Người phụ nữ 52 tuổi sinh đôi 2 bé gái khỏe mạnh

Các bác sĩ khoa Phụ sản Bệnh viện 354 (Hà Nội) vừa thực hiện ca mổ sinh an toàn cho sản phụ 52 tuổi mang thai đôi bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Với sự phát triển của y học hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật IVF đã giúp rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi có cơ hội thực hiện ước mơ làm mẹ. Đây là một tiến bộ lớn và ngày càng nhiều trường hợp phụ nữ ngoài 50 tuổi trên thế giới làm IVF thành công.

Các bác sĩ khoa Phụ sản, Bệnh viện 354 (Hà Nội) vừa thực hiện ca mổ đẻ an toàn cho sản phụ 52 tuổi mang thai đôi bằng kỹ thuật IVF.

Trước đó, sản phụ Đ.T.L.H. (52 tuổi, ở Hà Nội) đã làm IVF ở một bệnh viện khác và chuyển 2 phôi, hình ảnh siêu âm có 3 nhân xơ tử cung 2-4cm. Quá trình mang thai, sản phụ được điều trị giữ thai, khâu vòng cổ tử cung, xét nghiệm quản lý thai chặt chẽ giữ được thai đến 37 tuần 1 ngày.

Ngày 19/5, sản phụ được chỉ định mổ lấy thai. Các bác sĩ Bệnh viện 354 đã thực hiện ca mổ đẻ thành công cho sản phụ, bóc u xơ, thắt động mạch tử cung cầm máu, giữ được tử cung. 2 bé gái đều nặng 2,8 kg chào đời khỏe mạnh. Hiện tại sức khỏe của cả mẹ và hai bé ổn định.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Minh Phương, Chủ nhiệm khoa Phụ sản, Bệnh viện 354 cho biết, khi mang thai ở tuổi trên 50, sức khỏe tổng thể và sức đề kháng của người mẹ kém hơn nên sẽ mệt mỏi nhiều hơn và dễ gặp các biến chứng như huyết áp cao, tiền sản giật, nhau tiền đạo, đái tháo đường thai kỳ, dọa đẻ non, đẻ non...

Sản phụ hạ sinh 2 bé gái đều nặng 2,8 kg. (Ảnh SKĐS)
Sản phụ hạ sinh 2 bé gái đều nặng 2,8 kg. (Ảnh SKĐS)

Ngoài ra, phụ nữ lớn tuổi thường có các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch... Những bệnh lý này có thể trở nên trầm trọng hơn trong thai kỳ, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Trẻ sinh ra từ những người mẹ lớn tuổi có nguy cơ cao mắc dị tật. Thai nhi có thể không phát triển tốt trong môi trường tử cung của người mẹ lớn tuổi dẫn đến sinh non và nhẹ cân, thai lưu...

Bác sĩ Phương khuyến cáo, phụ nữ không nên mang thai khi tuổi cao, đặc biệt mang song thai càng nguy hiểm. Nếu thực hiện IVF thì nên chuyển một phôi, đồng thời phải theo dõi quản lý thai chặt chẽ tại cơ sở y tế chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm an toàn cho cả mẹ và con.

Ca sinh đôi chung bánh rau, buồng ối có một bé “đẻ bọc điều”

Đẻ bọc điều đã là hy hữu, khoảng 80.000 ca mới có thể xuất hiện một ca, nhưng song sinh chung bánh rau và buồng ối, một bé “đẻ bọc điều” thì vô cùng đặc biệt.

Vô cùng hiếm gặp

Sản phụ P. (1999, Hòa Bình) vừa sinh hai bé trai khỏe mạnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Điều hiếm gặp là một trong hai bé chào đời còn nguyên trong túi ối, hiện tượng được gọi là “đẻ bọc điều”. Trường hợp này càng đặc biệt hơn khi sản phụ mang song thai một bánh rau – hai buồng ối, màng ối dễ vỡ hơn và khó giữ được trọn vẹn cho đến lúc sinh.

Hành trình vượt cạn của mẹ 40 tuổi rau cài răng lược

Người mẹ mang thai lần 4, rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược, tiểu đường thai kỳ... đã vượt qua hành trình đầy gian nan để sinh con an toàn.

Mỗi giây là cuộc chạy đua với thời gian và giới hạn sinh mạng

Sản phụ V.T.M, 40 tuổi, quê ở Việt Trì – Phú Thọ, mang thai lần thứ 4 tiền sử 3 lần mổ đẻ, được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và đang điều trị bằng insulin mỗi ngày.

Phẫu thuật cắt ruột thừa cho sản phụ, bảo toàn thai 25 tuần

Viêm ruột thừa cấp ở thai phụ thường khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý như viêm phần phụ, chửa ngoài dạ con, dọa sảy thai, nang buồng trứng xoắn...

Ngày 19/5, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bác sĩ Sản khoa, Ngoại khoa và Gây mê hồi sức, một trường hợp thai phụ đã được thực hiện nội soi cắt ruột thừa thành công.

Sau ca phẫu thuật thai phụ an toàn, thai nhi phát triển bình thường.