Hơn 600 cột điện gãy, đổ do bão số 5: Bộ Xây dựng chỉ nguyên nhân gì?

(Kiến Thức) - Bên cạnh nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan do việc thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng, bảo trì còn những tồn tại, chưa đáp ứng quy định; thiếu tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực cột điện bê tông cốt thép theo quy định.

Mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về công tác quản lý chất lượng cột điện bê tông cốt thép ly tâm sử dụng trong truyền tải điện.
Theo Bộ Xây dựng, ngày 25/9, Bộ này đã đã tổ chức cuộc họp với đại diện Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Trung và các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng và một số chuyên gia về xây dựng.
Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị, chuyên gia đã báo cáo và trao đổi các kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về nguyên nhân sự cố gãy đổ cột điện trong thời gian vừa qua.
Hon 600 cot dien gay, do do bao so 5: Bo Xay dung chi nguyen nhan gi?
 Bên cạnh nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan do việc thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng, bảo trì còn những tồn tại, chưa đáp ứng quy định; thiếu tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực cột điện bê tông cốt thép theo quy định. Ảnh: Zing.
Kết quả khảo sát cho thấy, hệ thống lưới điện trung và hạ áp trên toàn quốc có sử dụng cột điện bê tông cốt thép, trong đó có cột điện bê tông cốt thép ly tâm được đầu tư xây dựng bởi nhiều chủ thể khác nhau, diễn ra trong nhiều giai đoạn. Các tiêu chuẩn thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật hiện hành về cơ bản là khá đầy đủ.
Tình trạng gãy đổ các cột điện bê tông cốt thép, trong đó có cả các cột điện bê tông cốt thép ly tâm dự ứng lực được sản xuất trong thời gian gần đây có nhiều nguyên nhân.
Trong đó, nguyên nhân khách quan là do số lượng cột điện bê tông cốt thép là rất lớn, có nhiều nguồn gốc khác nhau, được xây dựng bởi nhiều chủ thể trong nhiều giai đoạn và do các tác động bất lợi như cây đổ, sạt lở đất.
Nguyên nhân chủ quan là do việc thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng, bảo trì còn những tồn tại, chưa đáp ứng quy định; thiếu tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực cột điện bê tông cốt thép theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép hiện hành.
Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Công Thương là Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia xem xét tổ chức thực hiện một số công việc sau:
Tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại các loại cột điện bê tông cốt thép hiện hữu đang khai thác trong hệ thống; có các biện pháp, kế hoạch và lộ trình phù hợp để gia cường, sửa chữa, thay thế các cột có nguy cơ không đảm bảo an toàn chịu lực trước mùa mưa bão.
Rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp dựng, nghiệm thu và khai thác cột điện bê tông cốt thép tại Quyết định số 1299/QĐ-EVN ngày 03/11/2017 quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quy trình vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa đường dây trung áp ban hành kèm theo Quyết định số 275/QĐ-EVN-KTLĐ-KTAT ngày 31/01/2005 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Trong đó cần lưu ý quy định các đơn vị thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng cột bê tông cốt thép, trong đó có cột bê tông cốt thép ly tâm khi chế tạo, lựa chọn và thi công lắp dựng phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về thiết kế kết cấu, nền móng (bao gồm TCVN 5574: 2018 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, TCVN 2737: 1995 - Tải trọng và tác động…).
Xem xét giao đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và năng lực phù hợp thực hiện tính toán kết cấu, lập bản vẽ thiết kế điển hình đối với các loại cột điện bê tông cốt thép để đảm bảo an toàn và đồng bộ.
Trước đó, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/10, báo chí đề cập đến việc bão số 5 làm khoảng 600 cột điện ở miền Trung bị gãy đổ và đặt câu hỏi với Bộ Công Thương - cơ quan chủ quản có chỉ đạo gì với các đơn vị thành viên làm rõ chất lượng cột điện và có kế hoạch cử đoàn thanh tra về vấn đề này hay không? Đồng thời đặt câu hỏi với Bộ Xây dựng, về góc độ chuyên môn thì chất lượng của cột điện đang như thế nào?
Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, bão số 5 đổ bộ vào khu vực miền Trung đã gây ra thiệt hại đáng kể đối với nhân dân và cả các cơ sở hạ tầng trong khu vực. Trong đó, lưới cung cấp điện cũng bị ảnh hưởng và thiệt hại, gây mất điện trên diện rộng, đặc biệt là tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam. Quảng Trị.
Theo số lượng mà EVN báo cáo cho thấy có tới hơn 300 cột điện trung thế và hạ thế thuộc quản lý vận hành của Tổng công ty Điện lực miền Trung bị đổ gãy do ảnh hưởng của bão.
Ngay trong bão và sau khi bão kết thúc, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo và nhờ sự nỗ lực của EVN, trực tiếp là cán bộ, công nhân của Tổng công ty Điện lực miền Trung, đã huy động lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, vật tư để khắc phục sự cố. Chỉ trong vòng 3 ngày, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã khắc phục, cấp điện trở lại cho 100% khách hàng, đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng ở trong vùng bị tác động của cơn bão số 5.
Liên quan đến chất lượng của cột điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, cột điện là một phần của công trình lưới điện, được các đơn vị điện lực xây dựng thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật Xây dựng cũng như Nghị định số 46 ban hành ngày 12/5/2015 của Chính phủ quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát và nhà thi công, kể cả cung cấp vật liệu sản phẩm, kết cấu, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
Về quản lý Nhà nước, Bộ Xây dựng là đơn vị phụ trách và cũng đã rất kịp thời ban hành công văn số 4777 ngày 2/10/2020 tăng cường công tác quản lý chất lượng cột điện bê công cốt thép li tâm sử dụng trên các công trình đường dây chuyển tải điện trên không, yêu cầu tất cả các công trình có các cột điện bê tông cốt thép li tâm phải lưu ý và có biện pháp kiểm tra để khắc phục tốt nhất những nguy cơ, ví dụ như do cơn bão số 5 gây ra.
Về phía Bộ Công Thương, ở lĩnh vực điện, cùng với sở hữu của EVN và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ đã yêu cầu ngành điện và EVN trực tiếp rà soát, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp tổng thể trong công tác thiết kế, quản lý xây dựng công trình, mua sắm hàng hóa và quản lý vận hành các công trình này.
Thứ hai cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện và tăng cường kiểm tra, quản lý công tác vận hành, kịp thời phát hiện, xử lý các điểm xung yếu trên lưới điện để bảo đảm an toàn lưới điện...
Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, bão số 5 gây thiệt hại về lưới điện tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi với 616 cột điện gãy, đổ và nghiêng. Trong đó, có 304 cột bị gãy (chiếm tỉ lệ 0,06% trong tổng số 531.135 cột điện), 169 cột bị đổ, 143 cột bị nghiêng. Trong 304 cột bị gãy có 34 cột dự ứng lực (11,2%) và 270 cột bê tông thường (88,8%). Riêng Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại nặng nhất với có 272 cột điện bị gãy, trong đó có 30 cột dự ứng lực (11,02%).
EVNCPC cho rằng nguyên nhân chính khiến hệ thống điện hư hỏng nặng là do cây xanh ngã đổ vào đường dây, gây lực tác động kép bất thường (vừa gió bão, vừa cây đổ vào đường dây), quá khả năng chịu đựng của kết cấu cột, xà sứ, dây dẫn... dẫn đến hư hỏng kết cấu hạ tầng lưới điện và gãy cột. Ở một số vị trí cột điện nằm ngoài khu dân cư, ở các vị trí góc, khi có gió giật mạnh và hướng gió thay đổi làm xoáy và đứt các dây néo cũng là nguyên nhân làm gãy, đổ cột...
>>> Mời độc giả xem thêm video Điện lực Thừa Thiên - Huế lên tiếng việc 200 cột điện gãy, ngã

Nguồn: THĐT1

Sẽ giám định tâm thần với cô dâu “bom” 150 mâm cỗ ở Điện Biên

Đại tá Tráng A Tủa - Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết, các cơ quan tố tụng sẽ trưng cầu giá trị tài sản và giám định tinh thần đối với C.T.U để làm căn cứ xử lý.

Liên quan đến vụ việc cô dâu "bom" 150 mâm cỗ cưới của nhà hàng, ngày 2/10 Công an thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cho biết, đơn vị vẫn đang điều tra, làm rõ.
Se giam dinh tam than voi co dau “bom” 150 mam co o Dien Bien
U. tại cơ quan công an 

Người gây ra vụ việc được xác định là C.T.U. (sinh năm 1996, có hộ khẩu thường trú tại bản Co Hói, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).

Đại tá Tráng A Tủa - Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết, các cơ quan tố tụng sẽ trưng cầu giá trị tài sản và giám định tinh thần đối với C.T.U. để làm căn cứ xử lý.

Trước đây, U. là sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Mầm non năm 2018, hiện vẫn chưa có việc làm. Tại địa phương, U. chưa có tiền án tiền sự nào, cũng chưa gây ra chuyện gì đáng lưu ý. Bố mẹ U. là người dân tộc Thái, kinh tế rất khó khăn.

Se giam dinh tam than voi co dau “bom” 150 mam co o Dien Bien-Hinh-2

Chủ nhà hàng chia sẻ với PV

Người chị cả của U. cho biết, họ không biết gì về chuyện này. Theo người chị này, U. là con thứ 9 trong gia đình có 9 anh chị em. Chị là chị cả, bố mẹ đã ngoài 80 tuổi. Do từ nhỏ U. sống cùng chị nên cô gái này vẫn thường xuyên gọi chị bằng mẹ thay vì gọi bằng chị.

"U. nói chưa có người yêu, còn đi làm, sao lấy chồng được. Hôm trên mạng đăng tải thông tin bom 150 cỗ có cả hình ảnh U. gia đình tôi mới biết chuyện. Gia đình thắc mắc hỏi thì bảo không làm không biết, tự dưng lại thông tin như thế lên", người chị gái chia sẻ.

Se giam dinh tam than voi co dau “bom” 150 mam co o Dien Bien-Hinh-3

Bên trong nhà hàng nơi cô dâu bom 150 mâm cỗ. 

Phía gia đình U. cũng nắm được thông tin con gái bị công an mời về trụ sở làm việc. Theo người thân, U. đi làm từ lâu nhưng thi thoảng người nhà vẫn gửi tiền cho em gái. Gia đình cũng không nắm được cô gái này làm công việc gì, lâu cũng không về nhà.

"Thi thoảng bạn gọi cho bố mẹ bảo gửi tiền cho U., gặp không cho gặp, nói U. bị bệnh, bảo đi khám bệnh ở Hà Nội, gia đình cũng vất vả nhiều", người chị chia sẻ.

 Tại cơ quan công an, U. khai nhận, do thường xuyên qua lại quán Tâm Phúc ăn nhậu nên quen biết anh Vũ Thế Long (chủ nhà hàng).

U. khoe đang công tác tại một cơ quan nhà nước trên địa bàn, thấy anh Long tin tưởng nên U. nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, khoảng tháng 8/2020, U. có đặt anh Long làm 7 mâm cơm (trị giá 7 triệu đồng) để tiếp khách cơ quan và yêu cầu ship đến địa chỉ do U. cung cấp và nợ chưa trả tiền.

Khi anh Vũ Thế Long gọi điện đòi số nợ 7 triệu đồng, do không có tiền trả và thấy anh Long không nghi ngờ gì nên U. nói dối là sau này sẽ tổ chức đám cưới tại nhà hàng của anh rồi trả một thể.

Ngày 22/9/2020, U. gọi điện thoại cho anh Long yêu cầu cung cấp 156kg gà sống, 40kg giò, 180 hộp mía (trị giá gần 23 triệu đồng) để tổ chức báo hỷ tại nhà gái và đặt anh dựng phông, rạp và 150 mâm cỗ cưới tại nhà hàng của anh vào ngày 30/9/2020.

Theo hợp đồng "miệng", từ ngày 24 - 26/9, anh Long đã chuyển đủ số thực phẩm 156kg gà, 40kg giò, 180 hộp mía cho U. và ngày 30/9/2020 cũng đã chuẩn bị đầy đủ 150 mâm cỗ cưới theo yêu cầu.

Tuy nhiên đến trưa ngày 30/9 do không liên lạc được với U. nên anh Long đã trình báo sự việc với cơ quan chức năng.

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế: Cần làm rõ chất lượng cột điện

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo công ty điện lực kiểm tra, xem xét để có đánh giá cụ thể về mức độ thiệt hại và nguyên nhân khiến hàng loạt trụ điện bị gãy, đổ.
 
 

Ngày 23/9, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho rằng để làm rõ những hoài nghi của người dân về chất lượng cột điện thì các cơ quan kiểm định, ngành điện phải đánh giá lại một cách thấu đáo, trả lời cho công chúng.

Sẽ đưa vụ cột điện gãy ra nghị trường

Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thiên Định cho hay trong cuộc họp giao ban mới đây, UBND tỉnh đã chỉ đạo công ty điện lực kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại, nguyên nhân khiến hàng loạt trụ điện trên địa bàn gãy, đổ.

Sau khi có kết quả đánh giá, UBND tỉnh sẽ đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam có giải pháp đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão. Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng cho rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan phải chịu trách nhiệm việc hàng trăm cột điện bị gãy, đổ.

Chu tich tinh Thua Thien - Hue: Can lam ro chat luong cot dien
Một cột điện bị gãy ở TP Huế. Ảnh: Đoàn Nguyên. 

Người dân bỏ phiếu về việc thành lập TP Thủ Đức

Dự kiến 19h ngày 3/10, quận 2, quận 9, quận Thủ Đức sẽ hoàn tất việc lấy ý kiến người dân về đề án thành lập TP Thủ Đức và tên gọi của đơn vị hành chính mới.

Sáng 3/10, người dân quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức (TP.HCM) bắt đầu bỏ phiếu đóng góp ý kiến cho đề án thành lập TP Thủ Đức và đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã tại TP.HCM.

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Quận ủy Thủ Đức, cho biết việc bỏ phiếu được tổ chức từ 7h sáng nay tại 73 khu phố thuộc 12 phường của quận. Chỉ sau 3 giờ thực hiện, 10 khu phố đã hoàn tất việc lấy phiếu và ý kiến đóng góp của người dân.