Mất tiền oan vì tin vào Facebook tích xanh rao bán tour du lịch

Những tài khoản Facebook có dấu tích xanh đang bị kẻ gian lợi dụng để mạo danh doanh nghiệp du lịch uy tín rồi chiếm đoạt tiền. 

Theo Bộ Công an, bước vào mùa du lịch Hè năm 2025, lợi dụng nhu cầu tìm kiếm vé máy bay, combo du lịch, khu du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… của người dân tăng cao, các đối tượng lừa đảo đã mạo danh các doanh nghiệp lữ hành, khu du lịch, nghỉ dưỡng… đăng tải thông tin nhận đặt tour, đặt phòng khách sạn nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Mạo danh thương hiệu lớn để tạo lòng tin

Bộ Công an cho biết, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là: Thuê dịch vụ cấp tích xanh Facebook hoặc mua lại các tài khoản Facebook có tích xanh từ trước, đổi tên thành khu du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng hoặc các doanh nghiệp lữ hành có uy tín để tạo sự tin cậy cho người dân, chạy quảng cáo và đăng tải thông tin nhận đặt vé máy bay, phòng khách sạn… Các đối tượng đưa ra thông tin chương trình du lịch hấp dẫn, quỹ vé, quỹ phòng còn nhiều với giá thành tương đồng với các cơ sở chính thống để tránh sự nghi ngờ từ người dân. Nhiều trang Facebook đăng tải toàn bộ thông tin chính thống của cơ sở thật. Yêu cầu người dân chuyển tiền trước 50% để đặt cọc, sau đó cung cấp code đặt phòng giả mạo và yêu cầu nạn nhân thanh toán toàn bộ số tiền trước.

to-1.png
Hình ảnh page giả, mạo danh Dream Dragon Resort.

Chị T.N.H (TP.HCM) nhìn thấy một tài khoản Facebook tích xanh đăng bài khuyến mãi tour du lịch 3N2Đ đi Phú Quốc với giá chỉ 3,9 triệu đồng/người, cam kết khách sạn 4 sao và vé máy bay khứ hồi. Tin tưởng vì tài khoản có dấu tích xanh và đăng nhiều ảnh “check-in khách đoàn”, chị H nhanh chóng chuyển khoản đặt cọc 12 triệu đồng cho 3 người trong gia đình. Tuy nhiên sau khi chuyển khoản, fanpage lập tức chặn tài khoản chị. Số điện thoại liên hệ cũng không còn hoạt động.

Anh L.M.T (Hà Nội) theo dõi một fanpage tích xanh xưng là giám đốc một công ty du lịch nổi tiếng, thường xuyên livestream giới thiệu các combo nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, Nha Trang, Sapa. Khi thấy fanpage rao combo Đà Lạt 2N1Đ chỉ 1,6 triệu đồng/người (bao gồm xe đưa đón và khách sạn 3 sao), anh T chuyển khoản 4,8 triệu đồng để đặt chỗ cho cả nhóm bạn. Đến ngày khởi hành, anh mới tá hỏa phát hiện toàn bộ fanpage, số điện thoại và Zalo đều đã biến mất.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, điểm chung trong các vụ lừa đảo đặt tour du lịch là việc kẻ xấu tận dụng tâm lý ham ưu đãi của người dùng.

"Các đối tượng không cần sử dụng kỹ thuật tấn công phức tạp, mà chỉ cần đánh vào tâm lý: ai cũng muốn có vé rẻ, phòng khách sạn đẹp, dịch vụ tốt trong mùa cao điểm. Từ đó, chúng tạo ra các kịch bản hấp dẫn bằng fanpage, website giả, khiến người dùng tự nguyện rơi vào bẫy", ông Sơn phân tích.

Trên thực tế, nhiều người từng đi du lịch nhiều lần, có kinh nghiệm nhưng vẫn bị đánh lừa bởi những gói khuyến mãi khó tin.

"Ngay cả những trang có dấu tích xanh, dấu hiệu xác thực cũng có thể là giả. Bởi lẽ, đối tượng có thể mua lại fanpage tích xanh thật, rồi đổi tên thành tên doanh nghiệp du lịch nào đó. Đây là một lỗ hổng trong quản lý mạng xã hội mà người dùng ít khi để ý", ông Sơn cảnh báo.

Tỉnh táo kiểm tra nguồn gốc tài khoản

Trước thực trạng trên, Bộ Công an cảnh báo người dân cần kiểm tra kỹ lưỡng thông tin của các tài khoản mạng xã hội rao bán hoặc quảng cáo về các combo du lịch, phòng nghỉ khách sạn, khu nghỉ dưỡng…

Kiểm tra thông tin đăng tải từ nhiều nguồn khác nhau: Facebook, Tiktok, website chính thống của doanh nghiệp, cơ sở lưu trú… cũng như tính minh bạch của các tài khoản mạng xã hội.

Một điểm dễ nhận thấy là hầu hết các tài khoản giả mạo đều mới được thành lập hoặc mới được đổi tên và đăng bài quảng cáo trong thời gian ngắn. Người dân có thể dễ dàng kiểm tra thông tin này và không nên giao dịch với những tài khoản có dấu hiệu như trên.

Sau khi đã đặt cọc, cần check lại cụ thể thông tin về mã đặt phòng của mình. Liên hệ qua số điện thoại chính thống của các hãng hàng không, cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng… để kiểm tra mã của mình, kiểm tra mức độ uy tín của đại lý đặt vé, đặt phòng trước khi thanh toán toàn bộ số tiền.

Trình báo đến cơ quan công an nơi gần nhất khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng trước các Fanpage giả mạo thông tin khách sạn, phòng nghỉ du lịch.

Thực hiện kiểm tra, xác minh thông tin kỹ về vị trí, cơ sở vật chất của nơi ở cũng như lai lịch của người cung cấp. Tuyệt đối không chuyển tiền đặt cọc khi chưa xác minh được độ uy tín của đối tượng.

Người dân được khuyến cáo nên kiểm tra kỹ nguồn gốc của tài khoản; tính xác thực của đối tượng trước khi tiếp nhận bất cứ thông tin nào. Trong trường hợp trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo, người dân cần báo cáo ngay với cơ quan Công an để có thể hỗ trợ và giải quyết kịp thời.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng Ban Công nghệ (Hiệp hội An ninh mạng quốc gia) khuyến cáo: “Tấn công lừa đảo trực tuyến sẽ tiếp tục hoành hành trong năm 2025. Bên cạnh các biện pháp từ cơ quan quản lý, người dùng vẫn cần nâng cao cảnh giác, kỹ năng an toàn khi tham gia không gian mạng. Không chia sẻ thông tin cá nhân với những người không quen biết hoặc dịch vụ không tin tưởng. Cần xác minh kỹ lưỡng bất kỳ cuộc gọi hay trao đổi nào liên quan đến chuyển tiền. Sử dụng ứng dụng phòng chống lừa đảo nTrust để lọc và ngăn chặn các số điện thoại lừa đảo, website độc hại”.

n.png
nTrust là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, sử dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), giúp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo thông qua kiểm tra số điện thoại, số tài khoản, đường dẫn trang web (link) và mã QR.

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống về vấn đề này, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, thủ đoạn lợi dụng tài khoản Facebook tích xanh để lừa đảo người dùng là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và có thể bị xử lý hình sự theo quy định hiện hành. Tài khoản Facebook tích xanh thường được coi là tài khoản chính chủ, có độ tin cậy cao hơn, do đó, việc lợi dụng tính chất này để lừa đảo sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho người dùng và xã hội.

Theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được định nghĩa là việc sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Việc lợi dụng tài khoản Facebook tích xanh để giả mạo, lừa đảo người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có thể được xem là hành vi lừa đảo. Nếu giá trị tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu giá trị tài sản chiếm đoạt lớn hơn, mức phạt sẽ tăng lên, có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân trong trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, theo Điều 341 của Bộ luật Hình sự 2015, hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức cũng có thể được áp dụng nếu người lừa đảo sử dụng các tài liệu giả mạo để thực hiện hành vi lừa đảo. Hành vi này có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù lên đến 7 năm.

2.png
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội).

Theo đó, người sử dụng tài khoản tích xanh để thực hiện hành vi lừa đảo sẽ phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc. Người phạm tội không chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự mà còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng xã hội còn có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng đối với các hành vi vi phạm khác.

Để kiểm tra mức độ tin cậy của một trang Facebook, người dùng có thể xem các thông tin về tính minh bạch của trang Facebook này. Để thực hiện điều này, bạn truy cập vào trang Facebook muốn kiểm tra thông tin, nhấn vào mục "Giới thiệu". Tại giao diện hiện ra, bạn nhấn vào mục "Tính minh bạch của trang" và nhấn nút "Xem tất cả".

Tại hộp thoại hiện ra, bạn sẽ thấy rõ thông tin chi tiết về trang Facebook, bao gồm ngày lập trang, những lần đổi tên trang và danh sách các quản trị viên của trang Facebook.

Nếu một trang Facebook mới được thành lập hoặc thường xuyên đổi tên trang, mà tên gọi không liên quan đến nhau, rất có thể đây là một trang Facebook được lập ra với mục đích lừa đảo.

Sở dĩ có điều này vì tin tặc có thể tấn công và chiếm đoạt một trang Facebook có lượng người theo dõi lớn, sau đó đổi tên trang và gắn dấu tích xanh để thực hiện hành vi lừa đảo. Ngoài ra, dựa vào thông tin quản trị viên của trang Facebook, bạn cũng có thể đoán được đó có phải là trang giả mạo hay không.

Nếu một trang Facebook thường cung cấp thông tin về Việt Nam hoặc mang tên một người nổi tiếng tại Việt Nam, nhưng lại có danh sách quản trị viên ở nước ngoài thì gần như chắc chắn đây cũng sẽ là trang Facebook giả mạo nhằm lừa người dùng truy cập vào các trang web có chứa mã độc.

Một điều người dùng cần kiểm tra kỹ đó là lượt tương tác với các bài viết trên trang Facebook. Nhiều người thường chủ quan khi thấy các bài đăng giới thiệu sản phẩm, chào bán dịch vụ… có lượt tương tác cao hoặc nhiều bình luận khen ngợi, hưởng ứng… nên tin tưởng vào nội dung của bài viết.

Tuy nhiên, các trang Facebook giả mạo thường sử dụng các công cụ để tăng lượt tương tác ảo, bao gồm số lượng người nhấn "Thích" hoặc các bình luận trên bài viết.

Để kiểm tra xem lượt tương tác trên trang Facebook có phải là giả hay không, bạn mở danh sách các tài khoản đã tương tác với bài viết và truy cập vào trang cá nhân của những tài khoản này. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chủ yếu những tài khoản tương tác đều là tài khoản giả mạo, mới được lập hoặc hầu như không hoạt động trên Facebook.

Cổng Thông tin điện tử Công an tỉnh Nghệ An

AI biến Gojo, Luffy, Goku thành “quái vật” bóng đá sân cỏ

Từ Goku đến Sasuke, hàng loạt nhân vật anime đình đám được AI “chuyển nghề” thành cầu thủ khiến fan phấn khích: Ai sẽ là vua phá lưới sân cỏ anime?

thu-1.png
AI tiếp tục gây sốt khi tái hiện các nhân vật anime nổi tiếng dưới hình dạng cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp.
thu-2.png
Gojo Satoru được AI biến thành tiền vệ hào hoa với nhãn quan chiến thuật như “thấy trước tương lai”.

Danh sách smartphone giá rẻ đáng mua nhất 2025

The Verge vừa công bố loạt điện thoại giá rẻ đáng mua nhất hiện nay, gồm cả iPhone và Android, với hiệu năng tốt và tính năng cao cấp vượt tầm giá.

sa-1.png
iPhone 16E có giá 599 USD, là chiếc iPhone mới rẻ nhất nhưng thiếu MagSafe và camera góc rộng.
sa-2.png
Bù lại, máy có chip A18, màn hình OLED 6.1 inch và hỗ trợ Apple Intelligence, tính năng AI mới mà iPhone 14 và 15 không có.

Bật GPS liên tục có thể khiến bạn bị theo dõi và lộ bí mật

GPS trên smartphone tiện lợi nhưng tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ vị trí, bị theo dõi và đánh cắp thông tin cá nhân nếu người dùng không biết cách kiểm soát.

g-1.png
GPS giúp định vị, gọi xe, tìm đồ ăn và hỗ trợ tìm thiết bị thất lạc một cách hiệu quả.
g-2.png
Tuy nhiên, việc bật GPS liên tục có thể khiến dữ liệu vị trí của bạn bị theo dõi và lưu trữ mà bạn không hề hay biết.