Thương tâm bé 2 tuổi bị chó cắn nham nhở khắp vùng mặt

Bị chó nhà nuôi tấn công, bé 2 tuổi ở Tuyên Quang nhập viện với nhiều vết thương rách da sâu, nham nhở ở khắp mặt.

Bé L.K.C. (2 tuổi, trú tại xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) được chuyển từ Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hóa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang trong tình trạng có nhiều vết rách da phức tạp vùng mặt do bị chó cắn.

Ngay khi nhập viện, bé được thăm khám và xử trí khẩn cấp. Bệnh nhi được tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại ngay tại bệnh viện. Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, ê-kíp phẫu thuật do BSCKI. Vương Ngọc Thịnh, khoa Răng Hàm Mặt phối hợp cùng khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức đã tiến hành ca mổ cấp cứu trong tối cùng ngày.

"Bé có nhiều vết rách sâu và nham nhở ở mặt. Chúng tôi đã làm sạch nhiều lần bằng dung dịch sát trùng, cắt lọc dị vật, khâu phục hồi tổ chức giải phẫu theo từng lớp. Ca mổ diễn ra dưới gây mê nội khí quản với theo dõi chặt chẽ", bác sĩ Thịnh cho biết.

Sau phẫu thuật, bệnh nhi tỉnh táo, không sốt, không nôn, ăn uống được và đang điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt. Do có phản ứng mẩn đỏ khi test với huyết thanh SAT phòng uốn ván, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và điều trị chuyên sâu.

Bé gái bị thương phức tạp vùng mặt do chó cắn - Ảnh: BVCC

Bé gái bị thương phức tạp vùng mặt do chó cắn - Ảnh: BVCC

Theo các bác sĩ, vết cắn của chó không chỉ gây tổn thương mô mềm mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây truyền virus dại – căn bệnh có tỷ lệ tử vong gần như 100% nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị tấn công và tổn thương nặng do thể trạng nhỏ, phản xạ kém.

Ngoài ra, vết chó cắn còn là đường xâm nhập của vi khuẩn gây uốn ván. Trẻ bị uốn ván thường xuất hiện các cơn co giật, co cứng cơ thể và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm.

Bác sĩ khuyến cáo, ngay khi trẻ bị chó cắn, cần rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong 15 phút, cầm máu, băng tạm rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Đảm bảo trẻ được tiêm phòng dại và uốn ván đúng phác đồ.

Bé gái 5 tuổi bị chó lớn trong nhà tấn công 10 vết thương vào đầu

Phòng tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Các ca bệnh này tiếp tục cảnh báo về sự chủ quan trong quản lý vật nuôi và xử trí sau tai nạn.

Người phụ nữ mắc lupus bị chó cắn – con vật chết ngay sau đó

Một phụ nữ 45 tuổi ở Hà Nội bị chính chó nhà cắn vào tay. Con vật chỉ nặng khoảng 5–6kg nhưng đã chết ngay sau đó – dấu hiệu đáng ngờ có thể liên quan đến bệnh dại, dù cần xét nghiệm để xác định chính xác.

3 khoa cùng phẫu thuật cứu bệnh nhân bị chó pitbull cắn chấn thương nguy kịch

Dắt bò vào sân hàng xóm, người phụ nữ bị chó pitbull cắn đứt tai và chấn thương khắp cơ thể nguy kịch. Nhiều trường hợp bị chó cắn nên cần biết cách phòng ngừa.

BS Phạm Quốc Khanh, khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TPHCM) cho biết, bệnh viện đang điều trị cho một trường hợp bệnh nhân bị chó cắn gây thương tích nặng nề.

Bệnh nhân là chị M.H. (41 tuổi), sống tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, làm nghề chăn bò. Theo thông tin ban đầu, ngày 6/4, bệnh nhân xin dắt đàn bò vào sân rộng ở nhà một hàng xóm để cho bò ăn cỏ.

Đang chơi đùa, bé gái 11 tuổi bị chó nhà cắn thủng thực quản

Bị chó nhà cắn vào vùng cổ nhưng gia đình chủ quan không đưa bé đi viện ngay, đến bữa ăn mới phát hiện từ vết thương ở cổ chảy ra dịch nước bọt và cả thức ăn...

Ngày 10/4, Bệnh viện Việt Đức thông tin về trường hợp bệnh nhi bị chó nhà cắn thủng thực quản nguy hiểm, vết thương chảy dịch nước bọt và thức ăn ra ngoài.

Theo đó, ngày 31/3, bé gái được đưa đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu vì bị chó cắn.