Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để dịch bùng phát là nhiệm vụ chính trị

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu phải có giải pháp chống dịch COVID-19 rất cụ thể, thực hiện thật nghiêm, giữ tuyệt đối an toàn, không để dịch bùng phát.
 

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc (3 cấp) của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, sáng 3/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Chúng ta phải có giải pháp rất cụ thể, thực hiện thật nghiêm, giữ tuyệt đối an toàn, không để dịch bùng phát. Đây là nhiệm vụ chính trị.
Phó Thủ tướng chỉ rõ hai nguy cơ lây nhiễm COVID-19 lớn nhất hiện nay là người nhập cảnh vào Việt Nam và mầm bệnh lưu hành trong cộng đồng.
Báo cáo từ các địa phương, kết quả giám sát, kiểm tra của Bộ Y tế, Bộ Công an cho thấy, thời gian qua có thực tế đối tượng nhập cảnh hợp pháp (trong đó có chuyên gia, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài, người Việt Nam từ vùng dịch) chưa được quản lý chặt chẽ sau thời gian 14 ngày cách ly tập trung, trong khi thực tế có người phát bệnh ở ngày thứ 20 sau khi nhập cảnh. Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, ít nhất trong vòng 28 ngày, bao gồm 14 ngày cách ly tập trung và 14 ngày giám sát y tế.
Người nhập cảnh phải khai báo y tế điện tử bắt buộc và cập nhật tình hình sức khoẻ cá nhân ít nhất 1 lần/ngày.
“Chính quyền địa phương tuyệt đối không để người nước ngoài nhập cảnh không thuộc đối tượng chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, không phải là lao động của doanh nghiệp có nhu cầu”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Pho Thu tuong Vu Duc Dam: Khong de dich bung phat la nhiem vu chinh tri
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Hai nguy cơ lây nhiễm lớn nhất hiện nay là người nhập cảnh vào Việt Nam và mầm bệnh lưu hành trong cộng đồng. (Ảnh: VGP)
Từng địa phương phải nắm được từng ngày có bao nhiêu người nhập cảnh trên địa bàn, cập nhập thông tin sức khỏe, lưu trú… liên tục.
Các khách sạn, cơ sở lưu trú phục vụ người cách ly phải thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch, cập nhật thông tin hàng ngày về thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Đối với việc phát hiện, phòng, chống lây nhiễm trong cộng đồng, Phó Thủ tướng cho rằng vai trò của người dân rất quan trọng.
Trước đó, ngày 17/4, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) với 63 địa phương, Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh: Chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội.
Mới đây, ngày 1/10, với sự hợp tác của Đề án Hệ tri thức Việt số hóa, Bộ Y tế, ứng dụng Bản đồ An toàn C (Antoancovid.vn) chính thức vận hành, được cập nhật theo thời gian thực. Trước hết các cơ sở bệnh viện, trường học sẽ được cung cấp tài khoản để cập nhật những việc phải thực hiện theo Bộ tiêu chí đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Mức độ an toàn sẽ được chấm điểm. Những cơ sở chưa đảm bảo an toàn sẽ bị yêu cầu tạm dừng hoạt động.
“Chúng ta phải hình thành thói quen chung sống an toàn với dịch. Bộ Y tế đã lên chương trình quản lý sức khỏe toàn dân, tới đây phải khẩn trương thiết lập trước hết đối với người già, người có bệnh nền, bệnh mãn tính dài ngày. Cùng với đề án khám chữa bệnh từ xa, ngành y tế phải xây dựng hệ thống đăng ký khám chữa bệnh từ xa”, Phó Thủ tướng nói.

Sáng 8/9: Việt Nam 6 ngày không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng

Bản tin 6h của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận. Hiện đã có 854 người bệnh COVID-19 được chữa khỏi.  

 Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 6h ngày 08/9: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: ghi nhận 551 ca.

- Tính từ 18h ngày 07/9 đến 6h ngày 08/9: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Như vậy, đến thời điểm này, đã 6 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.474, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 834

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.365

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 23.274

Sang 8/9: Viet Nam 6 ngay khong co ca mac COVID-19 o cong dong
 

Hơn 600 cột điện gãy, đổ do bão số 5: Bộ Xây dựng chỉ nguyên nhân gì?

(Kiến Thức) - Bên cạnh nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan do việc thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng, bảo trì còn những tồn tại, chưa đáp ứng quy định; thiếu tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực cột điện bê tông cốt thép theo quy định.

Mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về công tác quản lý chất lượng cột điện bê tông cốt thép ly tâm sử dụng trong truyền tải điện.
Theo Bộ Xây dựng, ngày 25/9, Bộ này đã đã tổ chức cuộc họp với đại diện Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Trung và các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng và một số chuyên gia về xây dựng.

Bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 24 tử vong

Sáng 16/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 thông báo về thông báo trường hợp mắc COVID-19 tử vong vì bệnh lý nền nặng. Đây là ca bệnh COVID-19 tử vong thứ 24 ở Việt Nam.

Sáng ngày 16/8/2020, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19.