Phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ mùa hè

Mùa hè, khoảng thời gian được mong đợi nhất trong năm đối với trẻ em lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn thương tích nếu thiếu sự giám sát từ người lớn.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 370.000 trẻ em bị tai nạn thương tích, trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Riêng trong dịp hè, số ca tai nạn tăng cao do trẻ được nghỉ học, dành nhiều thời gian ở nhà hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, nhưng không phải lúc nào cũng có người lớn bên cạnh.

Đuối nước vẫn là mối đe dọa lớn nhất, đặc biệt ở các khu vực có ao hồ, sông suối, hoặc khi trẻ tự ý đi bơi không có người lớn giám sát. Ngoài ra, trẻ nhỏ còn dễ gặp tai nạn do chơi đùa gần khu vực bếp, ổ điện, leo trèo cây cao hoặc sử dụng xe đạp, xe trượt mà không có đồ bảo hộ.

Bên cạnh đó, việc phụ huynh chủ quan khi để con ở nhà một mình, hoặc không kiểm tra kỹ môi trường sống, cũng có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.

Để phòng ngừa tai nạn điện, phụ huynh nên đặt ổ điện ngoài tầm với của trẻ. Ổ cắm điện luôn phải có nắp đậy, hướng dẫn cho trẻ biết cách sử dụng điện đúng cách, an toàn, không chọc vào ổ điện, leo trèo cột điện, thả diều nơi có đường dây điện đi qua. Trong gia đình, trường, lớp học, đường dây điện và các thiết bị điện phải bảo đảm an toàn, không bị hở và được kiểm tra thường xuyên.

1-9482.jpg
Huấn luyện viên hướng dẫn các em kỹ năng xử lý khi gặp trường hợp đuối nước. (ảnh nguồn longan.gov)

Để phòng tránh đuối nước, các địa phương cần nhân rộng các lớp dạy bơi miễn phí. Đối với trẻ em khi đi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên. Ở những gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để lu, thùng chứa nước, nếu có phải đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được. Nhà có hồ, ao cần phải rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được. Ngoài ra, cần giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước và dạy trẻ bơi an toàn.

Bên cạnh đó, để phòng tránh tai nạn thương tích không đáng xảy ra cho các em trong dịp hè, công tác truyền thông nâng cao nhận thức cũng như vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, đoàn thể và cộng đồng với việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em phải đặt lên hàng đầu.

Cụ thể: tại các trường học, Ban Giám hiệu nhà trường cần chủ động phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Luật Giao thông đường bộ cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức cần thiết, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông cho trẻ em tại cộng đồng. Ngoài ra, Sở Giáo dục & Đào tạo thường xuyên phối hợp với tỉnh đoàn tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn như tổ chức các lớp năng khiếu: võ thuật, cầu lông, bóng đá, múa, đàn... cho trẻ em mọi lứa tuổi.
Để giảm tai nạn và tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ thì biện pháp chính là sự vào cuộc của toàn xã hội mà các bậc cha mẹ là nhân tố điển hình. Trong mỗi gia đình có trẻ nhỏ, người lớn phải có trách nhiệm hơn với trẻ, không chỉ là việc học, việc ăn uống mà phải chăm lo mọi sinh hoạt cho trẻ, nhất là sắp xếp khoa học, ngăn nắp ngôi nhà của mình để hạn chế thương tích do chính vật dụng trong nhà gây ra.

Cha mẹ và người thân cần theo dõi các em thường xuyên, con cái đi đâu, làm gì, cha mẹ phải biết. Nếu có thể nên cùng vui chơi, dạy con cách chơi cẩn thận..., tuyệt đối không đi tắm sông, suối, nhảy trên cao xuống nước để vui đùa. Mỗi địa phương cần xây dựng một cộng đồng an toàn cho trẻ, trong đó chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, phòng ngừa thương tích với mỗi trẻ.

Nghịch dao, trẻ bị đứt lìa nhiều đốt ngón tay

Nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích do sinh hoạt không thể phục hồi như đứt lìa ngón tay, bàn tay,… thậm chí có trường hợp tai nạn gây nguy hiểm tới tính mạng, nên cần chú ý phòng tránh.

Ngày 27/3, Bệnh viện sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng vừa tiếp nhận, phẫu thuật cho bệnh nhi P.M.K (45 tháng tuổi, trú tại Diễn Châu) bị tổn thương ở bàn tay trái, vết thương do dao sắc cắt lìa.

Theo gia đình cho biết, trước đó tại nhà, 2 anh em ngồi chơi và chặt quả dừa cùng nhau. Khi nghe tiếng khóc lớn, gia đình chạy vào thì thấy bé P.M.K. bị dao cắt chảy rất nhiều máu. Ngay lập tức, gia đình đưa bé tới bệnh viện huyện sơ cứu và chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cấp cứu vào tối ngày 22/3.

Bác sĩ mách cách tránh các bệnh tấn công trẻ khi vào hè

Mùa hè với thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, khiến trẻ em dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cần trang bị các kiến thức để phòng tránh và chăm sóc trẻ.

Nguyên tắc phòng các bệnh mùa hè

Các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em, bố mẹ cần lưu ý gồm: Tiêu chảy cấp, ngộ độc thực phẩm; Nhiễm siêu vi (sốt virus, cảm cúm, sởi, thủy đậu, rubella…); Bệnh tay chân miệng; Viêm đường hô hấp (viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm họng…); Rôm sảy, viêm da do nóng ẩm; Sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, viêm màng não...

Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ em sau kỳ nghỉ lễ dài

Một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và đầy đủ dưỡng chất, kết hợp cùng lối sống khoa học, sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ trong tương lai.

Sau kỳ nghỉ lễ, cha mẹ cần quan tâm và từng bước đưa trẻ trở lại với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Việc cân bằng lại dinh dưỡng cho trẻ không chỉ là điều chỉnh khẩu phần ăn mà còn liên quan đến việc xây dựng thói quen sống tích cực, khoa học hơn.

Hình minh hoạ/ Nguồn: Internet
Hình minh hoạ/ Nguồn: Internet