng di động, điều này báo hiệu sự chuyển dịch của Nga, từ việc phụ thuộc vào hàng nhập khẩu nước ngoài, sang một ngành công nghiệp máy bay không người lái trong nước mạnh mẽ.

Nga "ra lò" UAV cảm tử tích hợp AI, không cần sử dụng GPS

Không sử dụng tín hiệu định vị vệ tinh, tích hợp trí tuệ nhân tạo và hệ thống dẫn đường dựa trên hình ảnh, V2U đang được xem là bước tiến mới của Nga trong phát triển công nghệ UAV.

Trong nỗ lực tăng cường khả năng tác chiến điện tử và tự chủ của thiết bị không người lái, Nga đã phát triển UAV V2U – một loại đạn lượn tự hành (loitering munition) có khả năng tự tìm diệt mục tiêu mà không cần kết nối GPS.

Điểm nổi bật của V2U nằm ở hệ thống định vị hoàn toàn mới, sử dụng hình ảnh trực quan kết hợp dữ liệu địa hình để xác định vị trí trong thời gian thực.

Nga nâng cấp UAV Geran-2 thành "sát thủ bóng đêm"

Thêm camera ảnh nhiệt cùng hệ thống điều khiển, nhắm mục tiêu bằng thuật toán phân tích thị giác, Nga đã tạo ra phiên bản đáng sợ nhất của UAV Shahed-136.

UAV Geran-2 là một biến thể từ phiên bản gốc Shahed-136 do Iran phát triển được Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Bản thân Geran-2 vốn đã là một máy bay không người lái tự sát (kamikaze) hạng nặng cực kỳ nguy hiểm, được sử dụng để phá hủy hạ tầng quân sự hoặc thiết bị cơ giới sâu trong địa phận địch.